Tăng tốc cuộc chạy đua tìm kiếm kim loại màu
Cuộc cạnh tranh toàn cầu để có nhiều dầu mỏ và các kim loại quý hiếm đang diễn ra quyết liệt do nhu cầu tăng, nguồn cung giảm mạnh
Cuộc cạnh tranh toàn cầu để có nhiều dầu mỏ và các kim loại quý hiếm đang diễn ra quyết liệt do nhu cầu tăng, nguồn cung giảm mạnh, giá cả leo thang và sự độc quyền của những tập đoàn lớn nắm giữ phần lớn nguồn kim loại quý hiếm.
Trong nỗ lực nhằm đánh giá lại nguồn dự trữ khoáng sản trên thế giới, một số nhà khoa học đã cảnh báo trong khoảng 10 năm tới, thế giới sẽ cạn nguồn cung indi dùng để sản xuất màn hình tinh thế lỏng và màn hình máy tính.
Với tốc độ tiêu thụ như hiện nay, nguồn dự trữ kẽm cũng sẽ cạn kiệt vào năm 2037 và nguồn dự trữ hafini, một vật liệu quan trọng trong sản xuất máy tính sẽ giảm mạnh vào năm 2017.
Việc cạn kiệt một số nguồn kim loại và khoáng sản sẽ thui chột các ngành kỹ thuật mới đầy hứa hẹn. Một thiết kế mới liên quan tới pin mặt trời có hiệu quả cao gấp 2 lần so với các tấm pin hiện nay, có thể không được đưa vào ứng dụng do thiếu gali và indi.
Tom Graedel, giáo sư bộ môn sinh thái thuộc Đại học Yale (Mỹ) cảnh báo, kim loại đồng không thể thiếu trong sản xuất dây dẫn điện và vi mạch cũng sẽ cạn kiệt trong vài thập kỷ tới.
Giá indi dùng để sản xuất ti vi màn hình lỏng tăng hơn 8,5 lần, giá platin tăng 2,5 lần, giá vonfam tăng 4,7 lần. Giá các kim loại khác như nicken tăng 7,1 lần, coban tăng 4,4 lần, vanadi tăng 6,2 lần, molypden tăng 6 lần và mangan tăng 2,1 lần, so với năm 2002.
Trong một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng khoảng 2% so với năm ngoái, trong khi nguồn cung eo hẹp.
Kho dầu dự trữ của thế giới có thể giảm khoảng 1-1,5 triệu thùng/ngày quý 3 năm nay. Trong tháng 5, nguồn cung trên thế giới giảm 565.000 thùng/ngày, xuống còn 84,99 thùng, riêng nguồn cung các nước ngoài OPEC giảm tới 485.000 thùng/ngày.
Các quan chức OPEC nói, khó có khả năng tăng hạn ngạch khai thác dầu trước khi diễn ra hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên OPEC tại Vienna ( Austria) vào ngày 11/9 tới. Trong mấy ngày qua giá dầu đã vượt ngưỡng 72 USD/thùng , tăng cao nhất trong 10 tháng qua.
Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu tiêu thụ khối lượng lớn dầu mỏ. Châu Phi là khu vực cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Mỹ, riêng năm 2006, mỗi ngày Mỹ nhập 2,23 triệu thùng dầu từ châu Phi, vượt lượng dầu nhập từ Trung Đông 2,22 triệu thùng/ngày.
Cuộc tranh giành thị trường để đảm bảo nguồn cung dầu mỏ và kim loại quý từ châu Phi giữa Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đang tăng tốc.
Nhật Bản sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm tăng mạnh để sản xuất các thiết bị siêu cứng và các nhóm hàng công nghệ cao, như ô tô tiết kiệm năng lượng, pin điện.
Lo ngại trước tình trạng thiếu nguồn cung về kim loại mầu, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã đề ra chiến lược tổng hợp tìm kiếm nguồn cung khoáng sản ổn định, nhất là các kim loại quý hiếm và coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế.
Chính phủ Nhật Bản có chính sách đẩy mạnh ngoại giao nhằm tìm kiếm các nguồn cung mới; thuyết phục một số nước xoá bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Chính phủ sẽ dùng giải pháp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước đang phát triển nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp được quyền ưu tiên khai thác mỏ ở nước ngoài.
Những tháng gần đây, Nhật Bản liên tiếp ký các hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên với một số nước như Mông Cổ, Kazastan và Uzbekistan. Nhật Bản còn ưu tiên ký các FTA với những nước giầu tài nguyên và các nước láng giềng ở châu Á nhằm có được các nguồn cung cấp ổn định về dầu mỏ, khí đốt và các kim loại quý hiếm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao, đang trong cơn khát năng lượng và kim loại. Ngoài khu vực Đông Nam Á và Tây Á, châu Phi được coi là thị trường được Trung Quốc để mắt tới.
Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi, Trung Quốc đã đề xuất cấp khoản viện trợ khổng lồ để đổi lấy thị phần năng lượng và kim loại quý từ châu lục đen.
Trung Quốc miễn trừ khoản nợ luỹ tiến trị giá 10,9 tỷ USD cho các nước châu Phi, xây dựng hơn 900 hạng mục hạ tầng cơ sở và công trình công cộng, xây dựng 10 trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, thiết lập Quỹ phát triển Trung Quốc-châu Phi trị giá 5 tỷ USD...
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế ổn định, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu kim loại quý như tăng thuế xuất khẩu, siết chặt hạn ngạch xuất khẩu.
Trong nỗ lực nhằm đánh giá lại nguồn dự trữ khoáng sản trên thế giới, một số nhà khoa học đã cảnh báo trong khoảng 10 năm tới, thế giới sẽ cạn nguồn cung indi dùng để sản xuất màn hình tinh thế lỏng và màn hình máy tính.
Với tốc độ tiêu thụ như hiện nay, nguồn dự trữ kẽm cũng sẽ cạn kiệt vào năm 2037 và nguồn dự trữ hafini, một vật liệu quan trọng trong sản xuất máy tính sẽ giảm mạnh vào năm 2017.
Việc cạn kiệt một số nguồn kim loại và khoáng sản sẽ thui chột các ngành kỹ thuật mới đầy hứa hẹn. Một thiết kế mới liên quan tới pin mặt trời có hiệu quả cao gấp 2 lần so với các tấm pin hiện nay, có thể không được đưa vào ứng dụng do thiếu gali và indi.
Tom Graedel, giáo sư bộ môn sinh thái thuộc Đại học Yale (Mỹ) cảnh báo, kim loại đồng không thể thiếu trong sản xuất dây dẫn điện và vi mạch cũng sẽ cạn kiệt trong vài thập kỷ tới.
Giá indi dùng để sản xuất ti vi màn hình lỏng tăng hơn 8,5 lần, giá platin tăng 2,5 lần, giá vonfam tăng 4,7 lần. Giá các kim loại khác như nicken tăng 7,1 lần, coban tăng 4,4 lần, vanadi tăng 6,2 lần, molypden tăng 6 lần và mangan tăng 2,1 lần, so với năm 2002.
Trong một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng khoảng 2% so với năm ngoái, trong khi nguồn cung eo hẹp.
Kho dầu dự trữ của thế giới có thể giảm khoảng 1-1,5 triệu thùng/ngày quý 3 năm nay. Trong tháng 5, nguồn cung trên thế giới giảm 565.000 thùng/ngày, xuống còn 84,99 thùng, riêng nguồn cung các nước ngoài OPEC giảm tới 485.000 thùng/ngày.
Các quan chức OPEC nói, khó có khả năng tăng hạn ngạch khai thác dầu trước khi diễn ra hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên OPEC tại Vienna ( Austria) vào ngày 11/9 tới. Trong mấy ngày qua giá dầu đã vượt ngưỡng 72 USD/thùng , tăng cao nhất trong 10 tháng qua.
Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu tiêu thụ khối lượng lớn dầu mỏ. Châu Phi là khu vực cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Mỹ, riêng năm 2006, mỗi ngày Mỹ nhập 2,23 triệu thùng dầu từ châu Phi, vượt lượng dầu nhập từ Trung Đông 2,22 triệu thùng/ngày.
Cuộc tranh giành thị trường để đảm bảo nguồn cung dầu mỏ và kim loại quý từ châu Phi giữa Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đang tăng tốc.
Nhật Bản sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm tăng mạnh để sản xuất các thiết bị siêu cứng và các nhóm hàng công nghệ cao, như ô tô tiết kiệm năng lượng, pin điện.
Lo ngại trước tình trạng thiếu nguồn cung về kim loại mầu, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã đề ra chiến lược tổng hợp tìm kiếm nguồn cung khoáng sản ổn định, nhất là các kim loại quý hiếm và coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế.
Chính phủ Nhật Bản có chính sách đẩy mạnh ngoại giao nhằm tìm kiếm các nguồn cung mới; thuyết phục một số nước xoá bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Chính phủ sẽ dùng giải pháp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước đang phát triển nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp được quyền ưu tiên khai thác mỏ ở nước ngoài.
Những tháng gần đây, Nhật Bản liên tiếp ký các hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên với một số nước như Mông Cổ, Kazastan và Uzbekistan. Nhật Bản còn ưu tiên ký các FTA với những nước giầu tài nguyên và các nước láng giềng ở châu Á nhằm có được các nguồn cung cấp ổn định về dầu mỏ, khí đốt và các kim loại quý hiếm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao, đang trong cơn khát năng lượng và kim loại. Ngoài khu vực Đông Nam Á và Tây Á, châu Phi được coi là thị trường được Trung Quốc để mắt tới.
Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi, Trung Quốc đã đề xuất cấp khoản viện trợ khổng lồ để đổi lấy thị phần năng lượng và kim loại quý từ châu lục đen.
Trung Quốc miễn trừ khoản nợ luỹ tiến trị giá 10,9 tỷ USD cho các nước châu Phi, xây dựng hơn 900 hạng mục hạ tầng cơ sở và công trình công cộng, xây dựng 10 trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, thiết lập Quỹ phát triển Trung Quốc-châu Phi trị giá 5 tỷ USD...
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế ổn định, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu kim loại quý như tăng thuế xuất khẩu, siết chặt hạn ngạch xuất khẩu.