Sửa Hiến pháp: Làm rõ quyền phúc quyết của dân
Quốc hội thảo luận về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992
Chiều 4/8, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Tại tờ trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị một số định hướng lớn trong việc sửa đổi, bổ sung.
Hiến định quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, về chế độ chính trị, Hiến pháp khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Về chế độ kinh tế, sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Với quyền con người và nghĩa vụ công dân, định hướng được nêu ra là xác định rõ hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, sửa đổi, bổ sung các quy định này phải có tính khả thi và ở tầm hiến định để phát huy tối đa nhân tố con người.
Ở nội dung tổ chức bộ máy nhà nước, theo định hướng, Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng cũng sẽ được quy định rõ hơn ở tầm hiến định.
Theo kế hoạch sơ bộ, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2012. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013. Dự thảo Hiến pháp sẽ được trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013.
Không để lạm quyền
Đồng tình với sự cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhiều vị đại biểu cũng đưa ra những đề nghị cụ thể khi tiến hành công việc này.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, định hướng cơ bản nhất sửa đổi Hiến pháp lần này đó là sửa đổi những quy định về bộ máy Nhà nước.
“Phải giải mã được một các rất rõ ràng nguyên tắc quyền lực Nhà nước là tập trung thống nhất và thuộc về nhân dân, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp”, ông Quyền nhấn mạnh.
Tán đồng với ý kiến của đại biểu Quyền, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, “trọng tâm sửa Hiến pháp lần này vẫn là tổ chức nhà nước, vấn đề vướng nhất hiện nay”.
Đi sâu hơn vào vấn đề này, đại biểu Lịch phát biểu, Hiến pháp năm 1992 và trong hướng sửa đổi tới cũng nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Như vậy dân còn quyền nào về mặt quyền lực nhà nước?
Theo ông Lịch, cần dung hòa tính chất dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
“Hiến pháp năm 1946 có quyền phúc quyết của dân một số vấn đề. Nếu như chúng ta nhất quán với quan điểm quyền lực nhà nước thuộc nhân dân. Như vậy nhân dân giao Quốc hội những quyền nào, cái nào dân phúc quyết. Vấn đề này phải làm rõ”, đại biểu Lịch đề nghị.
Cho rằng cơ chế kiểm soát quyền lực đang “vướng”, đại biểu Lịch đề nghị tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền một cách chặt chẽ, giám sát chặt chẽ để thể hiện không phân quyền nhưng không để lạm quyền.
Một nội dung nữa cũng được vị đại biểu này yêu cầu làm rõ ngay từ đầu là lần này sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vẫn là Hiến pháp 1992 hay là Hiến pháp 2013. “Nếu sửa toàn bộ như thế này thì nó là bản Hiến pháp mới”, ông Lịch nói.
Cũng liên quan đến quyền lực nhà nước của nhân dân, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và cách thức sử dụng quyền lực Nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Tại tờ trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị một số định hướng lớn trong việc sửa đổi, bổ sung.
Hiến định quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, về chế độ chính trị, Hiến pháp khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Về chế độ kinh tế, sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Với quyền con người và nghĩa vụ công dân, định hướng được nêu ra là xác định rõ hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, sửa đổi, bổ sung các quy định này phải có tính khả thi và ở tầm hiến định để phát huy tối đa nhân tố con người.
Ở nội dung tổ chức bộ máy nhà nước, theo định hướng, Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng cũng sẽ được quy định rõ hơn ở tầm hiến định.
Theo kế hoạch sơ bộ, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2012. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013. Dự thảo Hiến pháp sẽ được trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013.
Không để lạm quyền
Đồng tình với sự cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhiều vị đại biểu cũng đưa ra những đề nghị cụ thể khi tiến hành công việc này.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, định hướng cơ bản nhất sửa đổi Hiến pháp lần này đó là sửa đổi những quy định về bộ máy Nhà nước.
“Phải giải mã được một các rất rõ ràng nguyên tắc quyền lực Nhà nước là tập trung thống nhất và thuộc về nhân dân, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp”, ông Quyền nhấn mạnh.
Tán đồng với ý kiến của đại biểu Quyền, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, “trọng tâm sửa Hiến pháp lần này vẫn là tổ chức nhà nước, vấn đề vướng nhất hiện nay”.
Đi sâu hơn vào vấn đề này, đại biểu Lịch phát biểu, Hiến pháp năm 1992 và trong hướng sửa đổi tới cũng nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Như vậy dân còn quyền nào về mặt quyền lực nhà nước?
Theo ông Lịch, cần dung hòa tính chất dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
“Hiến pháp năm 1946 có quyền phúc quyết của dân một số vấn đề. Nếu như chúng ta nhất quán với quan điểm quyền lực nhà nước thuộc nhân dân. Như vậy nhân dân giao Quốc hội những quyền nào, cái nào dân phúc quyết. Vấn đề này phải làm rõ”, đại biểu Lịch đề nghị.
Cho rằng cơ chế kiểm soát quyền lực đang “vướng”, đại biểu Lịch đề nghị tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền một cách chặt chẽ, giám sát chặt chẽ để thể hiện không phân quyền nhưng không để lạm quyền.
Một nội dung nữa cũng được vị đại biểu này yêu cầu làm rõ ngay từ đầu là lần này sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vẫn là Hiến pháp 1992 hay là Hiến pháp 2013. “Nếu sửa toàn bộ như thế này thì nó là bản Hiến pháp mới”, ông Lịch nói.
Cũng liên quan đến quyền lực nhà nước của nhân dân, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và cách thức sử dụng quyền lực Nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.