Số dư tiền gửi tại ngân hàng bất ngờ tăng mạnh
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng bất ngờ tăng mạnh, cả bằng VND lẫn ngoại tệ
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng bất ngờ tăng mạnh, cả bằng VND lẫn ngoại tệ.
Theo nguồn tin Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trong tháng 8 vừa qua đã có những chuyển động mới đáng chú ý.
Cụ thể, thông tin công bố cho thấy tổng số dư tiền gửi vào hệ thống đã bất ngờ tăng mạnh, thay vì sụt giảm trong tháng trước đó.
Tính đến 19/8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 3,04% so với tháng trước; trong đó tiền gửi bằng VND tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,81%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.
Do số liệu cập nhật và công bố từ Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay không thống nhất về thời điểm để so sánh cụ thể, nhưng dữ liệu trên cho thấy một mức tăng rất mạnh, cả về tổng số dư và các loại tiền gửi.
Trước đó, thống kê đến 20/7 so với tháng liền trước cho thấy cả huy động và cho vay của hệ thống đều sụt giảm. Riêng huy động bằng ngoại tệ đã liên tục giảm mạnh từ tháng 6 đến tháng 7, nhưng nay đã tăng mạnh trở lại - một tín hiệu cần xem xét thêm bên cạnh dấu hiệu căng thẳng tỷ giá USD/VND cũng đang trở lại.
Đáng chú ý là tổng số dư tiền gửi đến 19/8 so với cuối năm trước ước tăng 8,44%, là một thay đổi lớn, tích cực khi có tốc độ cao hơn tăng trưởng tín dụng trong cùng kỳ so sánh. Theo nguồn Ngân hàng Nhà nước, so với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 19/8 ước tăng 8,15%. Sự tích cực của tăng trưởng huy động vốn trong tháng 8 cũng được đặt trong bối cảnh thị trường vàng nhiều biến động mạnh.
Tính đến 19/8, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,59% so với tháng trước; trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,05%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,82%. Tín dụng bằng VND giảm và bằng ngoại tệ tiếp tục tăng là kết quả không bất ngờ, bởi đã thể hiện rõ trong thời gian qua, khi lãi suất vay vốn bằng VND vẫn quá cao, trong khi lãi suất vay ngoại tệ ở mức thấp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/9 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, đến nay tăng trưởng dư nợ thực tế (tính cả các khoản đầu tư) của hệ thống ngân hàng đã khoảng 11,7%.
Qua dữ liệu công bố trên, tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã có sự cải thiện. Điều này là một thuận lợi đặt trong định hướng giảm lãi suất cho vay mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, cũng như trong cam kết thực hiện của các ngân hàng thương mại lớn từ giữa tháng 9 này.
Theo nguồn tin Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trong tháng 8 vừa qua đã có những chuyển động mới đáng chú ý.
Cụ thể, thông tin công bố cho thấy tổng số dư tiền gửi vào hệ thống đã bất ngờ tăng mạnh, thay vì sụt giảm trong tháng trước đó.
Tính đến 19/8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 3,04% so với tháng trước; trong đó tiền gửi bằng VND tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,81%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.
Do số liệu cập nhật và công bố từ Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay không thống nhất về thời điểm để so sánh cụ thể, nhưng dữ liệu trên cho thấy một mức tăng rất mạnh, cả về tổng số dư và các loại tiền gửi.
Trước đó, thống kê đến 20/7 so với tháng liền trước cho thấy cả huy động và cho vay của hệ thống đều sụt giảm. Riêng huy động bằng ngoại tệ đã liên tục giảm mạnh từ tháng 6 đến tháng 7, nhưng nay đã tăng mạnh trở lại - một tín hiệu cần xem xét thêm bên cạnh dấu hiệu căng thẳng tỷ giá USD/VND cũng đang trở lại.
Đáng chú ý là tổng số dư tiền gửi đến 19/8 so với cuối năm trước ước tăng 8,44%, là một thay đổi lớn, tích cực khi có tốc độ cao hơn tăng trưởng tín dụng trong cùng kỳ so sánh. Theo nguồn Ngân hàng Nhà nước, so với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 19/8 ước tăng 8,15%. Sự tích cực của tăng trưởng huy động vốn trong tháng 8 cũng được đặt trong bối cảnh thị trường vàng nhiều biến động mạnh.
Tính đến 19/8, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,59% so với tháng trước; trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,05%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,82%. Tín dụng bằng VND giảm và bằng ngoại tệ tiếp tục tăng là kết quả không bất ngờ, bởi đã thể hiện rõ trong thời gian qua, khi lãi suất vay vốn bằng VND vẫn quá cao, trong khi lãi suất vay ngoại tệ ở mức thấp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/9 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, đến nay tăng trưởng dư nợ thực tế (tính cả các khoản đầu tư) của hệ thống ngân hàng đã khoảng 11,7%.
Qua dữ liệu công bố trên, tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã có sự cải thiện. Điều này là một thuận lợi đặt trong định hướng giảm lãi suất cho vay mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, cũng như trong cam kết thực hiện của các ngân hàng thương mại lớn từ giữa tháng 9 này.