“Sẽ ưu tiên vốn đầu tư vào hạ tầng”
"Cơ sở hạ tầng là vấn đề nóng bỏng hiện nay, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn để giải quyết"
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng nói việc ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án hạ tầng là một bước chuẩn bị cho giai đoạn bứt phá về kinh tế trong những năm tiếp theo.
Vì sao chúng ta lại ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vào thời điểm này?
Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sự cụ thể hóa các kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010. Danh mục này đã được xây dựng và cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế và sẽ được sử dụng như là tài liệu chính thức để vận động, xúc tiến đầu tư.
Đây không chỉ là danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn ra mà còn là danh mục đã cập nhật tình hình từ các bộ ngành và các địa phương cho nên tính khả thi của nó rất cao và do đó chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Danh mục tập trung vào các mảng như công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên điểm nhấn quan trọng nhất vẫn là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là vấn đề nóng bỏng hiện nay, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn để giải quyết. Áp lực về cải thiện hạ tầng đã trở nên rõ ràng trong thời gian qua và Chính phủ mong muốn các nhà đầu tư sẽ tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Nếu không phát triển hạ tầng thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
Trước khi ban hành danh mục này, chúng ta cũng đã từng có các danh mục khác tương tự. Bản thân các bộ ngành hay các địa phương cũng có danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài riêng. Như vậy danh mục mới có gì khác?
Xin nhấn mạnh là danh mục dự án được xây dựng dựa trên tình hình thực tế hiện nay và kế thừa các danh mục dự án đã có. Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư là để nhà đầu tư tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Không nên quan niệm danh mục dự án như một dạng quy hoạch cứng nhắc. Thực tiễn hoạt động đầu tư nước ngoài lâu nay cho thấy rất nhiều trường hợp ý muốn của cơ quan quản lý nhà nước không trùng với ý muốn của nhà đầu tư.
Mặc dù chúng ta dự kiến đặt dự án này ở tỉnh A, song nhà đầu tư lại muốn làm ở tỉnh B. Chính vì vậy mà sau này khi tiến hành kêu gọi đầu tư, chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như xem xét nguyện vọng của nhà đầu tư chứ không thực hiện một cách cứng nhắc. Sẽ có sự điều hành một cách linh hoạt. Nếu nhà đầu tư muốn làm với quy mô lớn hơn so với dự kiến của chúng ta thì cũng sẽ không hạn chế.
Hiện nay một số bộ ngành và địa phương đã có các danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đã được phê duyệt thì vẫn sẽ tiếp tục các chương trình, kế hoạch vận động đầu tư đã và đang làm.
Điều mà các nhà đầu tư chờ đợi hiện nay không chỉ là danh mục dự án mà còn là việc giải quyết các khó khăn vướng mắc trên thực tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung giải quyết các vướng mắc này như thế nào?
Các vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài chủ yếu là từ các cam kết gia nhập WTO. Cụ thể, các địa phương hiện nay dù đã được quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư song lại chưa được hướng dẫn về việc thực thi các cam kết như thế nào cho phù hợp.
Gần đây, một số nhà đầu tư đệ trình các dự án có liên quan đến các cam kết như vậy và địa phương không giải quyết được, sau đó phải trình xin ý kiến nhiều bộ ngành, dẫn đến việc thời gian thẩm định và cấp phép kéo dài. Điển hình nhất là các trường hợp liên quan đến quyền phân phối của các doanh nghiệp mới thành lập.
Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư kêu ca, cho rằng Việt Nam không nghiêm túc thực hiện các cam kết. Ngoài ra, trong thực tế thực thi Luật Đầu tư mới cũng có một số điểm phát sinh cần được giải quyết. Chẳng hạn, hiện vẫn thiếu các hướng dẫn cụ thể về một số vấn đề dù đã được đưa vào Nghị định 108 hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư.
Đó là lý do tại sao chúng tôi đang phải xây dựng một nghị định mới để cụ thể hóa các cam kết WTO đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tôi tin chắc rằng với nghị định mới trong đó các cam kết được cụ thể hóa thì tình trạng này sẽ được khắc phục. Một thông tư hướng dẫn một số nội dung chưa rõ ràng, cụ thể tại Nghị định 108 cũng sẽ sớm được ban hành.
Vì sao chúng ta lại ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vào thời điểm này?
Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sự cụ thể hóa các kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010. Danh mục này đã được xây dựng và cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế và sẽ được sử dụng như là tài liệu chính thức để vận động, xúc tiến đầu tư.
Đây không chỉ là danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn ra mà còn là danh mục đã cập nhật tình hình từ các bộ ngành và các địa phương cho nên tính khả thi của nó rất cao và do đó chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Danh mục tập trung vào các mảng như công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên điểm nhấn quan trọng nhất vẫn là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là vấn đề nóng bỏng hiện nay, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn để giải quyết. Áp lực về cải thiện hạ tầng đã trở nên rõ ràng trong thời gian qua và Chính phủ mong muốn các nhà đầu tư sẽ tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Nếu không phát triển hạ tầng thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
Trước khi ban hành danh mục này, chúng ta cũng đã từng có các danh mục khác tương tự. Bản thân các bộ ngành hay các địa phương cũng có danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài riêng. Như vậy danh mục mới có gì khác?
Xin nhấn mạnh là danh mục dự án được xây dựng dựa trên tình hình thực tế hiện nay và kế thừa các danh mục dự án đã có. Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư là để nhà đầu tư tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Không nên quan niệm danh mục dự án như một dạng quy hoạch cứng nhắc. Thực tiễn hoạt động đầu tư nước ngoài lâu nay cho thấy rất nhiều trường hợp ý muốn của cơ quan quản lý nhà nước không trùng với ý muốn của nhà đầu tư.
Mặc dù chúng ta dự kiến đặt dự án này ở tỉnh A, song nhà đầu tư lại muốn làm ở tỉnh B. Chính vì vậy mà sau này khi tiến hành kêu gọi đầu tư, chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như xem xét nguyện vọng của nhà đầu tư chứ không thực hiện một cách cứng nhắc. Sẽ có sự điều hành một cách linh hoạt. Nếu nhà đầu tư muốn làm với quy mô lớn hơn so với dự kiến của chúng ta thì cũng sẽ không hạn chế.
Hiện nay một số bộ ngành và địa phương đã có các danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đã được phê duyệt thì vẫn sẽ tiếp tục các chương trình, kế hoạch vận động đầu tư đã và đang làm.
Điều mà các nhà đầu tư chờ đợi hiện nay không chỉ là danh mục dự án mà còn là việc giải quyết các khó khăn vướng mắc trên thực tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung giải quyết các vướng mắc này như thế nào?
Các vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài chủ yếu là từ các cam kết gia nhập WTO. Cụ thể, các địa phương hiện nay dù đã được quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư song lại chưa được hướng dẫn về việc thực thi các cam kết như thế nào cho phù hợp.
Gần đây, một số nhà đầu tư đệ trình các dự án có liên quan đến các cam kết như vậy và địa phương không giải quyết được, sau đó phải trình xin ý kiến nhiều bộ ngành, dẫn đến việc thời gian thẩm định và cấp phép kéo dài. Điển hình nhất là các trường hợp liên quan đến quyền phân phối của các doanh nghiệp mới thành lập.
Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư kêu ca, cho rằng Việt Nam không nghiêm túc thực hiện các cam kết. Ngoài ra, trong thực tế thực thi Luật Đầu tư mới cũng có một số điểm phát sinh cần được giải quyết. Chẳng hạn, hiện vẫn thiếu các hướng dẫn cụ thể về một số vấn đề dù đã được đưa vào Nghị định 108 hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư.
Đó là lý do tại sao chúng tôi đang phải xây dựng một nghị định mới để cụ thể hóa các cam kết WTO đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tôi tin chắc rằng với nghị định mới trong đó các cam kết được cụ thể hóa thì tình trạng này sẽ được khắc phục. Một thông tư hướng dẫn một số nội dung chưa rõ ràng, cụ thể tại Nghị định 108 cũng sẽ sớm được ban hành.