Sức mạnh từ niềm tin vào những điều tốt đẹp
“Chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn phải vượt qua, nhưng chúng tôi cũng có niềm tin rất lớn”
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi là nỗi đau của cả dân tộc. Là doanh nhân, các anh học được gì từ vị Đại tướng vĩ đại của nhân dân?".
Đây là một câu hỏi được dành cho Giám đốc Chiến lược Công ty Cổ phần FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa tại cuộc giao lưu trực tuyến “Xây dựng thương hiệu Việt mang tầm toàn cầu”, do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 11/10 vừa qua.
Ông Hòa trả lời, sự ra đi của Đại tướng trong lúc này dù đau đớn như một tượng đài vừa đổ xuống trước nghiệt ngã của thời gian, nhưng kỳ lạ thay, nỗi đau này lại như phao cứu sinh cho niềm tin của nhân dân vào những điều tốt đẹp trong cơn lũ của đời thường...
"Người dân chúng ta chưa bao giờ hiền lành và nhân ái như thế trong cách xếp hàng, chia sẻ từng mẩu bánh, chiếc quạt, kể cho nhau về tình thương mến và cảm phục hướng về Đại tướng xen lẫn niềm hãnh diện là người Việt Nam, hãnh diện vì có một Đại tướng của nhân dân.
Tôi cho rằng, giá trị nhân văn trong câu nói của Đại tướng “nếu không có chiến tranh, tôi sẽ vô cùng hạnh phúc với nghề giáo...” còn lớn hơn gấp nhiều lần chiến tích quân sự mà thế giới tôn vinh cụ vì đã đánh ngã hai cường quốc. Vì đó chính là chân giá trị của dân tộc ta, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân mà thay cường bạo...”.
Chúng ta vẫn còn đó những giá trị nhân văn trú ẩn trong tâm hồn mỗi người con đất Việt. Và nó sẽ là sức mạnh khi chúng ta biết nắm tay nhau trong những lúc như thế này. Khi có niềm tin vào những giá trị tốt đẹp thì sự đoàn kết, tập trung trí lực vào những mục tiêu kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ được phát huy tốt nhất. Đối với mỗi nhân viên, nếu toàn tâm, toàn ý vào công việc thì sức mạnh cũng sẽ tăng lên gấp bội".
Môi trường phát triển cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trẻ nói riêng cũng là vấn đề được quan tâm tại buổi giao lưu.
"Trong bối cảnh hiện nay khi mà các doanh nghiệp lớn được coi là trụ cột của nền kinh tế cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trẻ?". Câu hỏi này được dành cho Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan, Văn Đức Mười - một doanh nhân không còn trẻ.
Ba lần Vissan tham gia giải thưởng Sao Vàng Đất Việt của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, cả 3 lần đều đạt vị trí cao trong đó có hai lần lọt vào top 10, Tổng giám đốc Văn Đức Mười nhận được sự quan tâm của khá nhiều độc giả.
Trở lại câu hỏi trên, ông Mười cho rằng, việc đứng vững trong nền kinh tế hiện nay không phụ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Mà doanh nghiệp nào có chiến lược đúng đắn, có sứ mệnh rõ ràng, có công nghệ trong quản trị, biết dự báo thông tin, biết tổ chức tốt, định vị tốt sản phẩm của mình trong thị trường mới thật là trụ cột của nền kinh tế.
"Sự phát triển bền vững của nền kinh tế nhất thiết có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trẻ, với công nghệ mới, với sự sáng tạo mới, luôn luôn đổi mới để phù hợp với môi trường kinh tế đang phát triển", ông Mười bày tỏ quan điểm.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa chia sẻ, 21 năm ở nước ngoài và ở bất cứ quốc gia nào ông đã sống và làm việc thì chính phủ đều luôn chạy theo doanh nghiệp về cơ chế.
"Chính sách của chúng ta đúng là còn có quá nhiều vấn đề và doanh nghiệp không thể đợi. Thông điệp của chúng tôi là doanh nghiệp phải chủ động tự cứu lấy mình trước và không để vận mệnh của doanh nghiệp và người lao động của mình quá lệ thuộc vào các yếu tố ngoại vi", ông Hòa bày tỏ.
Vị doanh nhân này cũng lạc quan cho rằng, “chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn phải vượt qua, nhưng chúng tôi cũng có niềm tin rất lớn, đó là tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam và nội lực trong dân”.
"Tôi không tin các doanh nghiệp phá sản thực chất là chết mà họ đang chuyển đổi mô hình", ông Hòa quả quyết.
Đề cập về mối quan hệ giữa nền kinh tế và thương hiệu của doanh nghiệp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên khẳng định, nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, đi liền với những doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu.
Vị diễn giả này phân tích, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam là quốc gia đi sau, nhưng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, bên cạnh các quy luật tất yếu phải tìm cái riêng để đáp ứng luật chơi của nền kinh tế thị trường.
"Khi chúng ta có một thương hiệu được quốc tế công nhận, đó là sự ghi nhận dấu ấn của doanh nghiệp Việt Nam, chứng tỏ đã đạt được các yêu cầu khắt khe của thị trường", ông Kiên nói.
"Việt Nam có nhiều khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhưng các chính sách bảo hộ chưa phù hợp, chưa thúc đẩy sự sáng tạo của cá nhân và doanh nghiệp và chưa bảo vệ được đầy đủ các cá nhân và doanh nghiệp đó để họ có cơ hội xây dựng những thương hiệu lớn trong nước và quốc tế", chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành bình luận.
Đây là một câu hỏi được dành cho Giám đốc Chiến lược Công ty Cổ phần FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa tại cuộc giao lưu trực tuyến “Xây dựng thương hiệu Việt mang tầm toàn cầu”, do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 11/10 vừa qua.
Ông Hòa trả lời, sự ra đi của Đại tướng trong lúc này dù đau đớn như một tượng đài vừa đổ xuống trước nghiệt ngã của thời gian, nhưng kỳ lạ thay, nỗi đau này lại như phao cứu sinh cho niềm tin của nhân dân vào những điều tốt đẹp trong cơn lũ của đời thường...
"Người dân chúng ta chưa bao giờ hiền lành và nhân ái như thế trong cách xếp hàng, chia sẻ từng mẩu bánh, chiếc quạt, kể cho nhau về tình thương mến và cảm phục hướng về Đại tướng xen lẫn niềm hãnh diện là người Việt Nam, hãnh diện vì có một Đại tướng của nhân dân.
Tôi cho rằng, giá trị nhân văn trong câu nói của Đại tướng “nếu không có chiến tranh, tôi sẽ vô cùng hạnh phúc với nghề giáo...” còn lớn hơn gấp nhiều lần chiến tích quân sự mà thế giới tôn vinh cụ vì đã đánh ngã hai cường quốc. Vì đó chính là chân giá trị của dân tộc ta, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân mà thay cường bạo...”.
Chúng ta vẫn còn đó những giá trị nhân văn trú ẩn trong tâm hồn mỗi người con đất Việt. Và nó sẽ là sức mạnh khi chúng ta biết nắm tay nhau trong những lúc như thế này. Khi có niềm tin vào những giá trị tốt đẹp thì sự đoàn kết, tập trung trí lực vào những mục tiêu kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ được phát huy tốt nhất. Đối với mỗi nhân viên, nếu toàn tâm, toàn ý vào công việc thì sức mạnh cũng sẽ tăng lên gấp bội".
Môi trường phát triển cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trẻ nói riêng cũng là vấn đề được quan tâm tại buổi giao lưu.
"Trong bối cảnh hiện nay khi mà các doanh nghiệp lớn được coi là trụ cột của nền kinh tế cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trẻ?". Câu hỏi này được dành cho Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan, Văn Đức Mười - một doanh nhân không còn trẻ.
Ba lần Vissan tham gia giải thưởng Sao Vàng Đất Việt của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, cả 3 lần đều đạt vị trí cao trong đó có hai lần lọt vào top 10, Tổng giám đốc Văn Đức Mười nhận được sự quan tâm của khá nhiều độc giả.
Trở lại câu hỏi trên, ông Mười cho rằng, việc đứng vững trong nền kinh tế hiện nay không phụ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Mà doanh nghiệp nào có chiến lược đúng đắn, có sứ mệnh rõ ràng, có công nghệ trong quản trị, biết dự báo thông tin, biết tổ chức tốt, định vị tốt sản phẩm của mình trong thị trường mới thật là trụ cột của nền kinh tế.
"Sự phát triển bền vững của nền kinh tế nhất thiết có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trẻ, với công nghệ mới, với sự sáng tạo mới, luôn luôn đổi mới để phù hợp với môi trường kinh tế đang phát triển", ông Mười bày tỏ quan điểm.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa chia sẻ, 21 năm ở nước ngoài và ở bất cứ quốc gia nào ông đã sống và làm việc thì chính phủ đều luôn chạy theo doanh nghiệp về cơ chế.
"Chính sách của chúng ta đúng là còn có quá nhiều vấn đề và doanh nghiệp không thể đợi. Thông điệp của chúng tôi là doanh nghiệp phải chủ động tự cứu lấy mình trước và không để vận mệnh của doanh nghiệp và người lao động của mình quá lệ thuộc vào các yếu tố ngoại vi", ông Hòa bày tỏ.
Vị doanh nhân này cũng lạc quan cho rằng, “chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn phải vượt qua, nhưng chúng tôi cũng có niềm tin rất lớn, đó là tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam và nội lực trong dân”.
"Tôi không tin các doanh nghiệp phá sản thực chất là chết mà họ đang chuyển đổi mô hình", ông Hòa quả quyết.
Đề cập về mối quan hệ giữa nền kinh tế và thương hiệu của doanh nghiệp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên khẳng định, nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, đi liền với những doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu.
Vị diễn giả này phân tích, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam là quốc gia đi sau, nhưng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, bên cạnh các quy luật tất yếu phải tìm cái riêng để đáp ứng luật chơi của nền kinh tế thị trường.
"Khi chúng ta có một thương hiệu được quốc tế công nhận, đó là sự ghi nhận dấu ấn của doanh nghiệp Việt Nam, chứng tỏ đã đạt được các yêu cầu khắt khe của thị trường", ông Kiên nói.
"Việt Nam có nhiều khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhưng các chính sách bảo hộ chưa phù hợp, chưa thúc đẩy sự sáng tạo của cá nhân và doanh nghiệp và chưa bảo vệ được đầy đủ các cá nhân và doanh nghiệp đó để họ có cơ hội xây dựng những thương hiệu lớn trong nước và quốc tế", chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành bình luận.
Chuyên đề Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) của VnEconomy |