Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm mạnh
Kinh tế Trung Quốc trong quý 3 vừa qua chỉ tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua
Kinh tế Trung Quốc trong quý 3 vừa qua chỉ tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua. Con số này vừa được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 20/10.
Có nhiều lý do khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh, bao gồm sản xuất công nghiệp đi xuống do xuất khẩu suy yếu, hoạt động xây dựng cũng giảm do thị trường địa ốc xuống dốc và các quy định hạn chế tạm thời áp dụng trong thời gian diễn ra Olympic Bắc Kinh.
Mức tăng trưởng 9% này thấp hơn so với dự báo trước đó của giới quan sát và thấp hơn đáng kể so mức tăng 10,1% của quý 2 năm nay. Đây đã tháng thứ 5 liên tục, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giảm.
Các đây không lâu, một số nhà kinh tế đã cho rằng, việc các cơ quan chức năng Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy trong thời gian diễn ra Olympic để đem lại cho Bắc Kinh bầu không khí trong lành hơn, chính là lý do chính khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Tuy nhiên, các số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố lần này cho thấy, kinh tế Trung Quốc “hạ nhiệt” nhanh chóng không phải chỉ vì lý do này.
Nhiều nhà máy ở khu vực Bắc Kinh đã mở cửa trở lại trong tháng 9, tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tháng 9 của Trung Quốc chỉ tăng có 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái - thấp nhất trong vòng hơn 6 năm trở lại đây, so với mức tăng 12,8% trong tháng 8.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay là 22%. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo, con số này có thể sụt giảm xuống còn 0% hoặc thậm chí là tăng trưởng âm trong năm 2009 tới do khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu của các thị trường lớn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, Trung Quốc có nhiều lựa chọn hơn để đối phó với sự giảm tốc kinh tế hiện nay. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung quốc cũng đang đi xuống, còn 4,6% trong tháng 9, so với mức 4,9% trong tháng 8, đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tục. Đây là mức lạm phát thấp nhất của Trung Quốc kể từ tháng 6/2007 tới nay.
Với áp lực lạm phát đã không còn quá căng thẳng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu hạ lãi suất cơ bản và nới lỏng các quy tắc cho vay của các ngân hàng. Nhiều khả năng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chuẩn bị cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ ba trong năm nay.
Thêm vào đó, với thặng dư ngân sách chính phủ lớn, Bộ Tài chính nước này cũng đã bắt đầu hạ thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán và giao dịch địa ốc, cũng như thuế xuất khẩu hàng dệt may và một số loại máy móc.
Thêm vào đó, Chính phủ Trung quốc còn tiến hành mở rộng đầu công vào lĩnh vực giao thông và xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau vụ động đất gần đây ở tỉnh Tứ Xuyên. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị của Trung Quốc tăng 27,6% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 27,4% trong 8 tháng đầu năm.
Giới quan sát nhận định, khủng hoảng tài chính đang tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế ở châu Á. Kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng âm trong quý 2 năm nay, trong khi kinh tế Singapore đã chính thức rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn cho biết, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn đang ở mức cao nhất trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và tỏ ra tương đối vững vàng trước khủng hoảng.
(Theo Reuters, Bloomberg)
Có nhiều lý do khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh, bao gồm sản xuất công nghiệp đi xuống do xuất khẩu suy yếu, hoạt động xây dựng cũng giảm do thị trường địa ốc xuống dốc và các quy định hạn chế tạm thời áp dụng trong thời gian diễn ra Olympic Bắc Kinh.
Mức tăng trưởng 9% này thấp hơn so với dự báo trước đó của giới quan sát và thấp hơn đáng kể so mức tăng 10,1% của quý 2 năm nay. Đây đã tháng thứ 5 liên tục, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giảm.
Các đây không lâu, một số nhà kinh tế đã cho rằng, việc các cơ quan chức năng Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy trong thời gian diễn ra Olympic để đem lại cho Bắc Kinh bầu không khí trong lành hơn, chính là lý do chính khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Tuy nhiên, các số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố lần này cho thấy, kinh tế Trung Quốc “hạ nhiệt” nhanh chóng không phải chỉ vì lý do này.
Nhiều nhà máy ở khu vực Bắc Kinh đã mở cửa trở lại trong tháng 9, tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tháng 9 của Trung Quốc chỉ tăng có 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái - thấp nhất trong vòng hơn 6 năm trở lại đây, so với mức tăng 12,8% trong tháng 8.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay là 22%. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo, con số này có thể sụt giảm xuống còn 0% hoặc thậm chí là tăng trưởng âm trong năm 2009 tới do khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu của các thị trường lớn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, Trung Quốc có nhiều lựa chọn hơn để đối phó với sự giảm tốc kinh tế hiện nay. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung quốc cũng đang đi xuống, còn 4,6% trong tháng 9, so với mức 4,9% trong tháng 8, đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tục. Đây là mức lạm phát thấp nhất của Trung Quốc kể từ tháng 6/2007 tới nay.
Với áp lực lạm phát đã không còn quá căng thẳng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu hạ lãi suất cơ bản và nới lỏng các quy tắc cho vay của các ngân hàng. Nhiều khả năng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chuẩn bị cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ ba trong năm nay.
Thêm vào đó, với thặng dư ngân sách chính phủ lớn, Bộ Tài chính nước này cũng đã bắt đầu hạ thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán và giao dịch địa ốc, cũng như thuế xuất khẩu hàng dệt may và một số loại máy móc.
Thêm vào đó, Chính phủ Trung quốc còn tiến hành mở rộng đầu công vào lĩnh vực giao thông và xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau vụ động đất gần đây ở tỉnh Tứ Xuyên. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị của Trung Quốc tăng 27,6% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 27,4% trong 8 tháng đầu năm.
Giới quan sát nhận định, khủng hoảng tài chính đang tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế ở châu Á. Kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng âm trong quý 2 năm nay, trong khi kinh tế Singapore đã chính thức rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn cho biết, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn đang ở mức cao nhất trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và tỏ ra tương đối vững vàng trước khủng hoảng.
(Theo Reuters, Bloomberg)