Đề nghị lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội ra nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại phiên họp chiều 29/6 đã đồng tình cao với đề nghị thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 sẽ khai mạc vào ngày 21/7 tới đây của Ủy ban Pháp luật.
Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Chính phủ đề nghị tổng số 47 dự án luật, 5 dự án pháp lệnh. Dự án Luật Thủ đô được đề nghị trình tiếp và thông qua trong kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13 (cuối năm 2012).
Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2011 bảy dự án Luật, nghị quyết, trong đó có Luật Biển Việt Nam, Luật Quản lý thuế, Luật Phòng, chống rửa tiền…
Tán thành đề nghị này và để phục vụ cho việc sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và sửa đổi Hiến pháp, Ủy ban Pháp luật cũng đồng tình với Chính phủ về việc tiếp tục đưa dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) vào chương trình chuẩn bị năm 2012.
Để khẩn trương chuẩn bị cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội ra Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa Hiến pháp năm 1992 trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Theo Chủ tịch, kỳ họp tới Quốc hội phải lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, và “phấn đấu quyết liệt lắm thì cũng phải đến cuối năm 2013 mới sửa được”.
Tán thành rất cao việc lập ủy ban chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp và thông qua Luật Biển Việt Nam ngay trong năm nay, song nhiều ý kiến cũng đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ sửa Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước và sớm ban hành Luật Đầu tư công, Luật Mua sắm công.
Ủy ban Pháp luật đề nghị chuyển hai dự án luật Đầu tư công và Mua sắm công lên chương trình chính thức của năm 2012 thay vì để ở chương trình chuẩn bị như đề nghị của Chính phủ.
“Đây là những dự án luật quan trọng, khi được ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội, góp phần tăng cường quản lý, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư, sử dụng vốn nhà nước”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Riêng với Luật thuế thu nhập cá nhân, Chính phủ đề nghị sửa đổi bổ sung 1 số điều vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 theo quy trình một kỳ họp.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị rà soát lại toàn bộ theo quy trình 2 kỳ họp cho chắc chắn chứ không chỉ sửa 1 số điều.
Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Chính phủ đề nghị tổng số 47 dự án luật, 5 dự án pháp lệnh. Dự án Luật Thủ đô được đề nghị trình tiếp và thông qua trong kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13 (cuối năm 2012).
Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2011 bảy dự án Luật, nghị quyết, trong đó có Luật Biển Việt Nam, Luật Quản lý thuế, Luật Phòng, chống rửa tiền…
Tán thành đề nghị này và để phục vụ cho việc sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và sửa đổi Hiến pháp, Ủy ban Pháp luật cũng đồng tình với Chính phủ về việc tiếp tục đưa dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) vào chương trình chuẩn bị năm 2012.
Để khẩn trương chuẩn bị cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội ra Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa Hiến pháp năm 1992 trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Theo Chủ tịch, kỳ họp tới Quốc hội phải lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, và “phấn đấu quyết liệt lắm thì cũng phải đến cuối năm 2013 mới sửa được”.
Tán thành rất cao việc lập ủy ban chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp và thông qua Luật Biển Việt Nam ngay trong năm nay, song nhiều ý kiến cũng đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ sửa Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước và sớm ban hành Luật Đầu tư công, Luật Mua sắm công.
Ủy ban Pháp luật đề nghị chuyển hai dự án luật Đầu tư công và Mua sắm công lên chương trình chính thức của năm 2012 thay vì để ở chương trình chuẩn bị như đề nghị của Chính phủ.
“Đây là những dự án luật quan trọng, khi được ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội, góp phần tăng cường quản lý, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư, sử dụng vốn nhà nước”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Riêng với Luật thuế thu nhập cá nhân, Chính phủ đề nghị sửa đổi bổ sung 1 số điều vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 theo quy trình một kỳ họp.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị rà soát lại toàn bộ theo quy trình 2 kỳ họp cho chắc chắn chứ không chỉ sửa 1 số điều.