Năm 2025 tới, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội vẫn không thay đổi so với quy định hiện hành. Tổng tỷ lệ đóng của cả người lao động và doanh nghiệp là 32%, đây là cơ sở để tính hưởng một số chế độ về bảo hiểm xã hội...
Về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định theo hướng giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ quy định và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố để thực hiện, đảm bảo chế độ cho người hưởng từ ngày 1/1 hằng năm...
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội này là căn cứ để tính lương hưu, trợ cấp một lần, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần cho người lao động...
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ làm căn cứ để tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi người lao động nghỉ hưu, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và trợ cấp tuất một lần...
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở khu vực Nhà nước, vừa ở cả khu vực tư nhân, thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian để làm căn cứ tính lương hưu...
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025 trở đi, một số nhóm đối tượng sẽ được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc...
Mặc dù cân nhắc về quyền lợi hưởng lương hưu, có bảo hiểm y tế khi về già, song nhiều người lao động vẫn quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần vì quá khó khăn. Những tháng đầu năm nay, con số này tiếp tục tăng...
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu mang tính chất ghi nhận đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng, với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Vì vậy, nếu tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng tới khả năng cân đối của Quỹ hưu trí và tử tuất...
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian đóng càng nhiều thì mức hưởng lương hưu của người lao động sau này càng cao. Vì thế, người lao động có thể cân nhắc bảo lưu số năm đóng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần...
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách, và quyền lợi của người lao động...
Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu quy định mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội trên 30 - 35 năm bằng một lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội...
Việc quy định về trần đóng bảo hiểm xã hội để hạn chế việc chênh lệch trong thụ hưởng và bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội. Người lao động muốn được hưởng lương hưu với mức cao hơn, có thể tham gia thêm bảo hiểm hưu trí bổ sung, hoặc các hình thức bảo hiểm thương mại khác...
Việc cải cách tiền lương sẽ làm phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024, nếu không thực hiện điều chỉnh cho đối tượng nghỉ trước thời điểm này khi cải cách chính sách tiền lương, theo Uỷ ban Xã hội...
Khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1/7 tới, đồng nghĩa mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được điều chỉnh tăng lên. Vì thế, mức lương hưu cũng có thể được cải thiện, song cách tính hiện vẫn đang áp dụng theo luật hiện hành...
Mục tiêu quan trọng nhất của tăng lương hưu là cải thiện đời sống cho người về hưu. Song để có nguồn tăng lương hưu ở mức cao còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đây là bài toán phải giải quyết từng bước một...
Cơ quan Bảo hiểm xã hội thông tin, để được nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế hiện hành, ngoài yêu cầu về số năm đóng bảo hiểm xã hội, còn cần các điều kiện khác. Khi người lao động đủ điều kiện hưởng theo quy định, sẽ được giải quyết chế độ hưu trí để đảm bảo quyền lợi cho họ...
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tới đây sẽ được sửa đổi theo hướng, người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% thay vì mức cố định 1% như quy định hiện hành, theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu theo 3 nhóm đối tượng tương ứng với từng mức điều chỉnh, đảm bảo để người về hưu không bị thiệt thòi, đặc biệt với nhóm đang hưởng hương hưu thấp...