Tác động từ khủng hoảng tài chính Mỹ tới lĩnh vực công nghệ
Ngành công nghệ đang chịu tác động cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn trước những biến động gần đây trên thị trường tài chính Mỹ
Ngành công nghệ đang chịu tác động cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn trước những biến động gần đây trên thị trường tài chính Mỹ.
Lehman Brothers và Merrill Lynch từng sống sót sau đợt Đại suy thoái (Great Depression) của nước Mỹ trong những năm 30 thế kỷ trước, nhưng họ đã không thể trụ vững trước cuộc khủng hoảng tài chính vào thời điểm hiện nay - dấu mốc sẽ còn được các chuyên gia kinh tế nhắc lại nhiều lần sau này.
Đối với ngành công nghệ, sự đổ vỡ của các ngân hàng đầu tư lớn nói trên cũng là một tin rất xấu dù trước đó, theo các chuyên gia, lĩnh vực công nghệ vẫn còn nằm ngoài vòng xoáy của đợt khủng hoảng tín dụng.
Tác động sẽ đến cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong ngắn hạn, thị trường công nghệ sẽ bị thu hẹp lại đáng kể.
Lâu nay, Phố Wall luôn luôn là bạn hàng lớn của các hãng công nghệ. Theo số liệu của hãng Forrester Research, các dịch vụ tài chính chiếm khoảng 18% tổng chi tiêu của các công ty công nghệ, trong đó những công ty của Phố Wall chiếm tới 1/3 con số này. Khi mà 3 trong số 5 ngân hàng đầu tư đã không còn tồn tại độc lập, nhu cầu cho những sản phẩm và dịch vụ này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Hơn thế nữa, ngành công nghiệp dịch vụ tài chính còn là đối tác lớn nhất đối với các sản phẩm máy chủ, chiếm tới 25% tổng số máy chủ toàn cầu, theo số liệu của Gartner. Trong vòng hơn 2 ngày qua, cổ phiếu của Sun, hãng cung cấp máy chủ hàng đầu thế giới, giảm 12% xuống còn 8,4 USD/1 cổ phiếu. Cổ phiếu của Dell, cũng là một nhà sản xuất máy chủ lớn, giảm 10%.
Việc các ngân hàng trì hoãn hoặc cắt giảm các dự án đối với các sản phẩm máy chủ là điều không thể tránh khỏi. Những sự cắt giảm này sẽ có những tác động gián tiếp đến những dự án phần mềm chạy trên hệ thống máy chủ này. Tức là các hãng cung cấp các sản phẩm như vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu nhìn trong dài hạn, những ngân hàng đầu tư có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển những công ty công nghệ mới ra đời. Những ngân hàng này tạo cơ hội cho những công ty mới bằng cách cung cấp vốn, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho các công ty mới ra đời phát triển.
Lehman Brothers từng là một trong những ngân hàng cách tân nhất ở Phố wall. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Robert Lehman trong những thập niên 1950, 1960, ngân hàng này đã cung cấp vốn và cam kết bảo trợ cho các công ty kinh doanh mới thành lập, trong đó có nhiều hãng công nghệ cao. Thành công của Lehman Brothers sau đó còn là tiền đề để những ngân hàng khác đi theo cách làm của họ.
Trong khi đó, sự phát triển của ngành công nghệ hay bất cứ ngành công nghiệp nào khác cũng đều phải dựa rất lớn vào sự ra đời và phát triển của những công ty mới.
Chính vì lẽ này, việc những ngân hàng hàng đầu của nước Mỹ không còn tồn tại một cách độc lập sẽ có những tác động nhất định đối với ngành công nghệ toàn cầu trong dài hạn.
(Theo Bussiness Week)
Lehman Brothers và Merrill Lynch từng sống sót sau đợt Đại suy thoái (Great Depression) của nước Mỹ trong những năm 30 thế kỷ trước, nhưng họ đã không thể trụ vững trước cuộc khủng hoảng tài chính vào thời điểm hiện nay - dấu mốc sẽ còn được các chuyên gia kinh tế nhắc lại nhiều lần sau này.
Đối với ngành công nghệ, sự đổ vỡ của các ngân hàng đầu tư lớn nói trên cũng là một tin rất xấu dù trước đó, theo các chuyên gia, lĩnh vực công nghệ vẫn còn nằm ngoài vòng xoáy của đợt khủng hoảng tín dụng.
Tác động sẽ đến cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong ngắn hạn, thị trường công nghệ sẽ bị thu hẹp lại đáng kể.
Lâu nay, Phố Wall luôn luôn là bạn hàng lớn của các hãng công nghệ. Theo số liệu của hãng Forrester Research, các dịch vụ tài chính chiếm khoảng 18% tổng chi tiêu của các công ty công nghệ, trong đó những công ty của Phố Wall chiếm tới 1/3 con số này. Khi mà 3 trong số 5 ngân hàng đầu tư đã không còn tồn tại độc lập, nhu cầu cho những sản phẩm và dịch vụ này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Hơn thế nữa, ngành công nghiệp dịch vụ tài chính còn là đối tác lớn nhất đối với các sản phẩm máy chủ, chiếm tới 25% tổng số máy chủ toàn cầu, theo số liệu của Gartner. Trong vòng hơn 2 ngày qua, cổ phiếu của Sun, hãng cung cấp máy chủ hàng đầu thế giới, giảm 12% xuống còn 8,4 USD/1 cổ phiếu. Cổ phiếu của Dell, cũng là một nhà sản xuất máy chủ lớn, giảm 10%.
Việc các ngân hàng trì hoãn hoặc cắt giảm các dự án đối với các sản phẩm máy chủ là điều không thể tránh khỏi. Những sự cắt giảm này sẽ có những tác động gián tiếp đến những dự án phần mềm chạy trên hệ thống máy chủ này. Tức là các hãng cung cấp các sản phẩm như vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu nhìn trong dài hạn, những ngân hàng đầu tư có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển những công ty công nghệ mới ra đời. Những ngân hàng này tạo cơ hội cho những công ty mới bằng cách cung cấp vốn, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho các công ty mới ra đời phát triển.
Lehman Brothers từng là một trong những ngân hàng cách tân nhất ở Phố wall. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Robert Lehman trong những thập niên 1950, 1960, ngân hàng này đã cung cấp vốn và cam kết bảo trợ cho các công ty kinh doanh mới thành lập, trong đó có nhiều hãng công nghệ cao. Thành công của Lehman Brothers sau đó còn là tiền đề để những ngân hàng khác đi theo cách làm của họ.
Trong khi đó, sự phát triển của ngành công nghệ hay bất cứ ngành công nghiệp nào khác cũng đều phải dựa rất lớn vào sự ra đời và phát triển của những công ty mới.
Chính vì lẽ này, việc những ngân hàng hàng đầu của nước Mỹ không còn tồn tại một cách độc lập sẽ có những tác động nhất định đối với ngành công nghệ toàn cầu trong dài hạn.
(Theo Bussiness Week)