Tái cơ cấu nền kinh tế: Hướng đi nào phù hợp?
Những “bất ổn vĩ mô” hiện nay có nguyên nhân chính từ việc Việt Nam vẫn đang ở trên đường tìm tòi, xây dựng một chủ thuyết riêng
Tiếp tục cuộc trao đổi với VnEconomy về những vấn đề đằng sau số liệu của kinh tế vĩ mô, TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng những “bất ổn vĩ mô” hiện nay có nguyên nhân chính từ việc Việt Nam vẫn đang ở trên đường tìm tòi, xây dựng một chủ thuyết phát triển kinh tế - xã hội cho riêng mình.
Cũng theo ông, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế là cách khắc phục duy nhất hiện nay.
Cần một chủ thuyết riêng cho Việt Nam
Sẽ xin được hỏi kỹ hơn quan điểm cá nhân ông về mô hình tăng trưởng kinh tế trong 5-10 năm tới ở phần sau. Còn bây giờ, xin được tiếp tục nói về những “bất ổn” của kinh tế vĩ mô. Đó là nhận định của Ủy ban Kinh tế, tức là của tập thể các chuyên gia kinh tế, dường như cũng chưa rõ nguyên nhân cơ bản nhất của những bất ổn này là gì và hướng khắc phục thế nào?
Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế thì nguyên nhân chủ yếu là do nhập siêu tăng cao, làm giảm dự trữ ngoại hối, tăng nợ công và gây sức ép phá giá đồng nội tệ.
Nhưng theo tôi, đây là những nguyên nhân chính, những biểu hiện của một vấn đề lớn hơn nhiều, đó là do chính cơ cấu sản xuất của nền kinh tế. Cách khắc phục duy nhất, theo tôi là phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Đây là vấn đề đã được đề cập từ kỳ họp Quốc hội thứ 4, nhưng đến nay lời giải vẫn chưa rõ nét.
Nhiều người vẫn cho rằng 5-10 năm tới cần phải có giải pháp mạnh ở ba điểm nghẽn: hạ tầng cơ sở, cải cách hành chính và nguồn nhân lực.
Nói vậy, theo tôi là chưa cơ bản. Nếu nói cải cách hành chính là điểm nhấn, tức là chúng ta mặc nhiên công nhận mô hình tăng trưởng hiện nay vẫn chưa phát huy hết công suất trong tình hình mới vì... thủ tục, nên phải coi cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá.
Còn hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực thì chuyện tất yếu phải làm. Nhưng phải hỏi là nguồn nhân lực định hướng về cái gì? Nghiên cứu để phát minh như GS. Ngô Bảo Châu hay là những người thợ lành nghề?
Nếu là thợ lành nghề thì ai trong chúng ta sẵn sàng cho con đi học làm thợ, mà không đầu tư cho con đi học thêm để vào đại học, không chỉ học trong nước mà ở nước ngoài?
Còn cơ sở hạ tầng thì cần phải bình tĩnh một chút, các nước tư sản tiên tiến có thời gian hơn 200 năm cho đầu tư cho đường sá, cảng biển… còn chúng ta mới có bao nhiêu năm?
Theo tôi, vấn đề chọn cần phải trúng thì mới tạo được cú hích, phải liệu sức mình mà chọn hướng đi phù hợp.
Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề mà cá nhân ông đã dành nhiều tâm sức trong thời gian qua. Vậy từ góc nhìn của ông, hướng đi như thế nào được cho phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay?
Hướng đi phù hợp, theo tôi là xác định rõ được vai trò Nhà nước trong mô hình phát triển kinh tế, xã hội. Nhà nước phải làm gì, doanh nghiệp có vốn của Nhà nước làm gì, quản lý vốn như thế nào? Mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường và an sinh xã hội ra sao.
Tức là, xác định rõ vai trò Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý hành chính quốc gia với vai trò quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, hay nói cách khác là vai trò của chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Cần lưu ý là tình hình hiện nay đã khác rất nhiều so với thế kỷ 20. Trong xã hội công nghệ thông tin, mọi vấn đề diễn ra rất nhanh. Người làm công tác quản lý không thể dấu thông tin của một dự án ảnh hưởng đến môi trường để mà chú trọng vào phát triển kinh tế. Hoặc chỉ chú trọng kinh tế mà thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng quá mức để phát triển.
Trong xã hội hiện nay, rất cần tìm được điểm trung hòa lợi ích kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sống, để có thể tạo được sự đồng thuận trong xã hội, để đảm bảo môi trường ổn định cho phát triển.
Những năm gần đây, có nhiều lý thuyết về xây dựng và phát triển mô hình kinh tế khác nhau. Cùng với các đồng nghiệp từ Đức, chúng tôi đã đưa ra mô hình tam giác phát triển. Nhiều vấn đề tôi vừa trao đổi cũng là từ góc nhìn của lý thuyết này.
Như vậy là thêm một lần nữa, ông nhấn mạnh đến vai trò của phát triển bền vững với việc xác định điểm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Nhưng có một thực tế là trong 5 năm qua và đặc biệt là hai năm gần đây, hầu hết các chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch lại nằm trong lĩnh vực môi trường. Ông nghĩ sao về điều này?
Là vì chúng ta vẫn chưa có một chủ thuyết phát triển kinh tế - xã hội cho riêng Việt Nam.
Khái niệm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được các nhà chính trị nêu ra, nhưng các nhà khoa học chưa xây dựng được mô hình kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng phát triển này.
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường vừa qua đã có phần nào đó tách ra khỏi hoàn cảnh cụ thể, nên chưa có một lộ trình khắc phục căn cơ, một phần do chúng ta từng cho rằng kinh tế phát triển thì sẽ có nguồn nhân lực, vật lực để khắc phục môi trường. Hoặc có nơi lại đưa ra các tiêu chuẩn chưa phù hợp với thực tế, chưa đánh giá hết được khả năng tự điều chỉnh và tương tác lẫn nhau của tự nhiên.
Đặt giả thiết như có một chiến dịch diệt chim sẻ chẳng hạn, các tính toán có thể đều đúng về con số. Nhưng nếu triển khai trong thực tế, khi chim sẻ chết hết thì sâu bệnh lại xuất hiện nhiều hơn trước.
Quốc hội cần chủ động
Một “chủ thuyết riêng” như ông nói có lẽ sẽ được thể hiện phần nào ở đề án tái cơ cấu nền kinh tế phải không? Nhưng qua theo dõi thì vấn đề này đã được được đề cập từ kỳ họp Quốc hội thứ 4, song đến tận kỳ họp thứ bảy vào giữa năm nay, Chính phủ vẫn “nợ” Quốc hội. Việc “chậm trễ” này có nguyên nhân từ Quốc hội chưa thể hiện hết quyền lực của mình không, thưa ông?
Khó mà nhận xét được là chậm hay không. Vấn đề là nó được đặt lên bàn của cấp nào giải quyết, có đúng tầm không?
Sao ta cứ hay dùng khái niệm Chính phủ “nợ” Quốc hội. Sao không đặt lại là Quốc hội “nợ” Chính phủ, vì Chính phủ là cơ quan điều hành trực tiếp mà. Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, sao lại phụ thuộc vào cơ quan chấp hành của mình. Nếu Quốc hội thấy chưa đủ điều kiện thì báo cáo với Ban chấp hành Trung ương cũng được mà.
Ý ông có phải là Quốc hội nên chủ động nêu ra chủ thuyết đó?
Theo tôi, khi mà Quốc hội nhận thức được sự cấp bách của vấn đề thì nên chủ động bàn với Chính phủ để cùng nhau nghiên cứu, sau đó đưa ra báo cáo với Ban chấp hành Trung ương hay đưa ra Đại hội Đảng toàn quốc, như thế thể hiện được sự chủ động hơn. Chúng ta đã làm việc này khi giám sát về việc thực hiện Chính sách pháp luật trong xây dựng cơ bản năm 2008. Khi Quốc hội thấy đây là vấn đề trọng tâm, đã chủ động xây dựng Luật để sửa đổi nhiều Luật về xây dựng cơ bản. Như vậy, không phải là chưa có tiền lệ.
Trong hình dung của ông, chủ thuyết này nên chú trọng vào những yếu tố nào?
Để thực hiện mục tiêu đến 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp hóa, với những tiêu chí cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020, theo tôi là:
- Nền kinh tế nước ta có khả năng sản xuất được một số mặt hàng với chất lượng cao, nằm trong top 10 nước sản xuất chủ yếu mặt hàng đó trên thị trường thế giới. Chúng ta có nhiều sản phẩm và doanh nghiệp tham gia được vào quá trình toàn cầu hóa sản xuất, là một khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm có giá trị toàn cầu. Thông qua liên kết về kinh tế để khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, từ đó góp phần bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ổn định xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân.
- Về mặt xã hội, trên cơ sở phát triển kinh tế chúng ta có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng khám chữa bệnh để sau này, khi dân số Việt Nam vượt qua giai đoạn “dân số vàng” hiện nay, hệ thống giáo dục đủ sức cung ứng cho nền kinh tế và xã hội nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt về chất lượng. Người cao tuổi và trẻ em nói riêng, toàn dân nói chung được chăm sóc bởi hệ thống an sinh xã hội đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Về bảo vệ môi trường sống, có hệ thống chỉ tiêu bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của nền kinh tế, với trình độ và nhận thức của xã hội.
Tất nhiên với 3 gạch đầu dòng như trên, không thể đưa ra một mô hình phát triển kinh tế xã hội cho cả một thời kỳ được. Nếu bạn đọc của quý báo còn quan tâm tiếp đến vấn đề vừa nêu, xin được cho phép quay lại trao đổi kỹ hơn trong lần khác.
Muốn chữa dứt điểm phải đi từ gốc
Hy vọng sẽ được nghe tiếp ý kiến của ông vào một dịp gần đây. Còn bây giờ xin được tiếp tục chủ đề ngày hôm nay. Tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nói trong kỳ họp tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 và nội dung tái cấu trúc nền kinh tế sẽ lồng ghép và thể hiện ở trong đó. Với góc nhìn của người nghiên cứu kinh tế vĩ mô cộng với những kinh nghiệm điều hành ở địa phương, ông có thể cho biết quan điểm riêng về kế hoạch này?
Kế hoạch 5 năm có rất nhiều số liệu, nhận định và giải pháp, tôi chỉ chỉ xin nêu một con số về tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đến năm 2020, đạt từ 3.000 - 3.200 USD. Ở đây tôi muốn nói dài hơn một chút để bạn đọc thấy được khó khăn khi phải thực hiện chỉ tiêu này.
Nếu chúng ta nói rằng mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hiện nay đã phát huy hết tiềm năng. Vậy chúng ta đi từ cái gì để tăng thêm được 2.000 USD nữa trong vòng 10 năm? Trong kế hoạch 5 năm và cả chiến lược 10 năm, phần giải pháp chưa đưa ra được lời giải cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, khi sản lượng lúa đã đến giới hạn, chúng ta phải cân đối giữ đất lúa hai vụ và đất cho phát triển công nghiệp và đô thị... Trong khi, hãy xem để xuất khẩu cá vào Mỹ khó khăn thế nào: lúc đầu thì kiện yêu cầu đổi tên sản phẩm, sau thì tố bán phá giá, sau nữa là thay đổi thước đo để so sánh tính bán phá giá...
Hay như việc sử dụng lao động dôi ra từ nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng vậy. Ngành sản xuất xe đạp của chúng ta là một ví dụ điển hình về việc chúng ta có thừa khả năng phát triển, nâng công suất và chất lượng nhưng thời gian qua gần như phá sản. Trong ngành dệt may và da giày cũng vậy, liệu có sử dụng lao động rẻ để may gia công nữa không? Vấn đề là tư duy về phân phối lợi nhuận và phân chia công đoạn trong sản xuất khi đã toàn cầu hóa phải thay đổi cơ bản, nếu cứ giữ quan điểm "làm tất, hưởng lợi cả" như đầu tư ở Vinashin vừa qua thì liệu có phát triển được không?
Một câu hỏi đã từng được ông đặt ra là Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng nào để tránh rơi vào “bẫy của các nước có thu nhập trung bình” để người dân được hưởng lợi tương xứng với đóng góp của mình? Nếu có thể được, xin ông có thể chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về câu trả lời cho câu hỏi này?
Trước hết xin nói về "bẫy của các nước có thu nhập trung bình", đây là một cách nói hình tượng của các nhà khoa học thôi. Thực chất vấn đề là do các nước đang phát triển không tìm được mô hình phát triển kinh tế, xã hội phù hợp, không có mặt hàng chủ lực, nên không thể có thu nhập tăng đột biến cả về lượng và chất để tạo ra thu nhập từ giá trị gia tăng. Chứ thực tế không có ai “gài bẫy” các nước này cả.
Muốn thế, phải có mô hình tăng trưởng phù hợp với tình hình thế giới, khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, nguồn nhân lực ở đây là công nhân có tay nghề và kỹ sư thực hành có trình độ ứng dụng cao, không phải là các nhà nghiên cứu cơ bản.
Mặt khác phải đặt các vấn đề kinh tế đó trong bối cảnh xã hội thông tin, để có thể xác định điểm trung hòa với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội.
Chúng ta không thể nói nền kinh tế phát triển tốt nhưng sau 5 năm người dân vẫn phải nằm bệnh viện với 2 người 1 giường. Chữa các bệnh hiểm nghèo lại phải đi nước ngoài. Đa số người Việt Nam là nông dân, họ không thể có điều kiện làm việc đó. Từ đó tự hỏi là nếu chúng ta nói vậy, người dân có tin nữa không.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kế hoạch năm 2011, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong năm tới cần tập trung xây dựng nền tảng cho ổn định vĩ mô, tiếp tục duy trì tăng trưởng, đồng thời phải quan tâm giải quyết những vấn đề trung và dài hạn liên quan đến cả mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và thể chế kinh tế. Ông có đồng ý với quan điểm này?
Tôi có quan điểm hơi khác chút. Theo tôi là phải chuyển đổi và đẩy mạnh tái cơ cấu, dịch chuyển cơ cấu để đảm bảo ổn định vĩ mô, chứ không phải ngược lại là ổn định rồi mới tái cơ cấu.
Bởi vì như đã phân tích ở trên, kể cả nhà quản lý lẫn nhà khoa học đều thống nhất rằng mô hình tăng trưởng theo bề rộng đã phát huy hết tiềm năng của nó, những bất cập hiện nay là kết quả của mô hình này trong tình hình thế kỷ 21. Tất nhiên các yếu tố bên ngoài cũng tác động vào các chỉ tiêu này, nhưng theo tôi, nó chỉ góp phần đẩy nhanh việc bộc lộ và làm rõ hơn những bất cập của mô hình trong tình hình mới mà thôi.
Vì vậy, theo tôi cần phải tái cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nếu làm được thì sau vài năm các chỉ tiêu này sẽ dịch chuyển theo hướng tốt hơn. Tóm lại, chỉ tiêu vĩ mô là biểu hiện “lâm sàng” của cơ cấu kinh tế - xã hội, muốn chữa dứt điểm phải đi từ gốc.
Cũng theo ông, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế là cách khắc phục duy nhất hiện nay.
Cần một chủ thuyết riêng cho Việt Nam
Sẽ xin được hỏi kỹ hơn quan điểm cá nhân ông về mô hình tăng trưởng kinh tế trong 5-10 năm tới ở phần sau. Còn bây giờ, xin được tiếp tục nói về những “bất ổn” của kinh tế vĩ mô. Đó là nhận định của Ủy ban Kinh tế, tức là của tập thể các chuyên gia kinh tế, dường như cũng chưa rõ nguyên nhân cơ bản nhất của những bất ổn này là gì và hướng khắc phục thế nào?
Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế thì nguyên nhân chủ yếu là do nhập siêu tăng cao, làm giảm dự trữ ngoại hối, tăng nợ công và gây sức ép phá giá đồng nội tệ.
Nhưng theo tôi, đây là những nguyên nhân chính, những biểu hiện của một vấn đề lớn hơn nhiều, đó là do chính cơ cấu sản xuất của nền kinh tế. Cách khắc phục duy nhất, theo tôi là phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Đây là vấn đề đã được đề cập từ kỳ họp Quốc hội thứ 4, nhưng đến nay lời giải vẫn chưa rõ nét.
Nhiều người vẫn cho rằng 5-10 năm tới cần phải có giải pháp mạnh ở ba điểm nghẽn: hạ tầng cơ sở, cải cách hành chính và nguồn nhân lực.
Nói vậy, theo tôi là chưa cơ bản. Nếu nói cải cách hành chính là điểm nhấn, tức là chúng ta mặc nhiên công nhận mô hình tăng trưởng hiện nay vẫn chưa phát huy hết công suất trong tình hình mới vì... thủ tục, nên phải coi cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá.
Còn hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực thì chuyện tất yếu phải làm. Nhưng phải hỏi là nguồn nhân lực định hướng về cái gì? Nghiên cứu để phát minh như GS. Ngô Bảo Châu hay là những người thợ lành nghề?
Nếu là thợ lành nghề thì ai trong chúng ta sẵn sàng cho con đi học làm thợ, mà không đầu tư cho con đi học thêm để vào đại học, không chỉ học trong nước mà ở nước ngoài?
Còn cơ sở hạ tầng thì cần phải bình tĩnh một chút, các nước tư sản tiên tiến có thời gian hơn 200 năm cho đầu tư cho đường sá, cảng biển… còn chúng ta mới có bao nhiêu năm?
Theo tôi, vấn đề chọn cần phải trúng thì mới tạo được cú hích, phải liệu sức mình mà chọn hướng đi phù hợp.
Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề mà cá nhân ông đã dành nhiều tâm sức trong thời gian qua. Vậy từ góc nhìn của ông, hướng đi như thế nào được cho phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay?
Hướng đi phù hợp, theo tôi là xác định rõ được vai trò Nhà nước trong mô hình phát triển kinh tế, xã hội. Nhà nước phải làm gì, doanh nghiệp có vốn của Nhà nước làm gì, quản lý vốn như thế nào? Mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường và an sinh xã hội ra sao.
Tức là, xác định rõ vai trò Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý hành chính quốc gia với vai trò quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, hay nói cách khác là vai trò của chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Cần lưu ý là tình hình hiện nay đã khác rất nhiều so với thế kỷ 20. Trong xã hội công nghệ thông tin, mọi vấn đề diễn ra rất nhanh. Người làm công tác quản lý không thể dấu thông tin của một dự án ảnh hưởng đến môi trường để mà chú trọng vào phát triển kinh tế. Hoặc chỉ chú trọng kinh tế mà thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng quá mức để phát triển.
Trong xã hội hiện nay, rất cần tìm được điểm trung hòa lợi ích kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sống, để có thể tạo được sự đồng thuận trong xã hội, để đảm bảo môi trường ổn định cho phát triển.
Những năm gần đây, có nhiều lý thuyết về xây dựng và phát triển mô hình kinh tế khác nhau. Cùng với các đồng nghiệp từ Đức, chúng tôi đã đưa ra mô hình tam giác phát triển. Nhiều vấn đề tôi vừa trao đổi cũng là từ góc nhìn của lý thuyết này.
Như vậy là thêm một lần nữa, ông nhấn mạnh đến vai trò của phát triển bền vững với việc xác định điểm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Nhưng có một thực tế là trong 5 năm qua và đặc biệt là hai năm gần đây, hầu hết các chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch lại nằm trong lĩnh vực môi trường. Ông nghĩ sao về điều này?
Là vì chúng ta vẫn chưa có một chủ thuyết phát triển kinh tế - xã hội cho riêng Việt Nam.
Khái niệm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được các nhà chính trị nêu ra, nhưng các nhà khoa học chưa xây dựng được mô hình kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng phát triển này.
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường vừa qua đã có phần nào đó tách ra khỏi hoàn cảnh cụ thể, nên chưa có một lộ trình khắc phục căn cơ, một phần do chúng ta từng cho rằng kinh tế phát triển thì sẽ có nguồn nhân lực, vật lực để khắc phục môi trường. Hoặc có nơi lại đưa ra các tiêu chuẩn chưa phù hợp với thực tế, chưa đánh giá hết được khả năng tự điều chỉnh và tương tác lẫn nhau của tự nhiên.
Đặt giả thiết như có một chiến dịch diệt chim sẻ chẳng hạn, các tính toán có thể đều đúng về con số. Nhưng nếu triển khai trong thực tế, khi chim sẻ chết hết thì sâu bệnh lại xuất hiện nhiều hơn trước.
Quốc hội cần chủ động
Một “chủ thuyết riêng” như ông nói có lẽ sẽ được thể hiện phần nào ở đề án tái cơ cấu nền kinh tế phải không? Nhưng qua theo dõi thì vấn đề này đã được được đề cập từ kỳ họp Quốc hội thứ 4, song đến tận kỳ họp thứ bảy vào giữa năm nay, Chính phủ vẫn “nợ” Quốc hội. Việc “chậm trễ” này có nguyên nhân từ Quốc hội chưa thể hiện hết quyền lực của mình không, thưa ông?
Khó mà nhận xét được là chậm hay không. Vấn đề là nó được đặt lên bàn của cấp nào giải quyết, có đúng tầm không?
Sao ta cứ hay dùng khái niệm Chính phủ “nợ” Quốc hội. Sao không đặt lại là Quốc hội “nợ” Chính phủ, vì Chính phủ là cơ quan điều hành trực tiếp mà. Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, sao lại phụ thuộc vào cơ quan chấp hành của mình. Nếu Quốc hội thấy chưa đủ điều kiện thì báo cáo với Ban chấp hành Trung ương cũng được mà.
Ý ông có phải là Quốc hội nên chủ động nêu ra chủ thuyết đó?
Theo tôi, khi mà Quốc hội nhận thức được sự cấp bách của vấn đề thì nên chủ động bàn với Chính phủ để cùng nhau nghiên cứu, sau đó đưa ra báo cáo với Ban chấp hành Trung ương hay đưa ra Đại hội Đảng toàn quốc, như thế thể hiện được sự chủ động hơn. Chúng ta đã làm việc này khi giám sát về việc thực hiện Chính sách pháp luật trong xây dựng cơ bản năm 2008. Khi Quốc hội thấy đây là vấn đề trọng tâm, đã chủ động xây dựng Luật để sửa đổi nhiều Luật về xây dựng cơ bản. Như vậy, không phải là chưa có tiền lệ.
Trong hình dung của ông, chủ thuyết này nên chú trọng vào những yếu tố nào?
Để thực hiện mục tiêu đến 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp hóa, với những tiêu chí cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020, theo tôi là:
- Nền kinh tế nước ta có khả năng sản xuất được một số mặt hàng với chất lượng cao, nằm trong top 10 nước sản xuất chủ yếu mặt hàng đó trên thị trường thế giới. Chúng ta có nhiều sản phẩm và doanh nghiệp tham gia được vào quá trình toàn cầu hóa sản xuất, là một khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm có giá trị toàn cầu. Thông qua liên kết về kinh tế để khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, từ đó góp phần bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ổn định xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân.
- Về mặt xã hội, trên cơ sở phát triển kinh tế chúng ta có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng khám chữa bệnh để sau này, khi dân số Việt Nam vượt qua giai đoạn “dân số vàng” hiện nay, hệ thống giáo dục đủ sức cung ứng cho nền kinh tế và xã hội nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt về chất lượng. Người cao tuổi và trẻ em nói riêng, toàn dân nói chung được chăm sóc bởi hệ thống an sinh xã hội đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Về bảo vệ môi trường sống, có hệ thống chỉ tiêu bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của nền kinh tế, với trình độ và nhận thức của xã hội.
Tất nhiên với 3 gạch đầu dòng như trên, không thể đưa ra một mô hình phát triển kinh tế xã hội cho cả một thời kỳ được. Nếu bạn đọc của quý báo còn quan tâm tiếp đến vấn đề vừa nêu, xin được cho phép quay lại trao đổi kỹ hơn trong lần khác.
Muốn chữa dứt điểm phải đi từ gốc
Hy vọng sẽ được nghe tiếp ý kiến của ông vào một dịp gần đây. Còn bây giờ xin được tiếp tục chủ đề ngày hôm nay. Tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nói trong kỳ họp tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 và nội dung tái cấu trúc nền kinh tế sẽ lồng ghép và thể hiện ở trong đó. Với góc nhìn của người nghiên cứu kinh tế vĩ mô cộng với những kinh nghiệm điều hành ở địa phương, ông có thể cho biết quan điểm riêng về kế hoạch này?
Kế hoạch 5 năm có rất nhiều số liệu, nhận định và giải pháp, tôi chỉ chỉ xin nêu một con số về tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đến năm 2020, đạt từ 3.000 - 3.200 USD. Ở đây tôi muốn nói dài hơn một chút để bạn đọc thấy được khó khăn khi phải thực hiện chỉ tiêu này.
Nếu chúng ta nói rằng mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hiện nay đã phát huy hết tiềm năng. Vậy chúng ta đi từ cái gì để tăng thêm được 2.000 USD nữa trong vòng 10 năm? Trong kế hoạch 5 năm và cả chiến lược 10 năm, phần giải pháp chưa đưa ra được lời giải cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, khi sản lượng lúa đã đến giới hạn, chúng ta phải cân đối giữ đất lúa hai vụ và đất cho phát triển công nghiệp và đô thị... Trong khi, hãy xem để xuất khẩu cá vào Mỹ khó khăn thế nào: lúc đầu thì kiện yêu cầu đổi tên sản phẩm, sau thì tố bán phá giá, sau nữa là thay đổi thước đo để so sánh tính bán phá giá...
Hay như việc sử dụng lao động dôi ra từ nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng vậy. Ngành sản xuất xe đạp của chúng ta là một ví dụ điển hình về việc chúng ta có thừa khả năng phát triển, nâng công suất và chất lượng nhưng thời gian qua gần như phá sản. Trong ngành dệt may và da giày cũng vậy, liệu có sử dụng lao động rẻ để may gia công nữa không? Vấn đề là tư duy về phân phối lợi nhuận và phân chia công đoạn trong sản xuất khi đã toàn cầu hóa phải thay đổi cơ bản, nếu cứ giữ quan điểm "làm tất, hưởng lợi cả" như đầu tư ở Vinashin vừa qua thì liệu có phát triển được không?
Một câu hỏi đã từng được ông đặt ra là Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng nào để tránh rơi vào “bẫy của các nước có thu nhập trung bình” để người dân được hưởng lợi tương xứng với đóng góp của mình? Nếu có thể được, xin ông có thể chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về câu trả lời cho câu hỏi này?
Trước hết xin nói về "bẫy của các nước có thu nhập trung bình", đây là một cách nói hình tượng của các nhà khoa học thôi. Thực chất vấn đề là do các nước đang phát triển không tìm được mô hình phát triển kinh tế, xã hội phù hợp, không có mặt hàng chủ lực, nên không thể có thu nhập tăng đột biến cả về lượng và chất để tạo ra thu nhập từ giá trị gia tăng. Chứ thực tế không có ai “gài bẫy” các nước này cả.
Muốn thế, phải có mô hình tăng trưởng phù hợp với tình hình thế giới, khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, nguồn nhân lực ở đây là công nhân có tay nghề và kỹ sư thực hành có trình độ ứng dụng cao, không phải là các nhà nghiên cứu cơ bản.
Mặt khác phải đặt các vấn đề kinh tế đó trong bối cảnh xã hội thông tin, để có thể xác định điểm trung hòa với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội.
Chúng ta không thể nói nền kinh tế phát triển tốt nhưng sau 5 năm người dân vẫn phải nằm bệnh viện với 2 người 1 giường. Chữa các bệnh hiểm nghèo lại phải đi nước ngoài. Đa số người Việt Nam là nông dân, họ không thể có điều kiện làm việc đó. Từ đó tự hỏi là nếu chúng ta nói vậy, người dân có tin nữa không.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kế hoạch năm 2011, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong năm tới cần tập trung xây dựng nền tảng cho ổn định vĩ mô, tiếp tục duy trì tăng trưởng, đồng thời phải quan tâm giải quyết những vấn đề trung và dài hạn liên quan đến cả mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và thể chế kinh tế. Ông có đồng ý với quan điểm này?
Tôi có quan điểm hơi khác chút. Theo tôi là phải chuyển đổi và đẩy mạnh tái cơ cấu, dịch chuyển cơ cấu để đảm bảo ổn định vĩ mô, chứ không phải ngược lại là ổn định rồi mới tái cơ cấu.
Bởi vì như đã phân tích ở trên, kể cả nhà quản lý lẫn nhà khoa học đều thống nhất rằng mô hình tăng trưởng theo bề rộng đã phát huy hết tiềm năng của nó, những bất cập hiện nay là kết quả của mô hình này trong tình hình thế kỷ 21. Tất nhiên các yếu tố bên ngoài cũng tác động vào các chỉ tiêu này, nhưng theo tôi, nó chỉ góp phần đẩy nhanh việc bộc lộ và làm rõ hơn những bất cập của mô hình trong tình hình mới mà thôi.
Vì vậy, theo tôi cần phải tái cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nếu làm được thì sau vài năm các chỉ tiêu này sẽ dịch chuyển theo hướng tốt hơn. Tóm lại, chỉ tiêu vĩ mô là biểu hiện “lâm sàng” của cơ cấu kinh tế - xã hội, muốn chữa dứt điểm phải đi từ gốc.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 | |
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân | 7 - 7,5%/năm |
GDP bình quân đầu người năm 2015 | Khoảng 2.000 USD |
Năng suất lao động năm 2015 | Gấp 2 lần năm 2010 |
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân | 7%/năm |
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân | 12%/năm |
Nhập siêu đến năm 2015 | Dưới 15% kim ngạch xuất khẩu |
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội | Bình quân khoảng 40% GDP |
Bội chi ngân sách nhà nước | Bình quân 5 năm dưới 5% GDP |
Nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia | Giữ ở mức an toàn |
Tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 | 55% tổng lao động xã hội |
Tỉ lệ hộ nghèo | Giảm 2%/năm |
Tỉ lệ che phủ rừng vào năm 2015 | 42% |
Nguồn: Kết luận tại hội nghị 13, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam |