S&P 500 lập kỷ lục mới trong ngày biến động
Thị trường lao động Mỹ vẫn tăng trưởng vững mạnh, bất chấp những ảnh hưởng tệ hại từ vấn đề thời tiết khắc nghiệt
Bất chấp những báo cáo trái chiều dẫn tới biến động của chứng khoán Mỹ đêm qua (6/3), chỉ số S&P 500 vẫn xác lập thêm mốc cao kỷ lục mới nhờ số liệu người thất nghiệp giảm mạnh không ngờ.
Hôm qua, Chính phủ Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống còn 323.000 người, mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn tăng trưởng vững mạnh, bất chấp những ảnh hưởng tệ hại từ vấn đề thời tiết khắc nghiệt.
Một báo cáo khác cũng gây chú ý lớn trong ngày là số đơn đặt hàng mới ở các nhà máy Mỹ trong tháng đầu năm giảm mạnh hơn so với dự kiến, cho thấy rõ thêm sự đi xuống gần đây của hoạt động sản xuất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tác động từ báo cáo này đối với thị trường hôm qua không quá lớn.
Giới phân tích cho rằng, điểm quan tâm lớn nhất của giới đầu tư Phố Wall trong tuần này là báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp sẽ được Mỹ công bố ngày 7/3 (giờ địa phương). Báo cáo này sẽ là "kim chỉ nam" để Cục Dự trữ Liên bang (FED) đưa ra các quyết định tiếp theo đối với kế hoạch cắt giảm các biện pháp hỗ trợ kinh tế.
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng có những tác động nhất định tới chứng khoán Mỹ. Hôm qua, nghị viện Crimea đã bỏ phiếu thông qua đề xuất xin sáp nhập vào Liên bang Nga. Trong khi, Tổng thống Mỹ cùng ngày ra lệnh cấm cấp thị thực cho các cá nhân Nga, Crimea có dính líu trực tiếp tới cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Kết thúc ngày giao dịch 6/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 61,71 điểm, tương ứng với 0,38%, lên 16.421,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 3,22 điểm, tương ứng với mức 0,17%, lên mốc cao kỷ lục mới 1.877,03 điểm. Ngược dòng, chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 5,85 điểm, tương ứng 0,13%, xuống 4.352,13 điểm.
Như vậy, S&P 500 đã lập kỷ lục mới lần thứ 4 trong 6 phiên vừa qua. Tuy nhiên, hôm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư Phố Wall đã tăng 2,3% lên 14,21 điểm. Chỉ số này đi lên phản ánh việc nhà đầu tư đang có những quan ngại về diễn tiến trên thị trường cũng như triển vọng của các chỉ số chính.
Các nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngày là nguyên vật liệu cơ bản, tài chính và công nghiệp, những lĩnh vực có liên quan chặt chẽ tới kinh tế. Trong đó, chỉ số S&P lĩnh vực nguyên vật liệu cơ bản tăng 0,4%. Chỉ số S&P lĩnh vực tài chính tăng được 0,7% và chỉ số S&P mảng công nghiệp tăng được 0,6% tới cuối phiên 6/3.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 6,4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn hẳn so với mức bình quân 7 tỷ cổ phiếu các ngày trong tháng 2 vừa qua, theo số liệu thống kê chính thức của BATS Global Markets.
Hôm qua, Chính phủ Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống còn 323.000 người, mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn tăng trưởng vững mạnh, bất chấp những ảnh hưởng tệ hại từ vấn đề thời tiết khắc nghiệt.
Một báo cáo khác cũng gây chú ý lớn trong ngày là số đơn đặt hàng mới ở các nhà máy Mỹ trong tháng đầu năm giảm mạnh hơn so với dự kiến, cho thấy rõ thêm sự đi xuống gần đây của hoạt động sản xuất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tác động từ báo cáo này đối với thị trường hôm qua không quá lớn.
Giới phân tích cho rằng, điểm quan tâm lớn nhất của giới đầu tư Phố Wall trong tuần này là báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp sẽ được Mỹ công bố ngày 7/3 (giờ địa phương). Báo cáo này sẽ là "kim chỉ nam" để Cục Dự trữ Liên bang (FED) đưa ra các quyết định tiếp theo đối với kế hoạch cắt giảm các biện pháp hỗ trợ kinh tế.
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng có những tác động nhất định tới chứng khoán Mỹ. Hôm qua, nghị viện Crimea đã bỏ phiếu thông qua đề xuất xin sáp nhập vào Liên bang Nga. Trong khi, Tổng thống Mỹ cùng ngày ra lệnh cấm cấp thị thực cho các cá nhân Nga, Crimea có dính líu trực tiếp tới cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Kết thúc ngày giao dịch 6/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 61,71 điểm, tương ứng với 0,38%, lên 16.421,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 3,22 điểm, tương ứng với mức 0,17%, lên mốc cao kỷ lục mới 1.877,03 điểm. Ngược dòng, chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 5,85 điểm, tương ứng 0,13%, xuống 4.352,13 điểm.
Như vậy, S&P 500 đã lập kỷ lục mới lần thứ 4 trong 6 phiên vừa qua. Tuy nhiên, hôm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư Phố Wall đã tăng 2,3% lên 14,21 điểm. Chỉ số này đi lên phản ánh việc nhà đầu tư đang có những quan ngại về diễn tiến trên thị trường cũng như triển vọng của các chỉ số chính.
Các nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngày là nguyên vật liệu cơ bản, tài chính và công nghiệp, những lĩnh vực có liên quan chặt chẽ tới kinh tế. Trong đó, chỉ số S&P lĩnh vực nguyên vật liệu cơ bản tăng 0,4%. Chỉ số S&P lĩnh vực tài chính tăng được 0,7% và chỉ số S&P mảng công nghiệp tăng được 0,6% tới cuối phiên 6/3.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 6,4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn hẳn so với mức bình quân 7 tỷ cổ phiếu các ngày trong tháng 2 vừa qua, theo số liệu thống kê chính thức của BATS Global Markets.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 16.421,89 | +61,71 | +0,38 |
S&P 500 | 1.877,03 | +3,22 | +0,17 | |
Nasdaq | 4.352,13 | -5,85 | -0,13 | |
Anh | FTSE 100 | 6.788,49 | +13,07 | +0,19 |
Pháp | CAC 40 | 4.417,04 | +25,79 | +0,59 |
Đức | DAX | 9.542,87 | +0,85 | +0,01 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 15.134,75 | +237,12 | +1,59 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.702,97 | +123,19 | +0,55 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.059,58 | +6,49 | +0,32 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.713,79 | +80,86 | +0,94 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.975,62 | +4,38 | +0,22 |
Singapore | Straits Times | 3.129,17 | +12,53 | +0,40 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |