Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
Tổng thư ký Quốc hội giải thích về hình ảnh rất nhiều những chiếc ghế trống làm “trắng” cả nghị trường sáng 13/6
Tại cuộc họp báo về kỳ họp thứ ba của Quốc hội chiều 21/6, báo giới đã lên tiếng thắc mắc việc Uỷ ban Quốc phòng An ninh phải gửi đến các đại biểu Quốc hội văn bản đính chính nội dung Luật Cảnh vệ, với đề nghị thay một cụm từ tại điều 21.
Sau đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã xác nhận việc này.
Nhưng ông cũng bày tỏ, trong kỳ họp này, đây là lần thứ hai các cơ quan phải gửi văn bản đính chính tới đại biểu Quốc hội về nội dung một số dự án luật, chứ không chỉ trường hợp của luật Cảnh vệ.
Ông phân trần, “lỗi” là do có nhầm lẫn trong việc in ấn vì khối lượng công việc quá lớn, các cơ quan phục vụ dù đã làm việc liên tục ngày đêm, cả thứ Bảy, Chủ Nhật, nhưng khó tránh khỏi sai sót.
Vị Tổng thư ký Quốc hội cũng khẳng định, việc điều chỉnh chi tiết nói trên trong Luật Cảnh vệ đã được cơ quan thẩm tra dự luật là Uỷ ban Quốc phòng - An ninh gửi công văn tới đại biểu trước giờ bấm nút biểu quyết, chứ không phải sau khi Quốc hội đã thông qua luật này.
Cụ thể là trong hồ sơ về dự án luật để trên bàn mỗi đại biểu đầu buổi sáng, trước phần biểu quyết thông qua, đã có đính kèm bản đính chính.
Ông nhấn mạnh, sự cố này đã được phát hiện, khắc phục kịp thời trước khi Quốc hội quyết định thông qua luật.
Ngoài vấn đề trên, hồi âm về hình ảnh rất nhiều những chiếc ghế trống làm “trắng” cả hội trường tại buổi khai mạc phiên chất vấn, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình ngày 13/6 vừa qua, khiến nhiều cử tri bức xúc, Tổng thư ký Quốc hội giải thích, đó là do sự cố bất khả kháng, khi các đại biểu đến muộn vì cơn mưa lớn tại Hà Nội.
Ông Phúc nói, sáng sớm hôm đó, Hà Nội có mưa rất lớn trên diện rộng, gây ngập, tắc nhiều tuyến đường đúng giờ công sở. Các đại biểu Quốc hội có những đoàn di chuyển bằng xe chung để tới hội trường, trong đó có những đoàn ở khá xa như khu vực Đội Cấn (Ba Đình) hay Tây Hồ… Đường ngập, tắc ở nhiều khu vực, nên một số xe đến chậm so với giờ họp là 8h sáng.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, việc chậm, muộn này chỉ trong hai phút. Ngay khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu đôi lời khai mạc phiên chất vấn, thì các đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã tới đầy đủ.
“Đây là phiên họp được tường thuật trực tiếp, thực sự không đại biểu nào muốn tới muộn, chỉ vì lý do bất khả kháng. Thậm chí, trong phiên chất vấn, đại biểu cũng đều rất muốn đến sớm để còn đăng ký phát biểu, chất vấn, vì nếu đến muộn sẽ không đến lượt”, ông Phúc nói.
Sau đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã xác nhận việc này.
Nhưng ông cũng bày tỏ, trong kỳ họp này, đây là lần thứ hai các cơ quan phải gửi văn bản đính chính tới đại biểu Quốc hội về nội dung một số dự án luật, chứ không chỉ trường hợp của luật Cảnh vệ.
Ông phân trần, “lỗi” là do có nhầm lẫn trong việc in ấn vì khối lượng công việc quá lớn, các cơ quan phục vụ dù đã làm việc liên tục ngày đêm, cả thứ Bảy, Chủ Nhật, nhưng khó tránh khỏi sai sót.
Vị Tổng thư ký Quốc hội cũng khẳng định, việc điều chỉnh chi tiết nói trên trong Luật Cảnh vệ đã được cơ quan thẩm tra dự luật là Uỷ ban Quốc phòng - An ninh gửi công văn tới đại biểu trước giờ bấm nút biểu quyết, chứ không phải sau khi Quốc hội đã thông qua luật này.
Cụ thể là trong hồ sơ về dự án luật để trên bàn mỗi đại biểu đầu buổi sáng, trước phần biểu quyết thông qua, đã có đính kèm bản đính chính.
Ông nhấn mạnh, sự cố này đã được phát hiện, khắc phục kịp thời trước khi Quốc hội quyết định thông qua luật.
Ngoài vấn đề trên, hồi âm về hình ảnh rất nhiều những chiếc ghế trống làm “trắng” cả hội trường tại buổi khai mạc phiên chất vấn, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình ngày 13/6 vừa qua, khiến nhiều cử tri bức xúc, Tổng thư ký Quốc hội giải thích, đó là do sự cố bất khả kháng, khi các đại biểu đến muộn vì cơn mưa lớn tại Hà Nội.
Ông Phúc nói, sáng sớm hôm đó, Hà Nội có mưa rất lớn trên diện rộng, gây ngập, tắc nhiều tuyến đường đúng giờ công sở. Các đại biểu Quốc hội có những đoàn di chuyển bằng xe chung để tới hội trường, trong đó có những đoàn ở khá xa như khu vực Đội Cấn (Ba Đình) hay Tây Hồ… Đường ngập, tắc ở nhiều khu vực, nên một số xe đến chậm so với giờ họp là 8h sáng.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, việc chậm, muộn này chỉ trong hai phút. Ngay khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu đôi lời khai mạc phiên chất vấn, thì các đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã tới đầy đủ.
“Đây là phiên họp được tường thuật trực tiếp, thực sự không đại biểu nào muốn tới muộn, chỉ vì lý do bất khả kháng. Thậm chí, trong phiên chất vấn, đại biểu cũng đều rất muốn đến sớm để còn đăng ký phát biểu, chất vấn, vì nếu đến muộn sẽ không đến lượt”, ông Phúc nói.