“Sốt” nhà đất không phải do đầu cơ”
"Đầu cơ vẫn không phải là nguyên nhân chính của "sốt" nhà đất, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự chênh lệch về cung cầu"
Phỏng vấn ông Marc Tawnsend, Giám đốc công ty đầu tư bất động sản CB Richard Ellis (CBRE).
Theo thông tin từ nhiều nhà đầu tư bất động sản, hiện giá đất và giá nhà chung cư tại khu vực Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đang tăng nhanh. Điều mà mọi người đang rất lo lắng lúc này là liệu khu vực Mỹ Đình có xảy ra cơn sốt giá tương tự như vừa xảy ra tại Tp.HCM. Xin ông cho biết quan điểm của CBRE về vấn đề này?
Thực ra vấn đề này cũng đã xảy ra ở khắp các nơi trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy đây là một điều tất yếu sẽ xảy ra khi nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Nhìn vào thực tế có thể nhận thấy rõ điều đó khi người mua phải chờ đợi từ đêm trước, thậm chí còn chen lấn xô đẩy nhau để giành vị trí, mặc dù giá bán cực kỳ cao.
Đã có người cho rằng đã có sự đầu cơ và kích cầu mới khiến thị trường bất động sản nóng đến vậy. Nhưng theo tôi, đầu cơ vẫn không phải là nguyên nhân chính, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự chênh lệch về cung cầu mà thôi.
Có ý kiến cho rằng cơn sốt trên thị trường bất động sản vừa qua là do có một khối lượng tiền lớn từ các quỹ đầu tư và kiều hối chảy về. Ông đánh giá như thế nào?
Chủ yếu các nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản hiện nay và cho đến cuối năm là từ khắp nơi trên thế giới, mà phần lớn là từ các công ty trong các danh sách hạng A được niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Nhưng cũng rất khó để đưa ra con số trong năm nay hay thời gian tới lượng vốn đổ vào bất động sản như thế nào. Bởi vì ngày càng có nhiều các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà kinh doanh địa ốc rất quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển các khu chung cư, văn phòng cho thuê cao cấp từ thành phố ra ngoài các khu vực ven thành phố. Vậy, giá của các chung cư và văn phòng cho thuê trong nội thành có thay đổi gì không?
Khoảng thời gian để dịch chuyển các khu vực quan trọng ra ngoài Mỹ Đình thì có thể mất đến hàng chục năm. Nhưng chắc chắn trong điều kiện môi trường như thế này thì giá thuê của khu vực trong thành phố sẽ bị ảnh hưởng vì khu vực Mỹ Đình quá phát triển và phát triển đồng bộ đến như vậy.
Hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư vào khu vực Mỹ Đình, liệu có gây ra một cơn sốt cục bộ nhà đất tại nơi đây hay không?
Việc sốt giá này Hà Nội cũng đã xảy ra trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm trở lại đây. Tất nhiên mức độ thì không thể như trong Tp.HCM được. Tuy nhiên, rất nhiều người luôn mong muốn có một căn hộ tại các khu căn hộ cao cấp này nên trong tương lai có thể xảy ra tình trạng “sốt” tương tự.
Như ông nói điều này đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy, nhà nước họ có can thiệp để làm giảm nhiệt hay để cho thị trường tự điều chỉnh?
Vẫn có sự tác động chứ và can thiệp vào, ví dụ ở thị trường Singapore thì nhà nước đã can thiệp bằng cách tăng thuế chuyển nhượng. Hay ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải, với những cao ốc cao và rất hấp dẫn người mua như vậy thì chính phủ đã có biện pháp là tăng thuế và sau đấy là hạn chế những khoản vay ngân hàng.
Ở đây vẫn là do tình trạng khan hiếm đất nên đẩy giá lên cao đến vậy, vì thế giải pháp mà ở các nước xem là hữu hiệu nhất là giải phóng đất trong các khu đông dân cư.
Theo thông tin từ nhiều nhà đầu tư bất động sản, hiện giá đất và giá nhà chung cư tại khu vực Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đang tăng nhanh. Điều mà mọi người đang rất lo lắng lúc này là liệu khu vực Mỹ Đình có xảy ra cơn sốt giá tương tự như vừa xảy ra tại Tp.HCM. Xin ông cho biết quan điểm của CBRE về vấn đề này?
Thực ra vấn đề này cũng đã xảy ra ở khắp các nơi trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy đây là một điều tất yếu sẽ xảy ra khi nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Nhìn vào thực tế có thể nhận thấy rõ điều đó khi người mua phải chờ đợi từ đêm trước, thậm chí còn chen lấn xô đẩy nhau để giành vị trí, mặc dù giá bán cực kỳ cao.
Đã có người cho rằng đã có sự đầu cơ và kích cầu mới khiến thị trường bất động sản nóng đến vậy. Nhưng theo tôi, đầu cơ vẫn không phải là nguyên nhân chính, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự chênh lệch về cung cầu mà thôi.
Có ý kiến cho rằng cơn sốt trên thị trường bất động sản vừa qua là do có một khối lượng tiền lớn từ các quỹ đầu tư và kiều hối chảy về. Ông đánh giá như thế nào?
Chủ yếu các nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản hiện nay và cho đến cuối năm là từ khắp nơi trên thế giới, mà phần lớn là từ các công ty trong các danh sách hạng A được niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Nhưng cũng rất khó để đưa ra con số trong năm nay hay thời gian tới lượng vốn đổ vào bất động sản như thế nào. Bởi vì ngày càng có nhiều các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà kinh doanh địa ốc rất quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển các khu chung cư, văn phòng cho thuê cao cấp từ thành phố ra ngoài các khu vực ven thành phố. Vậy, giá của các chung cư và văn phòng cho thuê trong nội thành có thay đổi gì không?
Khoảng thời gian để dịch chuyển các khu vực quan trọng ra ngoài Mỹ Đình thì có thể mất đến hàng chục năm. Nhưng chắc chắn trong điều kiện môi trường như thế này thì giá thuê của khu vực trong thành phố sẽ bị ảnh hưởng vì khu vực Mỹ Đình quá phát triển và phát triển đồng bộ đến như vậy.
Hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư vào khu vực Mỹ Đình, liệu có gây ra một cơn sốt cục bộ nhà đất tại nơi đây hay không?
Việc sốt giá này Hà Nội cũng đã xảy ra trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm trở lại đây. Tất nhiên mức độ thì không thể như trong Tp.HCM được. Tuy nhiên, rất nhiều người luôn mong muốn có một căn hộ tại các khu căn hộ cao cấp này nên trong tương lai có thể xảy ra tình trạng “sốt” tương tự.
Như ông nói điều này đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy, nhà nước họ có can thiệp để làm giảm nhiệt hay để cho thị trường tự điều chỉnh?
Vẫn có sự tác động chứ và can thiệp vào, ví dụ ở thị trường Singapore thì nhà nước đã can thiệp bằng cách tăng thuế chuyển nhượng. Hay ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải, với những cao ốc cao và rất hấp dẫn người mua như vậy thì chính phủ đã có biện pháp là tăng thuế và sau đấy là hạn chế những khoản vay ngân hàng.
Ở đây vẫn là do tình trạng khan hiếm đất nên đẩy giá lên cao đến vậy, vì thế giải pháp mà ở các nước xem là hữu hiệu nhất là giải phóng đất trong các khu đông dân cư.