Sữa Nutifood bán đấu giá cổ phần
Ngày 3/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ bán đấu giá 657.280 cổ phần của Công ty Nutifood
Ngày 3/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ bán đấu giá 657.280 cổ phần của Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) với giá khởi điểm 50.000 đồng/cổ phần.
Theo nghiên cứu của Công ty ACNielsen, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành sữa tại Việt Nam là từ 12%-15%. Do đó, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển ổn định ở mức bình quân hàng năm trên 8%, mức sinh ổn định và mức tiêu thụ sữa trên đầu người còn thấp (so với các nước trong khu vực).
Thị trường sữa Việt Nam ước tính có độ lớn 800 triệu USD trong năm 2007 và sẽ vượt mức 1 tỷ USD vào năm 2009. Người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm và sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng khiến thị trường sữa dinh dưỡng tại Việt Nam càng thêm hấp dẫn và là cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sữa.
Nutifood thành lập năm 2000, vốn điều lệ hiện tại là 120,6 tỷ đồng, trong đó cổ đông trong công ty (ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên) chiếm 39,5%, cổ đông ngoài công ty chiếm 60,5%, không có cổ đông nước ngoài và cổ đông Nhà nước.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty ACNielsen tháng 4/2007, Nutifood là 1 trong 5 công ty dẫn đầu trên thị trường sữa dinh dưỡng tại Việt Nam (Vinamilk, Dutch Lady, Abbott, Mead Jonson và Nutifood). Trong đó, Nutifood đứng thứ 2 thị phần sữa bột nguyên kem chỉ sau Dutch Lady, thứ 2 về sữa đặc trị chỉ sau Abbott, thứ 5 về sữa dành cho người lớn sau Abbott, Fonterra, Mead Johnson, & Vinamilk, thứ 6 về sữa dành cho trẻ em đang phát triển sau Dutch Lady, Abbott, Mead Johnson, Nestle và Vinamilk.
Nutifood đã đầu tư trên 130 tỷ đồng để xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và đã đi vào hoạt động từ quý 4/2005. Dự kiến trong năm 2008, Nutifood sẽ tiếp tục đầu tư khoản 70 tỷ đồng để xây thêm một nhà máy sữa cũng tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Doanh thu thuần của Nutifood có xu hướng giảm, năm 2005 đạt 441,333 tỷ, giảm 3,9%, năm 2006 đạt 371,09 tỷ, giảm 15,92% so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2007 doanh thu tiếp tục giảm, chỉ đạt hơn 165 tỷ đồng, giảm 11,54% so cùng kỳ năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế của Nutifood cũng có nhiều biến động, năm 2005 đạt 14,926 tỷ, giảm 52,33%, năm 2006 đạt 22,691 tỷ đồng, tăng 52,03% so năm trước nhưng 6 tháng đầu năm 2007 lại giảm 51,34% so cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 6,569 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Nutifood, tổng khoản nợ đến 30/6/2007 là 109,739 tỷ đồng, trong đó nợ vay dài hạn gần 48 tỷ đồng, tổng các khoản phải thu đến 30/6/2007 là 38,086 tỷ đồng, ở thời điểm 30/6, hệ số nợ trên tổng tài sản là 44,28%, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 79,48%.
Theo giải trình của Nutifood, doanh thu thuần năm 2006 giảm 16% so với năm 2005 nguyên nhân là do thị trường năm 2006 có sự cạnh tranh cao với các công ty nước ngoài và trong nước, đồng thời nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề mới được thành lập dẫn đến thị phần bị chia sẻ.
Vì vậy, công ty cố gắng tiết giảm chi phí nhằm đảm bảo lợi nhuận đã được đề ra và lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 52,03% so với năm 2005. Nutifood đã đề ra chỉ tiêu cho năm 2007 là tăng 40% doanh số và 76% lợi nhuận sau thuế so với năm 2006.
Tuy nhiên, cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, giá sữa nguyên liệu tăng mạnh làm giá thành sản phẩm của Nutifood tăng theo trong khi giá đầu ra không thể tự động tăng tương ứng do sự cạnh tranh rất mạnh của các công ty sữa khác. Đây chính là yếu tố làm cho lợi nhuận sau thuế của Nutifood trong 6 tháng 2007 lại sụt mạnh so với cùng kỳ năm 2006.
Theo nghiên cứu của Công ty ACNielsen, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành sữa tại Việt Nam là từ 12%-15%. Do đó, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển ổn định ở mức bình quân hàng năm trên 8%, mức sinh ổn định và mức tiêu thụ sữa trên đầu người còn thấp (so với các nước trong khu vực).
Thị trường sữa Việt Nam ước tính có độ lớn 800 triệu USD trong năm 2007 và sẽ vượt mức 1 tỷ USD vào năm 2009. Người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm và sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng khiến thị trường sữa dinh dưỡng tại Việt Nam càng thêm hấp dẫn và là cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sữa.
Nutifood thành lập năm 2000, vốn điều lệ hiện tại là 120,6 tỷ đồng, trong đó cổ đông trong công ty (ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên) chiếm 39,5%, cổ đông ngoài công ty chiếm 60,5%, không có cổ đông nước ngoài và cổ đông Nhà nước.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty ACNielsen tháng 4/2007, Nutifood là 1 trong 5 công ty dẫn đầu trên thị trường sữa dinh dưỡng tại Việt Nam (Vinamilk, Dutch Lady, Abbott, Mead Jonson và Nutifood). Trong đó, Nutifood đứng thứ 2 thị phần sữa bột nguyên kem chỉ sau Dutch Lady, thứ 2 về sữa đặc trị chỉ sau Abbott, thứ 5 về sữa dành cho người lớn sau Abbott, Fonterra, Mead Johnson, & Vinamilk, thứ 6 về sữa dành cho trẻ em đang phát triển sau Dutch Lady, Abbott, Mead Johnson, Nestle và Vinamilk.
Nutifood đã đầu tư trên 130 tỷ đồng để xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và đã đi vào hoạt động từ quý 4/2005. Dự kiến trong năm 2008, Nutifood sẽ tiếp tục đầu tư khoản 70 tỷ đồng để xây thêm một nhà máy sữa cũng tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Doanh thu thuần của Nutifood có xu hướng giảm, năm 2005 đạt 441,333 tỷ, giảm 3,9%, năm 2006 đạt 371,09 tỷ, giảm 15,92% so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2007 doanh thu tiếp tục giảm, chỉ đạt hơn 165 tỷ đồng, giảm 11,54% so cùng kỳ năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế của Nutifood cũng có nhiều biến động, năm 2005 đạt 14,926 tỷ, giảm 52,33%, năm 2006 đạt 22,691 tỷ đồng, tăng 52,03% so năm trước nhưng 6 tháng đầu năm 2007 lại giảm 51,34% so cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 6,569 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Nutifood, tổng khoản nợ đến 30/6/2007 là 109,739 tỷ đồng, trong đó nợ vay dài hạn gần 48 tỷ đồng, tổng các khoản phải thu đến 30/6/2007 là 38,086 tỷ đồng, ở thời điểm 30/6, hệ số nợ trên tổng tài sản là 44,28%, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 79,48%.
Theo giải trình của Nutifood, doanh thu thuần năm 2006 giảm 16% so với năm 2005 nguyên nhân là do thị trường năm 2006 có sự cạnh tranh cao với các công ty nước ngoài và trong nước, đồng thời nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề mới được thành lập dẫn đến thị phần bị chia sẻ.
Vì vậy, công ty cố gắng tiết giảm chi phí nhằm đảm bảo lợi nhuận đã được đề ra và lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 52,03% so với năm 2005. Nutifood đã đề ra chỉ tiêu cho năm 2007 là tăng 40% doanh số và 76% lợi nhuận sau thuế so với năm 2006.
Tuy nhiên, cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, giá sữa nguyên liệu tăng mạnh làm giá thành sản phẩm của Nutifood tăng theo trong khi giá đầu ra không thể tự động tăng tương ứng do sự cạnh tranh rất mạnh của các công ty sữa khác. Đây chính là yếu tố làm cho lợi nhuận sau thuế của Nutifood trong 6 tháng 2007 lại sụt mạnh so với cùng kỳ năm 2006.