Tân Chủ tịch nước: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề đặc biệt quan trọng
Trả lời phỏng vấn báo giới ngay sau thời điểm nhậm chức, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề đặc biệt quan trọng.
“Về vấn đề biển Đông, như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, đối với quốc gia nào thì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Nước nào cũng vậy và công dân của nước nào cũng có chung nhận thức như vậy. Các đồng chí ở đây, cũng như đông đảo nhân dân Việt Nam, cũng như chúng tôi đều có chung quan điểm như vậy”, ông nói.
Về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, tân Chủ tịch nước nói, Việt Nam sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp, đặc biệt và quan trọng nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
“Công ước này là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, đặc biệt là của các nước nhỏ, trong việc khẳng định chủ quyền”, ông Sang nói, và nhấn mạnh rằng mỗi nước có vị thế khác nhau nhưng đều có những giải pháp để bảo vệ chủ quyền, và Việt Nam cũng sẽ như vậy.
Trước đó, trong phát biểu nhậm chức, ông Trương Tấn Sang cũng cho biết một trong những nội dung ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước là chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Đối với vấn đề lãnh thổ, biên giới, ông cho biết trên cương vị công tác của mình, sẽ kiên trì giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và nguyên tắc ứng xử của khu vực.
Cũng trong phát biểu của mình, ông cho biết sẽ cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, thật sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ông cũng cho biết sẽ ưu tiên đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân.
Trao đổi thêm với báo giới về chủ đề này, ông Sang cho biết tới đây sẽ rà soát một cách tổng thể các cơ chế chính sách cũng như tổ chức bộ máy để thúc đẩy các công việc một cách tốt nhất.
Theo Chủ tịch nước, chống tham nhũng là một vấn đề bức xúc trong kiến nghị của cử tri cả nước. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã có đề cập và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã có những kết quả nhất định, nhưng chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng vẫn là nguyện vọng của cử tri và đồng bào cả nước.
“Vấn đề hiện nay là phải hành động, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay là hết sức đầy đủ, cũng không cần phải mất công soạn thảo thêm mà vấn đề chính là phải hành động kiên quyết”, ông nói.
Với 487/496 phiếu thuận, chiếm tỷ lệ 97,4%, ông Trương Tấn Sang đã chính thức được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước vào chiều nay (25/7).
“Về vấn đề biển Đông, như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, đối với quốc gia nào thì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Nước nào cũng vậy và công dân của nước nào cũng có chung nhận thức như vậy. Các đồng chí ở đây, cũng như đông đảo nhân dân Việt Nam, cũng như chúng tôi đều có chung quan điểm như vậy”, ông nói.
Về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, tân Chủ tịch nước nói, Việt Nam sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp, đặc biệt và quan trọng nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
“Công ước này là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, đặc biệt là của các nước nhỏ, trong việc khẳng định chủ quyền”, ông Sang nói, và nhấn mạnh rằng mỗi nước có vị thế khác nhau nhưng đều có những giải pháp để bảo vệ chủ quyền, và Việt Nam cũng sẽ như vậy.
Trước đó, trong phát biểu nhậm chức, ông Trương Tấn Sang cũng cho biết một trong những nội dung ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước là chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Đối với vấn đề lãnh thổ, biên giới, ông cho biết trên cương vị công tác của mình, sẽ kiên trì giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và nguyên tắc ứng xử của khu vực.
Cũng trong phát biểu của mình, ông cho biết sẽ cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, thật sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ông cũng cho biết sẽ ưu tiên đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân.
Trao đổi thêm với báo giới về chủ đề này, ông Sang cho biết tới đây sẽ rà soát một cách tổng thể các cơ chế chính sách cũng như tổ chức bộ máy để thúc đẩy các công việc một cách tốt nhất.
Theo Chủ tịch nước, chống tham nhũng là một vấn đề bức xúc trong kiến nghị của cử tri cả nước. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã có đề cập và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã có những kết quả nhất định, nhưng chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng vẫn là nguyện vọng của cử tri và đồng bào cả nước.
“Vấn đề hiện nay là phải hành động, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay là hết sức đầy đủ, cũng không cần phải mất công soạn thảo thêm mà vấn đề chính là phải hành động kiên quyết”, ông nói.
Với 487/496 phiếu thuận, chiếm tỷ lệ 97,4%, ông Trương Tấn Sang đã chính thức được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước vào chiều nay (25/7).