“Sóng” giao thông giữa nghị trường
Cả ba vị đại biểu khi được VnEconomy hỏi sẽ chất vấn về vấn đề gì trong kỳ họp Quốc hội thứ ba này, đều có chung câu trả lời
Rất tình cờ, trong một buổi sáng, chỉ cách nhau vài phút, cả ba vị đại biểu khi được VnEconomy hỏi sẽ chất vấn về vấn đề gì trong kỳ họp Quốc hội thứ ba này, đều có chung câu trả lời.
Đó là, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, nhân vật mà chỉ sau hơn ba tháng tại vị Cục trưởng Cục Hàng hải đã bị khởi tố, truy nã toàn quốc.
Một trong ba đại biểu ấy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đã nhận được văn bản trả lời, vào sáng 5/6. Trong văn bản đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng tái khẳng định điều ông đã nhắc lại nhiều lần, rằng việc bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình, quy định.
Duy nhất một điều được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải “rút kinh nghiệm” là cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nói với VnEconomy, ông không hài lòng với câu trả lời đó. Vì, điều quan trọng nhất là chất lượng quy trình bổ nhiệm mà Bộ trưởng cho là đúng ấy, nếu là “đúng” thì phải đúng người, đúng việc.
Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chọn người sai đã rất rõ, điều này không thể không thừa nhận, một vị đại biểu khác bình luận.
Không đồng tình cũng là phản ứng của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch khi nhận được văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đinh La Thăng về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ.
Trong bối cảnh nhiều vấn đề về giao thông vừa hừng hực nóng tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp tại Tp.HCM, theo tập hợp của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố này thì, “đa số cử tri không đồng tình với chủ trương thu phí lưu hành đối với phương tiện giao thông cá nhân đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, cũng như việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện giao thông”. Còn cá nhân người chất vấn đã nhiều lần bày tỏ chính kiến, thu phí bảo trì đường bộ là động trực tiếp tới túi tiền của người dân nên phải được Quốc hội bàn chứ không thể được quy định ở những cơ quan thấp hơn. Đương nhiên, giải thích của Bộ trưởng Thăng chưa đủ thuyết phục được ông.
Có một mối liên hệ khá thú vị khi VnEconomy nhớ lại, đại biểu Lịch chính là người ủng hộ đề xuất của Bộ trưởng Thăng về việc dành tổng số thu có thể tăng thêm từ dầu khí của hai năm 2011 và 2012 khoảng 40.000 tỷ đồng để giải quyết các công trình trọng yếu cấp thiết của giao thông, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội.
Một trong ba điều kiện đi kèm cho sự ủng hộ này là “ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng, đừng để xảy ra vụ việc như PMU, PCI…”. Thế nhưng, khi kỳ họp tiếp theo chưa kịp khai mạc, “quả bom” Vinalines đã nổ. Mà theo như so sánh của một số vị dân biểu thì dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí ở đây còn nghiêm trọng hơn so với vụ PMU 18 trước đây.
Nhưng không chỉ riêng Vinalines, đại biểu Lịch đồng tình với nhiều ý kiến cử tri, rằng chưa nhìn thấy quyết tâm của Bộ trưởng trong việc giải quyết căn cơ tồn tại rất nghiêm trọng của lĩnh vực giao thông. Đó là chất lượng công trình kém, giá thành cao, thất thoát lớn...
Đất nước cần nguồn lực lớn cho hạ tầng giao thông, người dân không ngại đóng góp, nhưng chỉ có thể chia sẻ được khi những đồng tiền của mình được sử dụng một cách chắt chiu và hiệu quả, đại biểu Lịch nhấn mạnh. Bởi thế, cho dù tắc đường, kẹt xe, tai nạn giao thông ở kỳ họp trước được ví đã ở tình trạng khẩn cấp nay chưa thấy giảm, cử tri và đại biểu vẫn mong chờ những hành động ấn tượng khác của Bộ trưởng Thăng. Bởi, ai cũng hiểu, những bất cập hiện tại của giao thông, trách nhiệm không ở một mình vị “tư lệnh” mới của ngành này.
Trước kỳ họp thứ hai, Bộ trưởng Đinh La Thăng từng “nổi bật” tại nghị trường khi “đòi” được toàn quyền như tướng ra trận, đến “trảm tướng” giữa trận tiền, rồi chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân, đổi giờ học giờ làm…
Ở khoảng thời gian từ đó đến nay, ông cũng xuất hiện khá “ồn ào” trong dư luận với các đề xuất đi kèm chữ “phí”, và gần đây thêm từ “bổ nhiệm”.
Chỉ có điều, nhiều đại biểu không mong có thêm gánh nặng nào về phí và thuế cho dân trong lúc nền kinh tế đang rất khó khăn này.
Có lẽ, cũng chẳng có vị đại diện nào của dân muốn đối mặt với cảm giác “cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào vì cứ như chuyện đùa, phản cảm ghê gớm” về vụ Vinalines thua lỗ, cựu Chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được, như Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng chia sẻ.
Thế nên, đại biểu phải thay mặt cử tri chất vấn Bộ trưởng, và sẽ không chỉ dừng lại ở những câu trả lời chưa rõ trách nhiệm. Thế nên, cũng dễ hiểu khi một số vị đại biểu dự báo rằng, “sóng” giao thông sẽ còn “nổi” ở nghị trường, để làm rõ trách nhiệm, để không phụ lòng cử tri mong đợi vào các vị đại diện của mình.
Đó là, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, nhân vật mà chỉ sau hơn ba tháng tại vị Cục trưởng Cục Hàng hải đã bị khởi tố, truy nã toàn quốc.
Một trong ba đại biểu ấy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đã nhận được văn bản trả lời, vào sáng 5/6. Trong văn bản đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng tái khẳng định điều ông đã nhắc lại nhiều lần, rằng việc bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình, quy định.
Duy nhất một điều được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải “rút kinh nghiệm” là cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nói với VnEconomy, ông không hài lòng với câu trả lời đó. Vì, điều quan trọng nhất là chất lượng quy trình bổ nhiệm mà Bộ trưởng cho là đúng ấy, nếu là “đúng” thì phải đúng người, đúng việc.
Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chọn người sai đã rất rõ, điều này không thể không thừa nhận, một vị đại biểu khác bình luận.
Không đồng tình cũng là phản ứng của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch khi nhận được văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đinh La Thăng về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ.
Trong bối cảnh nhiều vấn đề về giao thông vừa hừng hực nóng tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp tại Tp.HCM, theo tập hợp của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố này thì, “đa số cử tri không đồng tình với chủ trương thu phí lưu hành đối với phương tiện giao thông cá nhân đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, cũng như việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện giao thông”. Còn cá nhân người chất vấn đã nhiều lần bày tỏ chính kiến, thu phí bảo trì đường bộ là động trực tiếp tới túi tiền của người dân nên phải được Quốc hội bàn chứ không thể được quy định ở những cơ quan thấp hơn. Đương nhiên, giải thích của Bộ trưởng Thăng chưa đủ thuyết phục được ông.
Có một mối liên hệ khá thú vị khi VnEconomy nhớ lại, đại biểu Lịch chính là người ủng hộ đề xuất của Bộ trưởng Thăng về việc dành tổng số thu có thể tăng thêm từ dầu khí của hai năm 2011 và 2012 khoảng 40.000 tỷ đồng để giải quyết các công trình trọng yếu cấp thiết của giao thông, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội.
Một trong ba điều kiện đi kèm cho sự ủng hộ này là “ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng, đừng để xảy ra vụ việc như PMU, PCI…”. Thế nhưng, khi kỳ họp tiếp theo chưa kịp khai mạc, “quả bom” Vinalines đã nổ. Mà theo như so sánh của một số vị dân biểu thì dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí ở đây còn nghiêm trọng hơn so với vụ PMU 18 trước đây.
Nhưng không chỉ riêng Vinalines, đại biểu Lịch đồng tình với nhiều ý kiến cử tri, rằng chưa nhìn thấy quyết tâm của Bộ trưởng trong việc giải quyết căn cơ tồn tại rất nghiêm trọng của lĩnh vực giao thông. Đó là chất lượng công trình kém, giá thành cao, thất thoát lớn...
Đất nước cần nguồn lực lớn cho hạ tầng giao thông, người dân không ngại đóng góp, nhưng chỉ có thể chia sẻ được khi những đồng tiền của mình được sử dụng một cách chắt chiu và hiệu quả, đại biểu Lịch nhấn mạnh. Bởi thế, cho dù tắc đường, kẹt xe, tai nạn giao thông ở kỳ họp trước được ví đã ở tình trạng khẩn cấp nay chưa thấy giảm, cử tri và đại biểu vẫn mong chờ những hành động ấn tượng khác của Bộ trưởng Thăng. Bởi, ai cũng hiểu, những bất cập hiện tại của giao thông, trách nhiệm không ở một mình vị “tư lệnh” mới của ngành này.
Trước kỳ họp thứ hai, Bộ trưởng Đinh La Thăng từng “nổi bật” tại nghị trường khi “đòi” được toàn quyền như tướng ra trận, đến “trảm tướng” giữa trận tiền, rồi chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân, đổi giờ học giờ làm…
Ở khoảng thời gian từ đó đến nay, ông cũng xuất hiện khá “ồn ào” trong dư luận với các đề xuất đi kèm chữ “phí”, và gần đây thêm từ “bổ nhiệm”.
Chỉ có điều, nhiều đại biểu không mong có thêm gánh nặng nào về phí và thuế cho dân trong lúc nền kinh tế đang rất khó khăn này.
Có lẽ, cũng chẳng có vị đại diện nào của dân muốn đối mặt với cảm giác “cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào vì cứ như chuyện đùa, phản cảm ghê gớm” về vụ Vinalines thua lỗ, cựu Chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được, như Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng chia sẻ.
Thế nên, đại biểu phải thay mặt cử tri chất vấn Bộ trưởng, và sẽ không chỉ dừng lại ở những câu trả lời chưa rõ trách nhiệm. Thế nên, cũng dễ hiểu khi một số vị đại biểu dự báo rằng, “sóng” giao thông sẽ còn “nổi” ở nghị trường, để làm rõ trách nhiệm, để không phụ lòng cử tri mong đợi vào các vị đại diện của mình.