Tăng quyền cho lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài
Khởi động dự án "Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài"
Ngày 5/1, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc (UNIFEM) phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khởi động dự án "Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài", với tổng kinh phí 250.000 USD.
Dự án được triển khai trong 24 tháng (từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2011), tập trung vào việc phát triển chính sách quốc gia và các dịch vụ tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng các nhu cầu cũng như bảo vệ quyền lợi thiết thực của phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đánh giá công tác xuất khẩu lao động tại Việt Nam, TS. Suzette Mitchell, Trưởng đại diện UNIFEM cho rằng, trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng, trong đó phụ nữ chiếm 25-30% tổng số lao động di cư.
Tuy nhiên, cũng theo UNIFEM, mặc dù số lượng phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng trưởng ổn định, nhưng các quyền cụ thể và nhu cầu của nữ lao động Việt Nam vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và chưa cụ thể hoá trong các chính sách pháp luật và các quy định có liên quan.
Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” nằm trong khuôn khổ chương trình khu vực về tăng cường quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài, được UNIFEM triển khai từ năm 2001 với các nước và vùng lãnh thổ Bangladesh, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia, Lào, Nepal, Phillippines, Thái Lan. Việt Nam được mời tham gia vào giai đoạn 3 của chương trình.
Để phù hợp với Việt Nam, các hoạt động của dự án được thiết kế theo 4 mục tiêu chung. Thứ nhất, tăng cường kiến thức cơ bản về giới và các vấn đề liên quan đến di cư lao động tại Việt Nam để phục vụ mục đích xây dựng chính sách và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Đảm bảo các chính sách, pháp luật sẽ được đáp ứng hơn với các quyền của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài và cải thiện các đối thoại về chính sách với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam là mục tiêu thứ hai.
Mục tiêu thứ ba là nâng cao năng lực các cơ quan của Chính phủ, các công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các tổ chức cộng đồng để phụ nữ đi làm việc và gia đình của họ có thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế và xã hội. Nâng cao nhận thức của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài và công chúng nói chung về quyền và lợi ích của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là mục tiêu thứ tư.
Phát biểu tại lễ khởi động dự án, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, việc đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của họ cũng luôn là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Ông Hòa cho rằng, điều quan trọng nhất của dự án chính là quyền và lợi ích của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài được bảo vệ thông qua nhiều hoạt động của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tuyển dụng cũng như chính bản thân lao động.
Từ năm 2006 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam đã đưa 70.000 đến 80.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Hiện Việt Nam có khoảng 450.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dự án được triển khai trong 24 tháng (từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2011), tập trung vào việc phát triển chính sách quốc gia và các dịch vụ tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng các nhu cầu cũng như bảo vệ quyền lợi thiết thực của phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đánh giá công tác xuất khẩu lao động tại Việt Nam, TS. Suzette Mitchell, Trưởng đại diện UNIFEM cho rằng, trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng, trong đó phụ nữ chiếm 25-30% tổng số lao động di cư.
Tuy nhiên, cũng theo UNIFEM, mặc dù số lượng phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng trưởng ổn định, nhưng các quyền cụ thể và nhu cầu của nữ lao động Việt Nam vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và chưa cụ thể hoá trong các chính sách pháp luật và các quy định có liên quan.
Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” nằm trong khuôn khổ chương trình khu vực về tăng cường quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài, được UNIFEM triển khai từ năm 2001 với các nước và vùng lãnh thổ Bangladesh, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia, Lào, Nepal, Phillippines, Thái Lan. Việt Nam được mời tham gia vào giai đoạn 3 của chương trình.
Để phù hợp với Việt Nam, các hoạt động của dự án được thiết kế theo 4 mục tiêu chung. Thứ nhất, tăng cường kiến thức cơ bản về giới và các vấn đề liên quan đến di cư lao động tại Việt Nam để phục vụ mục đích xây dựng chính sách và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Đảm bảo các chính sách, pháp luật sẽ được đáp ứng hơn với các quyền của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài và cải thiện các đối thoại về chính sách với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam là mục tiêu thứ hai.
Mục tiêu thứ ba là nâng cao năng lực các cơ quan của Chính phủ, các công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các tổ chức cộng đồng để phụ nữ đi làm việc và gia đình của họ có thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế và xã hội. Nâng cao nhận thức của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài và công chúng nói chung về quyền và lợi ích của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là mục tiêu thứ tư.
Phát biểu tại lễ khởi động dự án, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, việc đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của họ cũng luôn là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Ông Hòa cho rằng, điều quan trọng nhất của dự án chính là quyền và lợi ích của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài được bảo vệ thông qua nhiều hoạt động của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tuyển dụng cũng như chính bản thân lao động.
Từ năm 2006 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam đã đưa 70.000 đến 80.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Hiện Việt Nam có khoảng 450.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.