Sức hấp dẫn của vàng đang giảm xuống
Sự suy giảm sức hấp dẫn của vàng diễn ra đồng thời với sự tăng điểm của thị trường chứng khoán thế giới
Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên nghi ngờ về khả năng tiếp tục tăng giá của vàng, hãng tin Bloomberg cho biết.
Trong vòng 5 tuần trở lại đây, đã có 4 tuần giới đầu cơ giảm đặt cược vào sự tăng giá của vàng. Mức độ biến động của giá vàng thế giới vì thế cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tổng số hợp đồng vàng trên các sàn giao dịch vàng lớn cũng đi xuống.
Sau đợt tăng giá mạnh vào đầu năm, vàng bắt đầu “đuối” trong thời gian gần đây. Trong 2 tuần đầu tiên của tháng 8, giá vàng đã giảm khoảng 1% trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc và nhu cầu mua vàng để phòng ngừa rủi ro không còn mạnh.
Theo thống kê được công bố tuần trước, số việc làm mới trong khu vực phi nông nghiệp của Mỹ tăng mạnh trong tháng 7 và tiền lương cũng tăng lên.
“Giới đầu tư không còn tin vào sự tăng giá của vàng”, ông Frank Holmes, nhà quản lý quỹ thuộc US Global Investors ở Texas, Mỹ, nhận định. “Các số liệu việc làm của Mỹ quá tốt. Khi có nhiều số liệu tốt, lãi suất sẽ tăng và giá vàng sẽ phải giảm”.
Bloomberg dẫn số liệu mới nhất từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy số lượng ròng các hợp đồng đầu cơ giá lên vàng trên các sàn giao dịch ở nước này đã giảm 4,3% trong tuần kết thúc vào ngày 9/8, còn 255.773 hợp đồng. Số hợp đồng này đã giảm 11% kể từ khi đạt kỷ lục mọi thời đại vào hôm 5/7, không lâu sau sự kiện Brexit.
Trên sàn giao dịch COMEX ở Mỹ, tổng số hợp đồng vàng cũng đã giảm 13% so với mức đỉnh hồi tháng 7.
Kể từ mức đỉnh của 2 năm thiết lập vào hôm 6/7, giá vàng hiện đã giảm khoảng 2,5%. Sáng ngày 15/8 tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay giao dịch ở mức gần 1.340 USD/oz.
Sự suy giảm sức hấp dẫn của vàng diễn ra đồng thời với sự tăng điểm của thị trường chứng khoán thế giới. Tuần trước, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập một kỷ lục mới. Trong khi đó, khối lượng nắm giữ của quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới là quỹ SPDR Gold Trust đã giảm trong 4 tuần trong vòng 5 tuần trở lại đây.
Giới giao dịch hiện đang dự báo khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong thời gian từ nay đến cuối năm là 42%, từ mức chỉ 12% vào thời điểm đầu tháng 7.
Theo đánh giá của công ty quản lý tài sản Pictet Wealth Management, nếu FED tăng lãi suất 3 lần trong thời gian đến cuối năm 2017, thì giá vàng khó có khả năng vượt được đỉnh giá của 2 năm thiết lập hồi đầu tháng 7. Ông Luc Luyet, chiến lược gia của Pictet, cho rằng giá vàng ít có cơ hội vượt qua mức 1.430 USD/oz, và thay vào đó, sẽ ổn định trong khoảng từ 1.250-1.300 USD/oz.
Việc vàng giảm giá thời gian gần đây là một sự thay đổi dối với các nhà đầu tư đã mạnh tay gom vàng hồi đầu năm. Tuy vậy, giá vàng hiện vẫn cao hơn khoảng 27% so với mức chốt của năm ngoái. Khối lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ trên toàn cầu đã đạt mức cao nhất trong 3 năm vào tuần trước.
Một số nhà phân tích vẫn cho rằng vàng vẫn có thể tiếp tục tăng giá trong thời gian tới, bởi ngoài Mỹ, tình hình các nền kinh tế lớn khác của thế giới như Anh, Nhật Bản và châu Âu vẫn đang gặp nhiều thách thức, buộc các ngân hàng trung ương phải nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Theo ông Vic Sperandeo, Giám đốc điều hành công ty EAM Partners ở Dallas, Mỹ, giới đầu tư sẽ phải quay trở lại với vàng khi các ngân hàng trung ương “cạn vũ khí”. “Họ không thể hạ lãi suất thêm. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Anh cũng cho thấy không thể nới lỏng định lượng thêm vì không còn trái phiếu để mua vào. Khi đó, nhà đầu tư sẽ phải mua gì? Chắc chắn là vàng rồi”, ông Sperandeo nói.
Trong vòng 5 tuần trở lại đây, đã có 4 tuần giới đầu cơ giảm đặt cược vào sự tăng giá của vàng. Mức độ biến động của giá vàng thế giới vì thế cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tổng số hợp đồng vàng trên các sàn giao dịch vàng lớn cũng đi xuống.
Sau đợt tăng giá mạnh vào đầu năm, vàng bắt đầu “đuối” trong thời gian gần đây. Trong 2 tuần đầu tiên của tháng 8, giá vàng đã giảm khoảng 1% trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc và nhu cầu mua vàng để phòng ngừa rủi ro không còn mạnh.
Theo thống kê được công bố tuần trước, số việc làm mới trong khu vực phi nông nghiệp của Mỹ tăng mạnh trong tháng 7 và tiền lương cũng tăng lên.
“Giới đầu tư không còn tin vào sự tăng giá của vàng”, ông Frank Holmes, nhà quản lý quỹ thuộc US Global Investors ở Texas, Mỹ, nhận định. “Các số liệu việc làm của Mỹ quá tốt. Khi có nhiều số liệu tốt, lãi suất sẽ tăng và giá vàng sẽ phải giảm”.
Bloomberg dẫn số liệu mới nhất từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy số lượng ròng các hợp đồng đầu cơ giá lên vàng trên các sàn giao dịch ở nước này đã giảm 4,3% trong tuần kết thúc vào ngày 9/8, còn 255.773 hợp đồng. Số hợp đồng này đã giảm 11% kể từ khi đạt kỷ lục mọi thời đại vào hôm 5/7, không lâu sau sự kiện Brexit.
Trên sàn giao dịch COMEX ở Mỹ, tổng số hợp đồng vàng cũng đã giảm 13% so với mức đỉnh hồi tháng 7.
Kể từ mức đỉnh của 2 năm thiết lập vào hôm 6/7, giá vàng hiện đã giảm khoảng 2,5%. Sáng ngày 15/8 tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay giao dịch ở mức gần 1.340 USD/oz.
Sự suy giảm sức hấp dẫn của vàng diễn ra đồng thời với sự tăng điểm của thị trường chứng khoán thế giới. Tuần trước, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập một kỷ lục mới. Trong khi đó, khối lượng nắm giữ của quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới là quỹ SPDR Gold Trust đã giảm trong 4 tuần trong vòng 5 tuần trở lại đây.
Giới giao dịch hiện đang dự báo khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong thời gian từ nay đến cuối năm là 42%, từ mức chỉ 12% vào thời điểm đầu tháng 7.
Theo đánh giá của công ty quản lý tài sản Pictet Wealth Management, nếu FED tăng lãi suất 3 lần trong thời gian đến cuối năm 2017, thì giá vàng khó có khả năng vượt được đỉnh giá của 2 năm thiết lập hồi đầu tháng 7. Ông Luc Luyet, chiến lược gia của Pictet, cho rằng giá vàng ít có cơ hội vượt qua mức 1.430 USD/oz, và thay vào đó, sẽ ổn định trong khoảng từ 1.250-1.300 USD/oz.
Việc vàng giảm giá thời gian gần đây là một sự thay đổi dối với các nhà đầu tư đã mạnh tay gom vàng hồi đầu năm. Tuy vậy, giá vàng hiện vẫn cao hơn khoảng 27% so với mức chốt của năm ngoái. Khối lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ trên toàn cầu đã đạt mức cao nhất trong 3 năm vào tuần trước.
Một số nhà phân tích vẫn cho rằng vàng vẫn có thể tiếp tục tăng giá trong thời gian tới, bởi ngoài Mỹ, tình hình các nền kinh tế lớn khác của thế giới như Anh, Nhật Bản và châu Âu vẫn đang gặp nhiều thách thức, buộc các ngân hàng trung ương phải nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Theo ông Vic Sperandeo, Giám đốc điều hành công ty EAM Partners ở Dallas, Mỹ, giới đầu tư sẽ phải quay trở lại với vàng khi các ngân hàng trung ương “cạn vũ khí”. “Họ không thể hạ lãi suất thêm. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Anh cũng cho thấy không thể nới lỏng định lượng thêm vì không còn trái phiếu để mua vào. Khi đó, nhà đầu tư sẽ phải mua gì? Chắc chắn là vàng rồi”, ông Sperandeo nói.