Sếp Tasco: “Thu phí tự động như miếng xương, làm mới thấy sai lầm”
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tasco cho rằng đầu tư làm thu phí tự động không dừng rất rủi ro, như miếng xương khó nhằn
Sáng 26/4, Công ty Cổ phần Tasco (mã HUT) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.
“Trùm BOT” chuyển hướng sang y tế, bất động sản
Báo cáo về kết quả kinh doanh, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tasco, cho hay, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất năm 2016 của Tasco đạt 2.960 tỷ đồng, tương đương 123% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 31% so với năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế đạt 403 tỷ đồng, tương đương 106% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 151% so với năm 2015.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng so với năm 2015 chủ yếu là do công ty đã thực hiện bàn giao nhà cho khách hàng tại dự án khu nhà ở sinh thái Xuân Phương (Foresa Villa).
Về định hướng chiến lược năm 2017 - 2022, ông Dũng cho biết sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: đầu tư bất động sản, đầu tư y tế và công nghệ.
Về đầu tư bất động sản, theo ông Dũng, công ty sẽ lấy năng lực lõi là chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông để đầu tư bất động sản theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Tìm kiếm cơ hội đầu tư về bất động sản ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Hiện, Tasco đang thực hiện dự án nhà ở Bộ Ngoại giao 48 Trần Duy Hưng quy mô lớn với doanh thu dự kiến là trên 1.000 tỷ đồng. Dự án thứ hai là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao đường 70) theo hình thức BT. Thực hiện dự án này, theo Tasco, Tp.Hà Nội sẽ trả cho công ty khu đất sát Xuân Phương gần đường Lê Đức Thọ chỗ trụ sở Bộ Ngoại giao mới.
Tasco cho biết sắp tới cũng sẽ tập trung chiến lược mua lại đất, làm nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp.
Đối với lĩnh vực y tế, công ty sẽ tập trung mảng chăm sóc sức khoẻ của người dân và dự án Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chính là tiền đề. Tiến tới nghiên cứu tiếp tục triển khai nhiều dự án bệnh viện khác như bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 đã được UBND Tp. Hà Nội chấp thuận…
“Chúng tôi kiên trì theo đuổi lĩnh vực y tế. Kế hoạch đặt ra của Tasco sẽ là đầu tư bệnh viện riêng tư nhân của mình kết hợp với việc xây dựng bệnh viện công”, ông Dũng khẳng định.
Ngoài ra, Tasco cũng hướng vào phát triển lĩnh vực công nghệ trên nền tảng thu phí không dừng và mở rộng sang phát triển hệ thống thu phí giao thông thông minh...
Sai lầm khi đầu tư vào thu phí tự động không dừng?
Trong Quyết định số 4390 của Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt, dự án thu phí tự động không dừng (giai đoạn 1) áp dụng đối với 28 trạm thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và Quốc lộ 1. Liên danh Tasco - VETC được chỉ định làm nhà đầu tư với tổng mức 1.524 tỷ đồng.
Về tiến độ, ông Phạm Quang Dũng cho hay, hiện Tasco đã lắp cửa thu phí tự động không dừng tại 8 trạm, vận hành thương mại 5 trạm. Theo kế hoạch, năm 2017, Tasco sẽ hoàn tất 28 trạm lắp hai làn đầu tiên. Đến năm 2018 sẽ lắp hai làn tiếp theo và 2019 sẽ lắp tất cả các cửa thu phí tự động.
Đối với 70 trạm còn lại trên toàn quốc, công ty sẽ cố gắng mở rộng, đồng thời, làm việc với UBND Tp.HCM, dự kiến tháng 9 tới sẽ lắp các cửa thu phí tự động ở Thành phố này.
Đối với mức phí thu phí, hiện nhiều nhà đầu tư BOT cho rằng, mức phí thu mà Tasco đưa ra 8%-10%/tổng doanh thu của trạm thu phí là quá cao.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Dũng khẳng định Bộ đưa ra mức trên phù hợp với điều kiện 28 trạm này để thu hồi vốn. Mức phí này không phải nhà đầu tư được hưởng, mà để phục vụ cho việc bảo trì, khấu hao và vận hành. Toàn bộ thu phí nhà nước kiểm soát chứ không phải nhà đầu tư muốn dùng thu phí này để chi gì thì chi.
Theo ông Dũng, trong hợp đồng thu phí tự động - không dừng với Bộ Giao thông Vận tải là rất khắt khe, không khác gì hợp đồng BOT, nhà đầu tư tham gia đầu tư thu phí tự động không dừng chỉ được hưởng lợi nhuận 11,5% trên vốn chủ sở hữu của mình, cũng như nhà đầu tư BOT. Ngoài ra, không có lợi nhuận nào khác.
“Chúng tôi hưởng 11,5% trên vốn chủ sở hữu. Thực ra mà nói với công nghệ là quá thấp. Nếu là công ty công nghệ kinh doanh lợi nhuận phải trên dưới 20-30%. Thấp nhưng chúng tôi vẫn làm vì chưa thấy cái gì cao hơn và có khả thi hơn thì làm thôi. Thị trường Việt Nam khó khăn thế. Nhưng quả thực vào làm rồi mới thấy sai lầm, mới thấy là xương xẩu, rất rủi ro”, ông Dũng khẳng định và cho biết thêm, nhiều nhà đầu tư BOT không chịu hợp tác với Tasco lắp đặt trạm thu phí vì nhiều lý do "tế nhị" khác nhau...
Đối với các dự án BOT, ông Dũng cũng khẳng định vẫn tiếp tục đầu tư vào các dự án hiệu quả, kiểm soát được rủi ro, có doanh thu ổn định để đảm bảo cân đối tài chính.
“Trùm BOT” chuyển hướng sang y tế, bất động sản
Báo cáo về kết quả kinh doanh, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tasco, cho hay, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất năm 2016 của Tasco đạt 2.960 tỷ đồng, tương đương 123% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 31% so với năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế đạt 403 tỷ đồng, tương đương 106% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 151% so với năm 2015.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng so với năm 2015 chủ yếu là do công ty đã thực hiện bàn giao nhà cho khách hàng tại dự án khu nhà ở sinh thái Xuân Phương (Foresa Villa).
Về định hướng chiến lược năm 2017 - 2022, ông Dũng cho biết sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: đầu tư bất động sản, đầu tư y tế và công nghệ.
Về đầu tư bất động sản, theo ông Dũng, công ty sẽ lấy năng lực lõi là chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông để đầu tư bất động sản theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Tìm kiếm cơ hội đầu tư về bất động sản ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Hiện, Tasco đang thực hiện dự án nhà ở Bộ Ngoại giao 48 Trần Duy Hưng quy mô lớn với doanh thu dự kiến là trên 1.000 tỷ đồng. Dự án thứ hai là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao đường 70) theo hình thức BT. Thực hiện dự án này, theo Tasco, Tp.Hà Nội sẽ trả cho công ty khu đất sát Xuân Phương gần đường Lê Đức Thọ chỗ trụ sở Bộ Ngoại giao mới.
Tasco cho biết sắp tới cũng sẽ tập trung chiến lược mua lại đất, làm nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp.
Đối với lĩnh vực y tế, công ty sẽ tập trung mảng chăm sóc sức khoẻ của người dân và dự án Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chính là tiền đề. Tiến tới nghiên cứu tiếp tục triển khai nhiều dự án bệnh viện khác như bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 đã được UBND Tp. Hà Nội chấp thuận…
“Chúng tôi kiên trì theo đuổi lĩnh vực y tế. Kế hoạch đặt ra của Tasco sẽ là đầu tư bệnh viện riêng tư nhân của mình kết hợp với việc xây dựng bệnh viện công”, ông Dũng khẳng định.
Ngoài ra, Tasco cũng hướng vào phát triển lĩnh vực công nghệ trên nền tảng thu phí không dừng và mở rộng sang phát triển hệ thống thu phí giao thông thông minh...
Sai lầm khi đầu tư vào thu phí tự động không dừng?
Trong Quyết định số 4390 của Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt, dự án thu phí tự động không dừng (giai đoạn 1) áp dụng đối với 28 trạm thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và Quốc lộ 1. Liên danh Tasco - VETC được chỉ định làm nhà đầu tư với tổng mức 1.524 tỷ đồng.
Về tiến độ, ông Phạm Quang Dũng cho hay, hiện Tasco đã lắp cửa thu phí tự động không dừng tại 8 trạm, vận hành thương mại 5 trạm. Theo kế hoạch, năm 2017, Tasco sẽ hoàn tất 28 trạm lắp hai làn đầu tiên. Đến năm 2018 sẽ lắp hai làn tiếp theo và 2019 sẽ lắp tất cả các cửa thu phí tự động.
Đối với 70 trạm còn lại trên toàn quốc, công ty sẽ cố gắng mở rộng, đồng thời, làm việc với UBND Tp.HCM, dự kiến tháng 9 tới sẽ lắp các cửa thu phí tự động ở Thành phố này.
Đối với mức phí thu phí, hiện nhiều nhà đầu tư BOT cho rằng, mức phí thu mà Tasco đưa ra 8%-10%/tổng doanh thu của trạm thu phí là quá cao.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Dũng khẳng định Bộ đưa ra mức trên phù hợp với điều kiện 28 trạm này để thu hồi vốn. Mức phí này không phải nhà đầu tư được hưởng, mà để phục vụ cho việc bảo trì, khấu hao và vận hành. Toàn bộ thu phí nhà nước kiểm soát chứ không phải nhà đầu tư muốn dùng thu phí này để chi gì thì chi.
Theo ông Dũng, trong hợp đồng thu phí tự động - không dừng với Bộ Giao thông Vận tải là rất khắt khe, không khác gì hợp đồng BOT, nhà đầu tư tham gia đầu tư thu phí tự động không dừng chỉ được hưởng lợi nhuận 11,5% trên vốn chủ sở hữu của mình, cũng như nhà đầu tư BOT. Ngoài ra, không có lợi nhuận nào khác.
“Chúng tôi hưởng 11,5% trên vốn chủ sở hữu. Thực ra mà nói với công nghệ là quá thấp. Nếu là công ty công nghệ kinh doanh lợi nhuận phải trên dưới 20-30%. Thấp nhưng chúng tôi vẫn làm vì chưa thấy cái gì cao hơn và có khả thi hơn thì làm thôi. Thị trường Việt Nam khó khăn thế. Nhưng quả thực vào làm rồi mới thấy sai lầm, mới thấy là xương xẩu, rất rủi ro”, ông Dũng khẳng định và cho biết thêm, nhiều nhà đầu tư BOT không chịu hợp tác với Tasco lắp đặt trạm thu phí vì nhiều lý do "tế nhị" khác nhau...
Đối với các dự án BOT, ông Dũng cũng khẳng định vẫn tiếp tục đầu tư vào các dự án hiệu quả, kiểm soát được rủi ro, có doanh thu ổn định để đảm bảo cân đối tài chính.