“Tăng lương cũng cần tính đến khả năng của doanh nghiệp”
Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công trao đổi xung quanh vấn đề điều chỉnh mức lương tối thiểu
Theo nghị định mới ban hành của Chính phủ, tiền lương tối thiểu của người lao động thuộc doanh nghiệp trong nước được tăng thêm từ 110.000-180.000 đồng/tháng; doanh nghiệp FDI tăng từ 120.000-200.000 đồng/tháng.
Bắt đầu từ 1/1/2009, các mức lương nói trên sẽ chính thức được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, những diễn biến lâu nay cho thấy việc tăng lương thường tác động mạnh đến tăng giá, nhất là vào dịp cuối năm, vậy việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vào thời điểm gần Tết Âm lịch liệu có hợp lý không?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy, ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói:
- Mỗi thời điểm đều có mặt thuận và mặt không thuận. Chúng tôi cũng đã cân nhắc rất nhiều.
Thời điểm điều chỉnh lương năm 2004, chúng ta lấy mốc thời gian là 1/10, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu áp dụng thời điểm này sẽ không hợp lý.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, lương được tính vào chi phí và họ cho rằng tăng lương vào mốc thời gian đó khiến cho tình hình rất phức tạp, 3 quý của năm sẽ được tính vào chi phí cũ, quý còn lại tính vào chi phí mới, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Vì thế, doanh nghiệp đề xuất và Chính phủ đã phê duyệt mốc thời gian điều chỉnh lương cho khu vực doanh nghiệp là ngày 1/1 hàng năm. Mốc này sẽ được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2012.
Còn việc điều chỉnh như thế nào, tăng bao nhiêu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), năng suất của người lao động….
Ví dụ năm nay nếu không có lạm phát, sự điều chỉnh sẽ ở mức thấp hơn.
"Phải tính đến khả năng doanh nghiệp có chịu nổi không"
So với mức sống tối thiểu, theo ông mức lương hiện nay đáp ứng được đến đâu nhu cầu của người lao động?
Thực tế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ để đưa ra mức lương tối thiểu.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay, điểm xuất phát vẫn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao, nên mức lương tối thiểu cũng phải có lộ trình, điều chỉnh dần dần.
Tôi lấy ví dụ, doanh nghiệp của chúng ta chiếm 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu chúng ta tính toán chi ly cho cuộc sống người lao động, cần cái này, thiếu cái kia để đưa ra một mức lương tối thiểu thì cũng khó có thể đáp ứng, vì phải tính đến khả năng doanh nghiệp có chịu nổi không?
Nếu doanh nghiệp không chịu được sẽ dẫn tới tình trạng quá tải, không có việc làm, kéo theo thu nhập thấp...Vì thế, cần xác định rõ, mục tiêu của việc tăng lương tối thiểu là để đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất lao động giản đơn và một phần tái sản xuất lao động mở rộng.
"Không được lợi dụng tăng lương để cắt giảm phụ cấp"
Vậy, lương tối thiểu tăng, thu nhập thực tế của người lao động liệu có tăng không, thưa ông?
Phải nói rõ rằng, chủ trương của Chính phủ tăng lương tối thiểu chính là để đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động.
Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh cung cầu lao động như hiện nay, rất nhiều vùng bị mất cân đối, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách giữ người bằng chế độ lương thưởng.
Từ đầu năm 2008 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp cũng đã tự điều chỉnh tăng lương cho lao động mà không phải chờ đến sự điều chỉnh của Chính phủ.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận hiện vẫn còn có những doanh nghiệp chưa đảm bảo được thu nhập thực tế cho người lao động, song số này không nhiều. Sau này chúng tôi cũng sẽ có những quy định tăng lương phải bảo đảm được tiền lương thực tế, bảo đảm được thu nhập thực tế, không được lợi dụng tăng lương để cắt giảm các khoản phụ cấp khác của người lao động
Có bao nhiêu lao động được thụ hưởng từ chính sách điều chỉnh lương lần này? Ngân sách cần phải trích ra bao nhiêu để bù cho việc tăng lương?
Hiện cả nước có khoảng 9,5 triệu người làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ áp dụng mức lương tối thiểu theo đúng định nghĩa của luật là mức trả cho lao động giản đơn nhất, không phải qua đào tạo, số lượng đó không nhiều. Tuy nhiên, nó lại liên quan nhiều đến những khu vực khác.
Với đợt điều chỉnh lương lần này, chi phí mà chúng tôi dự kiến tính trên mặt bằng chung tăng khoảng từ 1,3 - 1,7%.
Thực tế, mỗi doanh nghiệp có một mức chi phí khác nhau. Doanh nghiệp nào mà sử dụng nhiều lao động chân tay, như những doanh nghiệp làm gia công, thì tỷ lệ cao hơn. Ngược lại, những doanh nghiệp sử dụng đến máy móc là chính thì tỷ lệ đó sẽ thấp đi.
Với khu vực doanh nghiệp, điều chỉnh lương không ảnh hưởng đến ngân sách. Nói cách khác, doanh nghiệp không phải bỏ ngân sách ra để trả lương. Tiền lương trong doanh nghiệp là đưa vào chi phí tài chính của doanh nghiệp đó.
Bắt đầu từ 1/1/2009, các mức lương nói trên sẽ chính thức được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, những diễn biến lâu nay cho thấy việc tăng lương thường tác động mạnh đến tăng giá, nhất là vào dịp cuối năm, vậy việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vào thời điểm gần Tết Âm lịch liệu có hợp lý không?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy, ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói:
- Mỗi thời điểm đều có mặt thuận và mặt không thuận. Chúng tôi cũng đã cân nhắc rất nhiều.
Thời điểm điều chỉnh lương năm 2004, chúng ta lấy mốc thời gian là 1/10, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu áp dụng thời điểm này sẽ không hợp lý.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, lương được tính vào chi phí và họ cho rằng tăng lương vào mốc thời gian đó khiến cho tình hình rất phức tạp, 3 quý của năm sẽ được tính vào chi phí cũ, quý còn lại tính vào chi phí mới, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Vì thế, doanh nghiệp đề xuất và Chính phủ đã phê duyệt mốc thời gian điều chỉnh lương cho khu vực doanh nghiệp là ngày 1/1 hàng năm. Mốc này sẽ được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2012.
Còn việc điều chỉnh như thế nào, tăng bao nhiêu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), năng suất của người lao động….
Ví dụ năm nay nếu không có lạm phát, sự điều chỉnh sẽ ở mức thấp hơn.
"Phải tính đến khả năng doanh nghiệp có chịu nổi không"
So với mức sống tối thiểu, theo ông mức lương hiện nay đáp ứng được đến đâu nhu cầu của người lao động?
Thực tế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ để đưa ra mức lương tối thiểu.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay, điểm xuất phát vẫn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao, nên mức lương tối thiểu cũng phải có lộ trình, điều chỉnh dần dần.
Tôi lấy ví dụ, doanh nghiệp của chúng ta chiếm 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu chúng ta tính toán chi ly cho cuộc sống người lao động, cần cái này, thiếu cái kia để đưa ra một mức lương tối thiểu thì cũng khó có thể đáp ứng, vì phải tính đến khả năng doanh nghiệp có chịu nổi không?
Nếu doanh nghiệp không chịu được sẽ dẫn tới tình trạng quá tải, không có việc làm, kéo theo thu nhập thấp...Vì thế, cần xác định rõ, mục tiêu của việc tăng lương tối thiểu là để đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất lao động giản đơn và một phần tái sản xuất lao động mở rộng.
"Không được lợi dụng tăng lương để cắt giảm phụ cấp"
Vậy, lương tối thiểu tăng, thu nhập thực tế của người lao động liệu có tăng không, thưa ông?
Phải nói rõ rằng, chủ trương của Chính phủ tăng lương tối thiểu chính là để đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động.
Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh cung cầu lao động như hiện nay, rất nhiều vùng bị mất cân đối, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách giữ người bằng chế độ lương thưởng.
Từ đầu năm 2008 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp cũng đã tự điều chỉnh tăng lương cho lao động mà không phải chờ đến sự điều chỉnh của Chính phủ.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận hiện vẫn còn có những doanh nghiệp chưa đảm bảo được thu nhập thực tế cho người lao động, song số này không nhiều. Sau này chúng tôi cũng sẽ có những quy định tăng lương phải bảo đảm được tiền lương thực tế, bảo đảm được thu nhập thực tế, không được lợi dụng tăng lương để cắt giảm các khoản phụ cấp khác của người lao động
Có bao nhiêu lao động được thụ hưởng từ chính sách điều chỉnh lương lần này? Ngân sách cần phải trích ra bao nhiêu để bù cho việc tăng lương?
Hiện cả nước có khoảng 9,5 triệu người làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ áp dụng mức lương tối thiểu theo đúng định nghĩa của luật là mức trả cho lao động giản đơn nhất, không phải qua đào tạo, số lượng đó không nhiều. Tuy nhiên, nó lại liên quan nhiều đến những khu vực khác.
Với đợt điều chỉnh lương lần này, chi phí mà chúng tôi dự kiến tính trên mặt bằng chung tăng khoảng từ 1,3 - 1,7%.
Thực tế, mỗi doanh nghiệp có một mức chi phí khác nhau. Doanh nghiệp nào mà sử dụng nhiều lao động chân tay, như những doanh nghiệp làm gia công, thì tỷ lệ cao hơn. Ngược lại, những doanh nghiệp sử dụng đến máy móc là chính thì tỷ lệ đó sẽ thấp đi.
Với khu vực doanh nghiệp, điều chỉnh lương không ảnh hưởng đến ngân sách. Nói cách khác, doanh nghiệp không phải bỏ ngân sách ra để trả lương. Tiền lương trong doanh nghiệp là đưa vào chi phí tài chính của doanh nghiệp đó.