Quy hoạch giao thông và đô thị phải đồng bộ, gắn kết; trong đó, đường sắt đô thị phải trở thành xương sống của mạng lưới giao thông công cộng, thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững…
Tại cuộc họp về dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị (chiều 24/2), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh dự thảo Luật phải “khâu nối”, thực hiện tích hợp các quy hoạch chuyên ngành như hạ tầng giao thông, viễn thông, cấp thoát nước, môi trường… trong phát triển đô thị…
Để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị, Nghệ An sẽ xây dựng các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu trọng tâm; trong đó, thí điểm xây dựng và thực hiện Đề án thành phố ánh sáng thành phố Vinh giai đoạn 2024 - 2025...
Theo Đồ án định hướng phát triển đô thị TP.HCM, Thành phố sẽ hình thành 5 phân vùng với quy mô dân số dự kiến đạt 16 triệu người vào năm 2060. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi lưu ý việc tính toán vấn đề tăng dân số phải được đặt trong tương quan phát triển thành phố…
Quy mô dân số toàn TP.HCM đến năm 2030 là 11 triệu người, đến năm 2040 là 13 triệu người, đến năm 2060 là 16 triệu người và quy hoạch chung định hướng phát triển đô thị Thành phố theo mô hình đa trung tâm…
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Dự kiến, nhu cầu vốn đầu tư Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 khoảng 158.831 tỷ đồng...
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt “Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, giai đoạn đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%; giai đoạn năm 2026 đến trước năm 2030 là 70%. Để thực hiện kế hoạch, nhu cầu kinh phí cho chương trình dự kiến cần 1.299.000 tỷ đồng…
Sáng ngày 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra là đến 2030, cả nước có 700 phường đạt chuẩn đô thị thì cần phải có nguồn lực khổng lồ, ước tính lên tới nhiều trăm tỷ USD...
Đô thị hoá ở Việt Nam thời gian gần đây diễn ra mạnh mẽ nhưng chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu. Từ đó, gây lãng phí về đất đai, giảm thiểu mức độ tập trung kinh tế…
Theo dự kiến, Bộ Chính trị sẽ ban hành Nghị quyết về “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây sẽ là chỉ đạo ở cấp cao nhất về phát triển đô thị. Từ nghị quyết nói trên, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng những chính sách phát triển đô thị, tái thiết đô thị và dành nguồn lực xứng đáng cho công tác này…
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM, việc phát triển đô thị theo chiều rộng, kiểu “vết dầu loang”, thấp tầng hiện nay, là vừa sử dụng đất không tiết kiệm, không có hiệu quả, vừa khó đầu tư hệ thống kết nối giao thông đô thị có sức chở lớn…