VPBank xin chuyển trụ sở vì nhân sự tăng cao
Hiện tổng số nhân sự của VPBank là hơn 12.000 người, riêng năm 2015, VPBank tăng gần 3.500 nhân viên
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa cho biết đã ký hợp đồng với Công ty Tháp Láng Hạ để thuê mặt bằng dài hạn tại tòa nhà số 89 Láng Hạ.
Mặt bằng này có 29 tầng, diện tích sử dụng khoảng gần 14 nghìn m2.
Theo tờ trình của Hội đồng Quản trị VPBank tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra ngày 28/3 tại Hà Nội, trụ sở tại 72 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) hiện không đáp ứng được với số lượng nhân viên tăng cao, với mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Hiện tổng số nhân sự của VPBank là hơn 12.000 người, riêng năm 2015, VPBank tăng gần 3.500 nhân viên.
Ngoài đề xuất này, Hội đồng Quản trị VPBank còn xin ý kiến cổ đông tăng vốn thông qua phát hành 100 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược, tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành thêm cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 13,07% và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5,2%.
Trong trường hợp VPBank phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược trước khi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, vốn điều lệ của VPBank sẽ đạt mức 11.765 tỷ đồng.
Ngược lại, vốn điều lệ của đơn vị này sẽ ở mức 10.765 tỷ đồng.
Trong cuộc họp đại hội cổ đông của VPBank năm nay, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank cho biết, ngân hàng này đang tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa cổ phiếu VPB lên sàn trong năm 2016 theo đúng thời hạn. Tuy vậy, vấn đề bán cổ phần cho đối tác chiến lược đang trong quá trình thương lượng nên đơn vị này chưa thể công bố thông tin tới các cổ đông.
Năm 2015, VPBank lần đầu cán mốc lợi nhuận trước thuế ở mức 3.000 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, lãi ròng của ngân hàng đạt gần 1.600 tỷ đồng. Cũng trong buổi họp, các cổ đông đã nhất trí thông qua kết hoạch kinh doanh năm 2016 với mục tiêu lãi trước thuế đạt 3.200 tỷ đồng, nợ xấu khống chế dưới mức 3%.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh, đây là mức tăng trưởng hợp lý, giúp ngân hàng thận trọng hơn trong lựa chọn khách hàng và tăng cường số dư nợ, để đảm bảo VPBank có thể đối phó mọi tình huống khủng hoảng trên thị trường tài chính.
Về tổng tài sản, VPBank đặt kế hoạch năm 2016 đạt 246.223 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng thêm 1.584 tỷ từ chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Tổng huy động vốn (từ huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) đạt hơn 188.000 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đạt hơn 171.000 tỷ đồng, trong đó, cho vay khách hàng là 156.358 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế 3.200 tỷ đồng. Báo cáo thường niên 2015 cũng cho biết, dư nợ các khoản vay tín chấp của VPBank tăng 136%.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng cho biết: "Điều đó không đồng nghĩa rủi ro có thể tăng cao. Tôi tin tưởng với kinh nghiệm hệ thống quản trị rủi ro sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt rủi ro ở mức 'chấp nhận được".
Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 2,7%. Năm 2016, VPBank vẫn đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Năm 2015, đơn vị này cũng rất mạnh tay thu hồi nợ khi đòi được 1.700 tỷ đồng gốc nợ xấu và gần 300 tỷ nợ lãi của các khách hàng tồn lâu năm.
Mặt bằng này có 29 tầng, diện tích sử dụng khoảng gần 14 nghìn m2.
Theo tờ trình của Hội đồng Quản trị VPBank tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra ngày 28/3 tại Hà Nội, trụ sở tại 72 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) hiện không đáp ứng được với số lượng nhân viên tăng cao, với mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Hiện tổng số nhân sự của VPBank là hơn 12.000 người, riêng năm 2015, VPBank tăng gần 3.500 nhân viên.
Ngoài đề xuất này, Hội đồng Quản trị VPBank còn xin ý kiến cổ đông tăng vốn thông qua phát hành 100 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược, tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành thêm cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 13,07% và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5,2%.
Trong trường hợp VPBank phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược trước khi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, vốn điều lệ của VPBank sẽ đạt mức 11.765 tỷ đồng.
Ngược lại, vốn điều lệ của đơn vị này sẽ ở mức 10.765 tỷ đồng.
Trong cuộc họp đại hội cổ đông của VPBank năm nay, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank cho biết, ngân hàng này đang tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa cổ phiếu VPB lên sàn trong năm 2016 theo đúng thời hạn. Tuy vậy, vấn đề bán cổ phần cho đối tác chiến lược đang trong quá trình thương lượng nên đơn vị này chưa thể công bố thông tin tới các cổ đông.
Năm 2015, VPBank lần đầu cán mốc lợi nhuận trước thuế ở mức 3.000 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, lãi ròng của ngân hàng đạt gần 1.600 tỷ đồng. Cũng trong buổi họp, các cổ đông đã nhất trí thông qua kết hoạch kinh doanh năm 2016 với mục tiêu lãi trước thuế đạt 3.200 tỷ đồng, nợ xấu khống chế dưới mức 3%.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh, đây là mức tăng trưởng hợp lý, giúp ngân hàng thận trọng hơn trong lựa chọn khách hàng và tăng cường số dư nợ, để đảm bảo VPBank có thể đối phó mọi tình huống khủng hoảng trên thị trường tài chính.
Về tổng tài sản, VPBank đặt kế hoạch năm 2016 đạt 246.223 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng thêm 1.584 tỷ từ chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Tổng huy động vốn (từ huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) đạt hơn 188.000 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đạt hơn 171.000 tỷ đồng, trong đó, cho vay khách hàng là 156.358 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế 3.200 tỷ đồng. Báo cáo thường niên 2015 cũng cho biết, dư nợ các khoản vay tín chấp của VPBank tăng 136%.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng cho biết: "Điều đó không đồng nghĩa rủi ro có thể tăng cao. Tôi tin tưởng với kinh nghiệm hệ thống quản trị rủi ro sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt rủi ro ở mức 'chấp nhận được".
Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 2,7%. Năm 2016, VPBank vẫn đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Năm 2015, đơn vị này cũng rất mạnh tay thu hồi nợ khi đòi được 1.700 tỷ đồng gốc nợ xấu và gần 300 tỷ nợ lãi của các khách hàng tồn lâu năm.