Singapore “nuôi mộng” thành sàn vàng toàn cầu
Deutsche Bank mở hầm vàng lớn thứ nhì trên thế giới của nhà băng này tại Singapore
Đảo quốc có diện tích nhỏ bé Singapore đã vươn mình trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Giờ đây, nước này lại đặt mục tiêu trở thành một trung tâm giao dịch vàng toàn cầu.
Singapore đã đạt một bước tiến lớn tới mục tiêu trên khi cách đây ít hôm, ngân hàng lớn nhất của Đức là Deutsche Bank mở hầm vàng lớn thứ nhì trên thế giới của nhà băng này tại quốc đảo sư tử.
“Nếu nhìn vào những nơi cất giữ vàng hàng đầu thế giới hiện nay như London, Zurich và New York, sẽ thấy sự tập trung nằm ở phươngTây. Việc Deutsche Bank mở hầm vàng ở Singapore thực sự đã tạo ra sự thay đổi. Đó là câu chuyện về sự phát triển của các cơ sở cất giữ vàng”, ông Mark Smallwood, một nhà quản lý thuộc công ty quản lý tài sản Deutsche Asset & Wealth Management thuộc ngân hàng Deutsche Bank, nhận xét.
Hầm vàng của Deutsche Bank tại Singapore có khả năng chứa 200 tấn vàng. Hầm vàng này được mở sau khi Chính phủ Singapore tuyên bố bãi bỏ thuế tiêu thụ đối với vàng vào tháng 10 năm ngoái.
Trước Deutsche Bank, một số tổ chức đã mở hầm vàng ở Singapore. Kho vàng của ngân hàng JPMorgan mở cửa tại đây vào năm 2010. Tháng 4 vừa qua, công ty giao dịch kim loại quý trực tuyến Bullion Vault cũng mở một hầm vàng tại nước này.
Singapore hiện đã giữ vai trò một trung tâm quản lý tài sản phát triển với tốc độ nhanh chóng nhất trên thế giới. Số tài sản tư nhân được quản lý tại các cơ sở ở nước này đã lên tới 550 tỷ USD, theo số liệu của hãng nghiên cứu WealthInsight.
Mục tiêu trở thành trung tâm giao dịch vàng thế giới của Singapore là hoàn toàn trong tầm tay. Theo tổ chức thương mại International Enterprise Singapore, quốc đảo này muốn tăng thị phần trên thị trường vàng toàn cầu lên mức 10-15% trong thập kỷ tới từ mức 2% hiện nay.
Để đạt được mục tiêu đó, một cơ sở cất giữ vàng có mức độ an ninh cao mang tên Singapore Freeport đã được mở vào năm 2010. Cơ sở này có chỗ để các công ty quản lý tài sản thuê làm chỗ giữ vàng cho khách hàng.
Theo ông Smallwood, Singapore Freeport là một trong những cơ sở cất giữ và hậu cần cho vàng hàng đầu trên thế giới. Hầm vàng mà Deutsche Bank tuyên bố mở mới đây được đặt trong cơ sở này.
Cũng theo ông Smallwood, hầm vàng của Deutsche Bank tại Singapore hướng tới các khách hàng tổ chức và tư nhân trong bối cảnh nhu cầu vàng vật chất ở khu vực vẫn ở mức cao. “Các nhà đầu tư châu Á rất ưa chuộng vàng, và một lý do dẫn tới thực tế này là giá vàng đã tăng liên tục trong thập kỷ qua”, ông Smallwood nói. Ông Smallwood nhấn mạnh, giá vàng đã tăng từ mức khoảng 250 USD/oz vào năm 2002 lên mức đỉnh 1.900 USD/oz vào năm 2011, trước khi giảm về dưới mức 1.400 USD/oz hiện nay.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới đã giảm trên 17% khi các quỹ tín thác (ETF) liên tục bán ròng vàng và đồng USD có xu hướng mạnh lên. Theo nhà phân tích thị trường hàng hóa cơ bản Tom Price thuộc ngân hàng UBS, đợt giảm giá vàng gần đây đã dẫn tới sự chuyển hướng trong cách thức mà giới đầu tư nắm giữ vàng.
“Việc Deutsche Bank mở hầm vàng cho thấy một sự dịch chuyển trên thị trường trong mấy tháng qua. Trong đó, nhiều người lo ngại với việc nắm giữ cổ phiếu vàng trong các ETF và chuyển sang nắm vàng vật chất”, ông Price nói.
Ông Smallwood đồng tình với quan điểm này và nói rằng, các khách hàng hiện muốn vàng của họ là vàng thỏi, được cất giữ trong hầm vàng.
Singapore đã đạt một bước tiến lớn tới mục tiêu trên khi cách đây ít hôm, ngân hàng lớn nhất của Đức là Deutsche Bank mở hầm vàng lớn thứ nhì trên thế giới của nhà băng này tại quốc đảo sư tử.
“Nếu nhìn vào những nơi cất giữ vàng hàng đầu thế giới hiện nay như London, Zurich và New York, sẽ thấy sự tập trung nằm ở phươngTây. Việc Deutsche Bank mở hầm vàng ở Singapore thực sự đã tạo ra sự thay đổi. Đó là câu chuyện về sự phát triển của các cơ sở cất giữ vàng”, ông Mark Smallwood, một nhà quản lý thuộc công ty quản lý tài sản Deutsche Asset & Wealth Management thuộc ngân hàng Deutsche Bank, nhận xét.
Hầm vàng của Deutsche Bank tại Singapore có khả năng chứa 200 tấn vàng. Hầm vàng này được mở sau khi Chính phủ Singapore tuyên bố bãi bỏ thuế tiêu thụ đối với vàng vào tháng 10 năm ngoái.
Trước Deutsche Bank, một số tổ chức đã mở hầm vàng ở Singapore. Kho vàng của ngân hàng JPMorgan mở cửa tại đây vào năm 2010. Tháng 4 vừa qua, công ty giao dịch kim loại quý trực tuyến Bullion Vault cũng mở một hầm vàng tại nước này.
Singapore hiện đã giữ vai trò một trung tâm quản lý tài sản phát triển với tốc độ nhanh chóng nhất trên thế giới. Số tài sản tư nhân được quản lý tại các cơ sở ở nước này đã lên tới 550 tỷ USD, theo số liệu của hãng nghiên cứu WealthInsight.
Mục tiêu trở thành trung tâm giao dịch vàng thế giới của Singapore là hoàn toàn trong tầm tay. Theo tổ chức thương mại International Enterprise Singapore, quốc đảo này muốn tăng thị phần trên thị trường vàng toàn cầu lên mức 10-15% trong thập kỷ tới từ mức 2% hiện nay.
Để đạt được mục tiêu đó, một cơ sở cất giữ vàng có mức độ an ninh cao mang tên Singapore Freeport đã được mở vào năm 2010. Cơ sở này có chỗ để các công ty quản lý tài sản thuê làm chỗ giữ vàng cho khách hàng.
Theo ông Smallwood, Singapore Freeport là một trong những cơ sở cất giữ và hậu cần cho vàng hàng đầu trên thế giới. Hầm vàng mà Deutsche Bank tuyên bố mở mới đây được đặt trong cơ sở này.
Cũng theo ông Smallwood, hầm vàng của Deutsche Bank tại Singapore hướng tới các khách hàng tổ chức và tư nhân trong bối cảnh nhu cầu vàng vật chất ở khu vực vẫn ở mức cao. “Các nhà đầu tư châu Á rất ưa chuộng vàng, và một lý do dẫn tới thực tế này là giá vàng đã tăng liên tục trong thập kỷ qua”, ông Smallwood nói. Ông Smallwood nhấn mạnh, giá vàng đã tăng từ mức khoảng 250 USD/oz vào năm 2002 lên mức đỉnh 1.900 USD/oz vào năm 2011, trước khi giảm về dưới mức 1.400 USD/oz hiện nay.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới đã giảm trên 17% khi các quỹ tín thác (ETF) liên tục bán ròng vàng và đồng USD có xu hướng mạnh lên. Theo nhà phân tích thị trường hàng hóa cơ bản Tom Price thuộc ngân hàng UBS, đợt giảm giá vàng gần đây đã dẫn tới sự chuyển hướng trong cách thức mà giới đầu tư nắm giữ vàng.
“Việc Deutsche Bank mở hầm vàng cho thấy một sự dịch chuyển trên thị trường trong mấy tháng qua. Trong đó, nhiều người lo ngại với việc nắm giữ cổ phiếu vàng trong các ETF và chuyển sang nắm vàng vật chất”, ông Price nói.
Ông Smallwood đồng tình với quan điểm này và nói rằng, các khách hàng hiện muốn vàng của họ là vàng thỏi, được cất giữ trong hầm vàng.