Tạm dừng thành lập mới các khu kinh tế, khu công nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý kiên quyết các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp hoạt động kém hiệu quả
Tại chỉ thị chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa ban hành ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập mới các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
Chỉ thị nêu rõ quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế còn một số vấn đề bất cập, chậm được khắc phục, như phát triển quá nhanh về số lượng, đầu tư còn dàn trải...
Để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, trên cơ sở đó dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong quý 3/2012.
Thủ tướng cũng chỉ thị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tiến hành đánh giá việc thực hiện quy hoạch, thành lập, hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý đối với những nơi hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí đất đai, ô nhiễm môi trường.
Trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 4 năm nay.
Trước mắt, trong quá trình thực hiện rà soát điều chỉnh Quy hoạch, yêu cầu tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập mới các khu kinh tế trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị nêu rõ.
Các bộ, ngành liên quan cũng được yêu cầu xây dựng đề án rà soát, lựa chọn một số khu kinh tế để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ năm 2013.
Tại chỉ thị, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành đánh giá kết quả hai năm thực hiện Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg về Quy chế quản lý cụm công nghiệp và việc triển khai quy hoạch, thành lập và hoạt động của các cụm công nghiệp của các địa phương.
Trên cơ sở đó xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý đối với các cụm công nghiệp hoạt động không tuân thủ theo quy định, hoạt động kém hiệu quả hoặc chậm triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2012.
Trong quá trình thực hiện rà soát, yêu cầu tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị cũng nêu rõ yêu cầu xử lý kiên quyết các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không tuân thủ quy định của pháp luật. Xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án thực hiện không đúng quy định, không triển khai hoặc triển khai xây dựng hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị chậm tiến độ, xin gia hạn nhiều lần.
Đồng thời, thu hút đầu tư có chọn lọc, có định hướng theo ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương; ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; chú trọng tính liên kết ngành trong phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp.
Hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp từng là vấn đề nóng được mổ xẻ tại không ít diễn đàn trong thời gian gần đây. Và, tạm dừng thành lập mới cũng là đề nghị của nhiều chuyên gia kinh tế, khi sự phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp được cho là không thành công, gây lãng phí lớn cho ngân sách.
Chỉ thị nêu rõ quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế còn một số vấn đề bất cập, chậm được khắc phục, như phát triển quá nhanh về số lượng, đầu tư còn dàn trải...
Để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, trên cơ sở đó dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong quý 3/2012.
Thủ tướng cũng chỉ thị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tiến hành đánh giá việc thực hiện quy hoạch, thành lập, hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý đối với những nơi hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí đất đai, ô nhiễm môi trường.
Trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 4 năm nay.
Trước mắt, trong quá trình thực hiện rà soát điều chỉnh Quy hoạch, yêu cầu tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập mới các khu kinh tế trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị nêu rõ.
Các bộ, ngành liên quan cũng được yêu cầu xây dựng đề án rà soát, lựa chọn một số khu kinh tế để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ năm 2013.
Tại chỉ thị, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành đánh giá kết quả hai năm thực hiện Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg về Quy chế quản lý cụm công nghiệp và việc triển khai quy hoạch, thành lập và hoạt động của các cụm công nghiệp của các địa phương.
Trên cơ sở đó xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý đối với các cụm công nghiệp hoạt động không tuân thủ theo quy định, hoạt động kém hiệu quả hoặc chậm triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2012.
Trong quá trình thực hiện rà soát, yêu cầu tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị cũng nêu rõ yêu cầu xử lý kiên quyết các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không tuân thủ quy định của pháp luật. Xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án thực hiện không đúng quy định, không triển khai hoặc triển khai xây dựng hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị chậm tiến độ, xin gia hạn nhiều lần.
Đồng thời, thu hút đầu tư có chọn lọc, có định hướng theo ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương; ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; chú trọng tính liên kết ngành trong phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp.
Hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp từng là vấn đề nóng được mổ xẻ tại không ít diễn đàn trong thời gian gần đây. Và, tạm dừng thành lập mới cũng là đề nghị của nhiều chuyên gia kinh tế, khi sự phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp được cho là không thành công, gây lãng phí lớn cho ngân sách.