Tập đoàn: Ai ở, ai đi?
Chính phủ sẽ chỉ giữ lại những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh
Thay vì duy trì con số 13 như hiện nay, trong thời gian tới Chính phủ sẽ cắt giảm số tập đoàn kinh tế xuống còn 5 - 7. Thông tin về việc giảm số tập đoàn kinh tế nhà nước đã được người phát ngôn Chính phủ khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ hồi đầu tháng 9 vừa qua.
Ngoại trừ hai tập đoàn đã được Bộ Xây dựng kiến nghị dừng hoạt động thí điểm là Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (VNIC), danh sách các tập đoàn phải dừng hoạt động, quay lại mô hình tổng công ty hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Nhóm “trụ hạng” khá rõ
Tuy nhiên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông tin với báo giới rằng, Chính phủ sẽ chỉ giữ lại những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh, có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, viễn thông… Số còn lại chắc chắn sẽ xem xét cắt giảm dựa trên sự cần thiết và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn.
Với sự gợi mở nói trên, có thể nhận thấy một số tập đoàn cầm chắc “suất trụ hạng”.
Đó có thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT). Trong “tứ đại gia” này, duy nhất chỉ có EVN là làm ăn không được như ý muốn, song đổi lại vị thế của tập đoàn này lại khá chắc chắn vì ai cũng biết, điện là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế cũng như an ninh quốc phòng.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thì Chính phủ chỉ giữ lại 5 - 7 tập đoàn, tức số tập đoàn còn lại trong danh sách “trụ hạng” chỉ còn từ 1 - 3 đơn vị. Ngoài “tứ đại gia” nói trên, trong số 9 tập đoàn còn lại, tính cần thiết và vai trò của mỗi tập đoàn đối với nền kinh tế là tương đương nhau. Cao su, dệt may, hóa chất cũng quan trọng không kém gì ngành đóng tàu, bảo hiểm, xây dựng...
Như vậy, theo cách hiểu đơn giản, việc loại “anh” nào, giữ “anh” nào chỉ còn căn cứ vào hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn và tài nguyên của các tập đoàn kinh tế...?
Các tập đoàn còn lại là Công nghiệp Cao su, Phát triển nhà và đô thị (HUD), Công nghiệp Xây dựng (VNIC), Viễn thông Quân đội (Vietel), Hóa chất, Bảo Việt, Cao su, Than - Khoáng sản (TKV), Vinashin và Dệt may (Vinatex). Trong số này, hiệu quả kinh doanh của Vinashin và TKV là đáng chú ý. Hiện số nợ ngân hàng của TKV lên tới 20.500 tỷ đồng, còn nợ của Vinashin cũng xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.
Giảm là tất yếu?
Sau gần 7 năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế, đến cuối năm 2011 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức một hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước nhằm chỉ ra việc làm được, chưa làm được, mặt mạnh, mặt yếu của tập đoàn kinh tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, các tập đoàn kinh tế hiện nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng số vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khối doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Thế nhưng, tính đến cuối năm 2011, dư nợ vay ngân hàng của khối doanh nghiệp nhà nước này cũng không hề nhỏ, tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.
Đáng lưu ý là việc thành lập tập đoàn kinh tế thí điểm trong thời gian qua đã vượt quá trình độ, năng lực quản trị của bộ máy quản lý của một số tập đoàn, làm hạn chế kết quả hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng. Hiện tượng đầu tư nóng vào chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bất động sản không chỉ mang tính rủi ro cao mà còn làm hạn chế cơ hội của khối tư nhân.
Theo đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga, tất cả các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay đều đang trong giai đoạn thí điểm. Về nguyên tắc thí điểm thì có thể thành công hay thất bại, nên phạm vi thí điểm phải hẹp, sau một thời gian phải tổng kết, nếu khẳng định thành công thì mới triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên, ngay từ đầu chúng ta đã thí điểm trên phạm vi rất rộng, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, xương sống của nền kinh tế.
Chỉ trong hai năm (2005 - 2007), liên tiếp 8 tập đoàn kinh tế được thành lập. Đến năm 2009, ngay cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ trong khi chưa có tổng kết thí điểm, lại có thêm 4 tập đoàn mới.
Chuyên gia kinh tế Phạm chi Lan cho rằng các tập đoàn kinh tế Nhà nước được hưởng vị thế độc quyền, được ưu đãi đặc biệt nên lẽ ra hiệu quả sản xuất, kinh doanh phải cao hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do chúng ta chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá chính xác hiệu quả của các tập đoàn nên hiệu quả hoạt động của các tập đoàn nhiều khi cũng không được xác định rõ ràng.
Xét về sự cần thiết của tập đoàn kinh tế, một chuyên gia kinh tế từng nói rằng việc Chính phủ chủ trương không thành lập mới và giảm số tập đoàn hiện tại là tất yếu. Điều đó thể hiện sự cầu thị của Chính phủ khi đã lắng nghe phản hồi của các nhà khoa học, chuyên gia và dư luận về vai trò của các tập đoàn kinh tế.
Ngoại trừ hai tập đoàn đã được Bộ Xây dựng kiến nghị dừng hoạt động thí điểm là Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (VNIC), danh sách các tập đoàn phải dừng hoạt động, quay lại mô hình tổng công ty hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Nhóm “trụ hạng” khá rõ
Tuy nhiên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông tin với báo giới rằng, Chính phủ sẽ chỉ giữ lại những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh, có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, viễn thông… Số còn lại chắc chắn sẽ xem xét cắt giảm dựa trên sự cần thiết và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn.
Với sự gợi mở nói trên, có thể nhận thấy một số tập đoàn cầm chắc “suất trụ hạng”.
Đó có thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT). Trong “tứ đại gia” này, duy nhất chỉ có EVN là làm ăn không được như ý muốn, song đổi lại vị thế của tập đoàn này lại khá chắc chắn vì ai cũng biết, điện là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế cũng như an ninh quốc phòng.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thì Chính phủ chỉ giữ lại 5 - 7 tập đoàn, tức số tập đoàn còn lại trong danh sách “trụ hạng” chỉ còn từ 1 - 3 đơn vị. Ngoài “tứ đại gia” nói trên, trong số 9 tập đoàn còn lại, tính cần thiết và vai trò của mỗi tập đoàn đối với nền kinh tế là tương đương nhau. Cao su, dệt may, hóa chất cũng quan trọng không kém gì ngành đóng tàu, bảo hiểm, xây dựng...
Như vậy, theo cách hiểu đơn giản, việc loại “anh” nào, giữ “anh” nào chỉ còn căn cứ vào hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn và tài nguyên của các tập đoàn kinh tế...?
Các tập đoàn còn lại là Công nghiệp Cao su, Phát triển nhà và đô thị (HUD), Công nghiệp Xây dựng (VNIC), Viễn thông Quân đội (Vietel), Hóa chất, Bảo Việt, Cao su, Than - Khoáng sản (TKV), Vinashin và Dệt may (Vinatex). Trong số này, hiệu quả kinh doanh của Vinashin và TKV là đáng chú ý. Hiện số nợ ngân hàng của TKV lên tới 20.500 tỷ đồng, còn nợ của Vinashin cũng xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.
Giảm là tất yếu?
Sau gần 7 năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế, đến cuối năm 2011 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức một hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước nhằm chỉ ra việc làm được, chưa làm được, mặt mạnh, mặt yếu của tập đoàn kinh tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, các tập đoàn kinh tế hiện nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng số vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khối doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Thế nhưng, tính đến cuối năm 2011, dư nợ vay ngân hàng của khối doanh nghiệp nhà nước này cũng không hề nhỏ, tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.
Đáng lưu ý là việc thành lập tập đoàn kinh tế thí điểm trong thời gian qua đã vượt quá trình độ, năng lực quản trị của bộ máy quản lý của một số tập đoàn, làm hạn chế kết quả hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng. Hiện tượng đầu tư nóng vào chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bất động sản không chỉ mang tính rủi ro cao mà còn làm hạn chế cơ hội của khối tư nhân.
Theo đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga, tất cả các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay đều đang trong giai đoạn thí điểm. Về nguyên tắc thí điểm thì có thể thành công hay thất bại, nên phạm vi thí điểm phải hẹp, sau một thời gian phải tổng kết, nếu khẳng định thành công thì mới triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên, ngay từ đầu chúng ta đã thí điểm trên phạm vi rất rộng, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, xương sống của nền kinh tế.
Chỉ trong hai năm (2005 - 2007), liên tiếp 8 tập đoàn kinh tế được thành lập. Đến năm 2009, ngay cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ trong khi chưa có tổng kết thí điểm, lại có thêm 4 tập đoàn mới.
Chuyên gia kinh tế Phạm chi Lan cho rằng các tập đoàn kinh tế Nhà nước được hưởng vị thế độc quyền, được ưu đãi đặc biệt nên lẽ ra hiệu quả sản xuất, kinh doanh phải cao hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do chúng ta chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá chính xác hiệu quả của các tập đoàn nên hiệu quả hoạt động của các tập đoàn nhiều khi cũng không được xác định rõ ràng.
Xét về sự cần thiết của tập đoàn kinh tế, một chuyên gia kinh tế từng nói rằng việc Chính phủ chủ trương không thành lập mới và giảm số tập đoàn hiện tại là tất yếu. Điều đó thể hiện sự cầu thị của Chính phủ khi đã lắng nghe phản hồi của các nhà khoa học, chuyên gia và dư luận về vai trò của các tập đoàn kinh tế.