Southern Bank, Sacombank chính thức về một nhà
Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank
Hôm nay (14/9), Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 1844/QĐ-NHNN chính thức chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Trước đó, vào ngày 11/7/2015 và 14/7/2015, Sacombank và Southern Bank đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Cổ đông của cả hai ngân hàng đã thông qua đề án sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần thực hiện giao dịch sáp nhập và giao cho Hội đồng Quản trị Sacombank thực hiện các công việc liên quan đến việc sáp nhập.
Sau sáp nhập, Sacombank sẽ có tổng tài sản 290.861 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 22.645 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 567 điểm giao dịch trên toàn quốc và hai nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người.
“Tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ với khách hàng vẫn được đảm bảo”, thông cáo của Sacombank khẳng định qua sự kiện trên.
Trước đó, ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập này.
Trong thông tin công bố ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước cho biết, ông Trầm Bê (Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank) đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ của Southern Bank, Sacombank, sau khi nhận sáp nhập Southern Bank đối với toàn bộ số cổ phần tại Southern Bank, Sacombank và ngân hàng sau sáp nhập thuộc quyền sở hữu của ông Trầm Bê và các bên có liên quan.
Theo đó, ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện quyền cổ đông đối với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người có liên quan, cũng như sẽ cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập, đảm bảo ngân hàng này hoạt động an toàn và thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu của hai ngân hàng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, ông Trầm Bê cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ, thì sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông.
Trước đó, vào ngày 11/7/2015 và 14/7/2015, Sacombank và Southern Bank đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Cổ đông của cả hai ngân hàng đã thông qua đề án sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần thực hiện giao dịch sáp nhập và giao cho Hội đồng Quản trị Sacombank thực hiện các công việc liên quan đến việc sáp nhập.
Sau sáp nhập, Sacombank sẽ có tổng tài sản 290.861 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 22.645 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 567 điểm giao dịch trên toàn quốc và hai nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người.
“Tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ với khách hàng vẫn được đảm bảo”, thông cáo của Sacombank khẳng định qua sự kiện trên.
Trước đó, ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập này.
Trong thông tin công bố ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước cho biết, ông Trầm Bê (Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank) đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ của Southern Bank, Sacombank, sau khi nhận sáp nhập Southern Bank đối với toàn bộ số cổ phần tại Southern Bank, Sacombank và ngân hàng sau sáp nhập thuộc quyền sở hữu của ông Trầm Bê và các bên có liên quan.
Theo đó, ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện quyền cổ đông đối với toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người có liên quan, cũng như sẽ cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập, đảm bảo ngân hàng này hoạt động an toàn và thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu của hai ngân hàng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, ông Trầm Bê cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ, thì sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông.