Sữa hạt, lựa chọn của tương lai?

Sữa bò, sữa dê từ lâu đã rất phổ biến với nhiều chất dinh dưỡng và những ích lợi cho cơ thể. Tuy nhiên với sự xuất hiện của sữa thực vật, một cuộc tranh cãi đã diễn ra: sữa bò, sữa dê tốt hơn hay sữa đậu nành, dừa, hạnh nhân và các loại sữa không kem sẽ tốt hơn? Lo ngại chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng… nên thay vì sử dụng sữa bò, nhiều người đã tìm đến những giải pháp khác với truyền thống lâu nay. Hai chị Nhàn và Quỳnh - chủ cơ sở Go NUTS - Sữa từ hạt (Nguyễn Thiệp, Q.1, TP.HCM) - ban đầu quyết định tự nấu sữa ở nhà cho con từ các loại hạt thiên nhiên để vừa yên tâm vừa đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Sau đó, do nhìn thấy nhu cầu của nhiều bà mẹ khác, các chị mới quyết định tập trung kinh doanh sản phẩm này.


Phần lớn nhu cầu loại bỏ sữa bò khỏi thực đơn hàng ngày bắt nguồn từ chứng không dung nạp lactose. Mức độ không dung nạp lactose khác nhau giữa các cá nhân, với ước tính khoảng 15% người gốc Bắc Âu, 80% người da đen và gốc Tây Ban Nha, và lên đến 100% người châu Á. Một số người có thể chịu đựng nguồn lên men các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát cứng, mà có xu hướng có mức độ thấp của lactose và các cấp cao hơn của vi khuẩn hữu ích hỗ trợ tiêu hóa lactose. Đối với những người khác, thậm chí là một phần nhỏ của sữa trong cà phê của họ có thể dẫn đến khó chịu tiêu hóa từ không dung nạp lactose. Những người bị dị ứng sữa thực tế phải tránh sữa ở dưới mọi hình thức. Ngoài ra còn có những người ăn chay chọn không tiêu thụ sữa và cũng tránh việc sử dụng của bất kỳ thực phẩm hoặc các mặt hàng khác (như da, một số loại keo, mật ong và len) của các con thú. Những người theo một chế độ ăn thực dưỡng cũng tránh tiêu thụ sữa, phô mai, trứng và mật ong... Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, sữa làm từ các loại hạt dinh dưỡng là một nguồn thay thế tuyệt vời cho các loại sữa bò thông thường. Tuy nhiên, bạn phải am hiểu về hàm lượng dưỡng chất để bổ sung cho phù hợp. Theo Food Standards, tất cả các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật đều có hàm lượng đạm và năng lượng thấp hơn sữa bò. Ví dụ lượng đạm trong 50ml sữa bò sẽ tương đương 75 ml sữa yến mạch hoặc 250 ml sữa hạnh nhân.


- Cho hạnh nhân vào nồi, đổ nước sắp sắp, đặt lên bếp, đun tới khi sôi thì tắt bếp. Để ngâm hạnh nhân trong thời gian có thể từ 8 tiếng hoặc cũng có thể là 1 ngày để cho hạt hạnh nhân có thể nở ra. Sau khi ngâm, vớt hạt hạnh nhân ra và lọc bỏ lớp màng mỏng bao bọc hạt hạnh nhân màu nâu đỏ để được những hạt hạnh nhân trắng nõn.
- Cho hạt hạnh nhân vào máy xay cùng với 700 ml sau đó xay nhuyễn. Đổ nước hạnh nhân đã xay vào tấm vải lọc để lọc hết bã hạnh nhân, chỉ còn lại nước. Cho nước hạnh nhân vào nồi, thêm lượng đường phù hợp cho vừa vị và đun sôi. Sau khi sôi thì tắt bếp. Để sữa hạnh nhân nguội là có thể uống. Hoặc cho vào tủ lạnh uống sẽ ngon hơn. 2. Sữa hạt điều

- Ngâm hạt điều khoảng 45 -60 phút, sau đó cho vào máy xay cùng 1 lít nước, xay nhuyễn, xay xong thì lọc qua 1 cái rây để lọc bã, cho phần nước đã lọc vào nồi nấu cùng lá dứa và kỷ tử. Lưu ý là nấu với lửa nhỏ để sôi lăn tăn.
- Khi sôi khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp, lọc bỏ lá dứa và kỷ tử, để nguội.
Có thể cho thêm mật ong, mạch nha hoặc đường phổi cho dễ uống. 3. Sữa đậu xanh

- Ngâm đậu với nước pha thêm chút muối rồi để từ 3 – 4 tiếng. Ngâm xong rửa lại cho thật sạch. Lá nếp rửa sạch rồi bó tròn lại. Cho đậu xanh vào nồi, rồi đổ nước lạnh vào, đun sôi, hớt bọt. Đổ đậu đã nấu vào máy sinh tố, thêm đường và xay thật mịn.
- Cho hỗn hợp đậu xanh đã xay vào nồi, cho thêm lá nếp rồi bắc lên bếp, bạn vừa đun vừa khuấy đều trong khoảng 10 – 15 phút, nếm độ ngọt cho vừa khẩu vị. Bạn cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng dần, có thể dùng trong khoảng 1 tuần. 4. Sữa hạt bắp gạo lứt

- Bắp rửa sạch, nạo lấy thịt bắp bằng dao 2 lưỡi. Gạo lứt ngâm tối thiểu 8h, có thể ngâm qua đêm.
- Đem xay hỗn hợp trên rồi lọc, nấu trên lửa nhỏ, khuấy đều trong quá trình nấu. Các bạn sẽ thu được thành phẩm là 1,5 lít sữa. Ngoài ra các bạn có thể nấu bằng cách luộc chín bắp, giữ luôn cùi luộc cho ngọt nước, nấu chín nhừ gạo lứt rồi xay với nước sôi để nguội. Nhanh hơn và nhiều chất xơ hơn. 5. Sữa đậu đỏ hạt sen

- Hấp chín cả 2 loại hạt trên, cho vào máy xay sinh tố, xay cùng với nước sôi để nguội. Xay cho thật nhuyễn, mịn. Cho thêm lượng nước cho vừa trước khi lọc, lọc qua rây.
- Lọc lại lần 2 với rây dày hơn hoặc bạn lọc qua 2 lớp rây. Lượng xác còn lại rất ít và bạn sẽ thu lại được 1,2 lít sữa, sữa này bọt nhiều, thơm bùi.
Một số lưu ý quan trọng - Bất cứ ai tìm cách để thay thế các sản phẩm sữa thì không nên làm thay đổi chế độ ăn uống khác, hãy chắc chắn lựa chọn sữa gần thông tin dinh dưỡng với các sản phẩm hiện tại. - Những lựa chọn thay thế sữa có thể được bao gồm trong một chế độ ăn thực vật dựa trên cân bằng lành mạnh cùng với các loại trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, có thể cung cấp các chất dinh dưỡng tổng thể giống một chế độ ăn uống ăn đầy đủ hoặc ăn chay. - Với trẻ nhỏ, “sữa hạt” chỉ nên được dùng như một loại thực phẩm bổ sung. Và trước khi quyết định cho trẻ sử dụng, mẹ cần phải nghiên cứu kỹ về sự tương thích của từng loại hạt chế biến sữa đối với từng lứa tuổi, ví dụ trẻ nhỏ thì chỉ nên cho uống sữa hạt sen, trẻ lớn hơn có thể dùng sữa bắp, sữa mè, sữa kê, sữa đậu xanh, đậu đỏ,… Còn trẻ trên 1 tuổi mới được dùng sữa từ hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, macadamia, óc chó, hồ đào… |
Chọn máy làm sữa hạt
![]() - Bạn có thể chọn máy xay sinh tố để có thể làm một lượng sữa nhiều hơn cùng lúc (cả mẹ và bé cùng uống) Chỉ cần chọn loại máy xay sinh tố công suất 500W trở lên là được, xay sẽ nhuyễn và mịn hơn. - Một gợi ý của TVTD là máy làm sữa đậu nành đa năng BlueStone SMB-7391. Máy có 2 hệ thống chức năng: nút Đa chức năng sẽ cho phép bạn lựa chọn các chức năng Cháo, Cháo dinh dưỡng, Cháo trẻ em, Sinh tố, Súp dinh dưỡng và Tự làm sạch. Nút Chức năng làm sữa sẽ điều khiển các chức năng Sữa đậu nành, Ngũ cốc, Sữa đặc, Làm sữa nhanh. Ngoài ra, máy còn có các nút Ngâm - Giữ ấm cho phép giữ ấm thực phẩm sau khi nấu. Giá bán trên trang Lazada khoảng 3.800.000 đồng. |
Thanh Huyền