Siết chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên
Căng thẳng về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục gia tăng
Sau khi Liên hiệp quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thử hạt nhân lần hai, nhiều tài khoản của nước này đã bị phong tỏa.
Nhật Bản đã đóng cửa mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên và các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rút khỏi Khu công nghiệp Gaesung.
Kinh tế Triều Tiên vốn đã khó khăn sau nhiều năm trì trệ và bị cấm vận, hiện càng khó khăn hơn bởi lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc và biện pháp trả đũa của các nước láng giềng.
Thêm khó về tài chính
Nghị quyết 1874 được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua ngày 12/6 vừa qua, yêu cầu các nước siết chặt biện pháp trừng phạt đã được áp đặt sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên tháng 10/2006.
Theo đó, ngăn chặn các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính hoặc chuyển bất cứ khoản tiền và tài sản nào có thể giúp cho các chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên.
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc vừa cho biết, Seoul đã trao cho Mỹ chi tiết khoảng 10 - 20 tài khoản của Triều Tiên tại Trung Quốc, Thụy Sĩ và một số nơi khác. Các tài khoản này bị nghi ngờ được sử dụng để tiến hành các giao dịch liên quan đến các hoạt động buôn ma túy, rửa tiền và làm tiền giả.
Báo chí Hàn Quốc hôm qua cho biết, Triều Tiên đang nhanh chóng rút tiền khỏi các tài khoản ở Ma Cao và một số nơi khác do lo ngại những tài khoản này sẽ bị phong tỏa. Hầu hết các tài khoản này do các công ty thương mại, cá nhân đứng tên.
Nhật Bản vừa quyết định tăng cường các biện pháp cấm vận đối với Triều Tiên. Theo đó, cấm mọi hoạt động xuất khẩu sang Bình Nhưỡng, chính thức đóng cửa mọi hoạt động thương mại giữa hai nước. Bộ Thương mại Nhật Bản thông báo quyết định nói trên đã được nội các nước này thông qua ngày 16/6 và lệnh cấm, được áp dụng đối với mọi mặt hàng, sẽ có hiệu lực từ nay cho đến hết ngày 13/4/2010.
Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần đầu tiên năm 2006, Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu mọi hàng hoá từ Triều Tiên cũng như cấm các hoạt động xuất nhập cảnh với Triều Tiên (trừ trường hợp đặc biệt).
Ngoài ra, Nhật Bản cũng cấm mọi tàu quốc tịch Triều Tiên cập cảng nước này. Nhật cũng đã siết chặt các quy định về chuyển tiền cho Triều Tiên.
Khủng hoảng ở Gaesung
Tình hình căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng đang gây thiệt hại lớn cho cả Hàn Quốc và Triều Tiên khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rời khỏi Khu công nghiệp Gaesung, vốn là biểu tượng của sự hòa giải liên Triều, được xây trên đất Triều Tiên.
Hiệp hội Các công ty thuê đất tại Khu công nghiệp Gaesung cho biết, ngày càng nhiều công ty thành viên xem xét rút khỏi khu công nghiệp này hoặc chuyển địa điểm đến Trung Quốc hay Đông Nam Á.
Hôm 17/6, Ban thư ký Hiệp hội ra thông báo cho thấy, nhiều công ty đang gặp khó khăn do một số lượng khổng lồ các đơn đặt hàng bị hủy bỏ sau vụ thử hạt nhân của miền Bắc cũng như những hạn chế đi lại qua biên giới hai miền. Những công ty trước đây ổn định về tài chính thì nay phải đối mặt với khủng hoảng do quan hệ liên Triều căng thẳng. Các công ty này đang kêu gọi chính phủ giúp đỡ.
Cuộc đàm phán tuần qua giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc về tương lai Khu công nghiệp Gaesung đã kết thúc trong căng thẳng. Tại cuộc họp, Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc trả phí thuê đất 500 triệu USD ở Gaesung, đồng thời tăng lương cho công nhân Triều Tiên làm việc tại Khu công nghiệp này từ mức khoảng 75 USD hiện nay lên 300 USD/tháng.
Trong khi đó, trọng tâm của Hàn Quốc tại cuộc đàm phán lần này là yêu cầu Triều Tiên trả tự do cho một công dân bị Triều Tiên bắt giữ ngày 17/3.
Căng thẳng về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục gia tăng. Báo "Minju Choson" của Triều Tiên vừa đăng xã luận nêu rõ, Triều Tiên sẽ không từ bỏ khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân cho đến khi loại trừ được mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ.
Giới chức Seoul và Washington đã dự báo khả năng Bình Nhưỡng sẽ đồng thời phóng thử hai quả tên lửa tầm xa. Trước mối đe dọa này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa cam kết Mỹ sẽ sử dụng “ô hạt nhân” để bảo vệ Hàn Quốc.
Nhật Bản đã đóng cửa mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên và các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rút khỏi Khu công nghiệp Gaesung.
Kinh tế Triều Tiên vốn đã khó khăn sau nhiều năm trì trệ và bị cấm vận, hiện càng khó khăn hơn bởi lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc và biện pháp trả đũa của các nước láng giềng.
Thêm khó về tài chính
Nghị quyết 1874 được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua ngày 12/6 vừa qua, yêu cầu các nước siết chặt biện pháp trừng phạt đã được áp đặt sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên tháng 10/2006.
Theo đó, ngăn chặn các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính hoặc chuyển bất cứ khoản tiền và tài sản nào có thể giúp cho các chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên.
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc vừa cho biết, Seoul đã trao cho Mỹ chi tiết khoảng 10 - 20 tài khoản của Triều Tiên tại Trung Quốc, Thụy Sĩ và một số nơi khác. Các tài khoản này bị nghi ngờ được sử dụng để tiến hành các giao dịch liên quan đến các hoạt động buôn ma túy, rửa tiền và làm tiền giả.
Báo chí Hàn Quốc hôm qua cho biết, Triều Tiên đang nhanh chóng rút tiền khỏi các tài khoản ở Ma Cao và một số nơi khác do lo ngại những tài khoản này sẽ bị phong tỏa. Hầu hết các tài khoản này do các công ty thương mại, cá nhân đứng tên.
Nhật Bản vừa quyết định tăng cường các biện pháp cấm vận đối với Triều Tiên. Theo đó, cấm mọi hoạt động xuất khẩu sang Bình Nhưỡng, chính thức đóng cửa mọi hoạt động thương mại giữa hai nước. Bộ Thương mại Nhật Bản thông báo quyết định nói trên đã được nội các nước này thông qua ngày 16/6 và lệnh cấm, được áp dụng đối với mọi mặt hàng, sẽ có hiệu lực từ nay cho đến hết ngày 13/4/2010.
Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần đầu tiên năm 2006, Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu mọi hàng hoá từ Triều Tiên cũng như cấm các hoạt động xuất nhập cảnh với Triều Tiên (trừ trường hợp đặc biệt).
Ngoài ra, Nhật Bản cũng cấm mọi tàu quốc tịch Triều Tiên cập cảng nước này. Nhật cũng đã siết chặt các quy định về chuyển tiền cho Triều Tiên.
Khủng hoảng ở Gaesung
Tình hình căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng đang gây thiệt hại lớn cho cả Hàn Quốc và Triều Tiên khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rời khỏi Khu công nghiệp Gaesung, vốn là biểu tượng của sự hòa giải liên Triều, được xây trên đất Triều Tiên.
Hiệp hội Các công ty thuê đất tại Khu công nghiệp Gaesung cho biết, ngày càng nhiều công ty thành viên xem xét rút khỏi khu công nghiệp này hoặc chuyển địa điểm đến Trung Quốc hay Đông Nam Á.
Hôm 17/6, Ban thư ký Hiệp hội ra thông báo cho thấy, nhiều công ty đang gặp khó khăn do một số lượng khổng lồ các đơn đặt hàng bị hủy bỏ sau vụ thử hạt nhân của miền Bắc cũng như những hạn chế đi lại qua biên giới hai miền. Những công ty trước đây ổn định về tài chính thì nay phải đối mặt với khủng hoảng do quan hệ liên Triều căng thẳng. Các công ty này đang kêu gọi chính phủ giúp đỡ.
Cuộc đàm phán tuần qua giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc về tương lai Khu công nghiệp Gaesung đã kết thúc trong căng thẳng. Tại cuộc họp, Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc trả phí thuê đất 500 triệu USD ở Gaesung, đồng thời tăng lương cho công nhân Triều Tiên làm việc tại Khu công nghiệp này từ mức khoảng 75 USD hiện nay lên 300 USD/tháng.
Trong khi đó, trọng tâm của Hàn Quốc tại cuộc đàm phán lần này là yêu cầu Triều Tiên trả tự do cho một công dân bị Triều Tiên bắt giữ ngày 17/3.
Căng thẳng về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục gia tăng. Báo "Minju Choson" của Triều Tiên vừa đăng xã luận nêu rõ, Triều Tiên sẽ không từ bỏ khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân cho đến khi loại trừ được mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ.
Giới chức Seoul và Washington đã dự báo khả năng Bình Nhưỡng sẽ đồng thời phóng thử hai quả tên lửa tầm xa. Trước mối đe dọa này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa cam kết Mỹ sẽ sử dụng “ô hạt nhân” để bảo vệ Hàn Quốc.