Tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát?
Một số hãng tin nước ngoài vừa phát đi khả năng Việt Nam nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để kiềm chế lạm phát
Một số hãng tin nước ngoài vừa phát đi khả năng Việt Nam xem xét nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để kiềm chế lạm phát.
Cuối giờ sáng nay (7/1), giới đầu tư xôn xao khi một hãng tin kinh tế uy tín ở nước ngoài có bài phân tích và bình luận về khả năng chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tiếp tục thắt chặt để chống lạm phát cao, qua giải pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, hãng tin này đưa nguồn tin giấu tên, theo đó một quan chức của Chính phủ cho biết giải pháp trên đang được xem xét để trình cơ quan điều hành. Giải pháp này cũng được đặt trong so sánh với những bước đi của Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian vừa qua.
Hiện tại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND của đối với các tổ chức tín dụng (ngoại trừ Agribank) ở các kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%, ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1%.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách giảm dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng có tỷ trọng tín dụng phục vụ nông nghiệp và nông thôn chiếm 40% trở lên. Hiện có 4 thành viên đã được áp dụng chính sách này.
Trở lại với thông tin nói trên, VnEconomy đã hỏi ý kiến của lãnh đạo vụ chức năng, cũng như lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước. Thông tin cho biết là không có khả năng này ở thời điểm hiện nay; thậm chí lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước cũng không biết về đề xuất giải pháp nói trên.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/12/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra quan điểm trước yêu cầu chính sách tiền tệ cùng góp phần kiềm chế lạm phát. Thông thường, lạm phát tăng cao, giải pháp truyền thống và kinh điển là tăng dự trữ bắt buộc; tuy nhiên, do hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay phát triển chưa đồng đều, việc tăng dự trữ bắt buộc có thể tạo ảnh hưởng rộng lớn đối với nền kinh tế nên nhà điều hành không chọn giải pháp này. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước chọn giải pháp tăng lãi suất, và đã cụ thể ở việc điều chỉnh các lãi suất chủ chốt, cũng như lãi suất trên thị trường mở.
Tham vấn ý kiến của một chuyên gia, đề xuất tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát nếu xem xét lúc này được cho là không quá bất ngờ, bởi đó là một giải pháp truyền thống. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận rằng nếu thực hiện sẽ làm tăng chi phí vốn của các tổ chức tín dụng và đẩy lãi suất lên cao (hiện đã ở mức cao).
“Ở thời điểm này thị trường và hoạt động ngân hàng đang tương đối ổn định và cần sự ổn định. Theo đó, việc tăng dự trữ bắt buộc và khả năng gây biến động của nó có thể chưa xẩy ra”, chuyên gia này dự tính.
Cuối giờ sáng nay (7/1), giới đầu tư xôn xao khi một hãng tin kinh tế uy tín ở nước ngoài có bài phân tích và bình luận về khả năng chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tiếp tục thắt chặt để chống lạm phát cao, qua giải pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, hãng tin này đưa nguồn tin giấu tên, theo đó một quan chức của Chính phủ cho biết giải pháp trên đang được xem xét để trình cơ quan điều hành. Giải pháp này cũng được đặt trong so sánh với những bước đi của Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian vừa qua.
Hiện tại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND của đối với các tổ chức tín dụng (ngoại trừ Agribank) ở các kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%, ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1%.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách giảm dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng có tỷ trọng tín dụng phục vụ nông nghiệp và nông thôn chiếm 40% trở lên. Hiện có 4 thành viên đã được áp dụng chính sách này.
Trở lại với thông tin nói trên, VnEconomy đã hỏi ý kiến của lãnh đạo vụ chức năng, cũng như lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước. Thông tin cho biết là không có khả năng này ở thời điểm hiện nay; thậm chí lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước cũng không biết về đề xuất giải pháp nói trên.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/12/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra quan điểm trước yêu cầu chính sách tiền tệ cùng góp phần kiềm chế lạm phát. Thông thường, lạm phát tăng cao, giải pháp truyền thống và kinh điển là tăng dự trữ bắt buộc; tuy nhiên, do hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay phát triển chưa đồng đều, việc tăng dự trữ bắt buộc có thể tạo ảnh hưởng rộng lớn đối với nền kinh tế nên nhà điều hành không chọn giải pháp này. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước chọn giải pháp tăng lãi suất, và đã cụ thể ở việc điều chỉnh các lãi suất chủ chốt, cũng như lãi suất trên thị trường mở.
Tham vấn ý kiến của một chuyên gia, đề xuất tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát nếu xem xét lúc này được cho là không quá bất ngờ, bởi đó là một giải pháp truyền thống. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận rằng nếu thực hiện sẽ làm tăng chi phí vốn của các tổ chức tín dụng và đẩy lãi suất lên cao (hiện đã ở mức cao).
“Ở thời điểm này thị trường và hoạt động ngân hàng đang tương đối ổn định và cần sự ổn định. Theo đó, việc tăng dự trữ bắt buộc và khả năng gây biến động của nó có thể chưa xẩy ra”, chuyên gia này dự tính.