Tập đoàn Nam Cường chủ động giao lại dự án
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội lên tiếng về việc trả lại dự án Khu đô thị Thạch Thất
Ngày 5/7/2012, UBND Tp.Hà Nội giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan lập hồ sơ thu hồi đất của 8 đơn vị, doanh nghiệp, trong đó có dự án Khu đô thị Thạch Thất do Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội làm chủ đầu tư.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (trước đây là Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường) được giao làm Nhà đầu tư xây dựng tuyến đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
Song song với việc xây dựng tuyến đường trục là phát triển chuỗi các Khu đô thị hai bên đường. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội được giao làm chủ đầu tư xây dựng hai dự án đối ứng dự án BT là Khu đô thị Quốc Oai và Khu đô thị Chương Mỹ. Ngoài ra, Công ty còn được giao làm chủ đầu tư hai Khu đô thị theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất là Khu đô thị Thạch Phúc và Khu đô thị Thạch Thất.
Đến khi địa giới Hà Nội đã được mở rộng, ngày 26/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Khu đô thị mới Thạch Thất tại huyện Thạch Thất không còn phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển hệ thống đô thị của Thủ đô. Tập đoàn Nam Cường đã chủ động đề nghị giao lại dự án Khu đô thị mới Thạch Thất cho UBND thành phố và chấp hành đúng theo các quy định của Nhà nước.
Dự án Khu đô thị mới Thạch Thất được quy hoạch là hành lang xanh không phát triển đô thị. Do đó, nếu việc xây dựng dự án này được triển khai từ năm 2008 đến nay sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước, chủ đầu tư và nhân dân trong vùng dự án.
Cụ thể, Nhà nước sẽ phải thanh toán cho chủ đầu tư các khoản chi phí đã đầu tư để thu lại dự án dang dở, người dân mất đất không thể trồng cấy được nữa, chủ đầu tư bị thiệt hại về kinh tế và uy tín...
Tuy nhiên hiện nay, các diện tích đất thuộc phạm vi dự án vẫn được người dân sử dụng phục vụ sản xuất bình thường, chính quyền vẫn quản lý theo quy định. Riêng Tập đoàn Nam Cường có thiệt hại nhất định bởi chi phí trong quá trình lập quy hoạch và chuẩn bị đầu tư dự án.
Trong quá trình chờ phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, ngày 16/4/2011, Tập đoàn Nam Cường đã có Công văn 76/CV-NCHN gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét cho phép tiếp tục được thực hiện Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc – Nam theo hình thức BT với quy mô hướng tuyến theo đúng các quyết định đã được phê duyệt và định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Đồng thời thực hiện chuỗi bốn Khu đô thị dọc tuyến (Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ) theo định hướng quy hoạch chung có vị trí trùng với các Khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2437/VPCP-KTN ngày 20/4/2011 gửi các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng và UBND Tp.Hà Nội. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng đã trả lời bằng văn bản nhưng đến nay Tập đoàn Nam Cường vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức để tiếp tục triển khai đồng bộ.
Tính đến nay, Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam theo hình thức BT đã được Tập đoàn Nam Cường xây dựng 6,3 km đầu tuyến đường trục Bắc- Nam từ Km0+00 : Km 6+200 (từ đê Vân Cốc đến quốc lộ 32) thuộc huyện Phúc Thọ. Đã hoàn thành công tác GPMB, san lấp mặt bằng 16ha Khu đô thị Thạch Phúc thuộc huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ phục vụ công tác sản xuất ống cống và đúc cấu kiện bê tông công suất lớn. Đã xây dựng xong cầu vượt Đại lộ Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tổng kinh phí Tập đoàn đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Để Dự án đường trục Bắc – Nam và các Khu đô thị hoàn vốn thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và giảm thiệt hại kinh tế cho nhà đầu tư, Tập đoàn Nam Cường đề nghị các bộ, ngành và Tp.Hà Nội cho phép Nam Cường được tiếp tục làm chủ đầu tư dự án hoàn vốn 02 Khu đô thị sinh thái Phúc Thọ, Chúc Sơn và một phần Khu đô thị Quốc Oai theo định hướng quy hoạch chung có vị trí quy hoạch chung trùng với các Khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện dự án BT.
* Tác giải bài viết là Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (trước đây là Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường) được giao làm Nhà đầu tư xây dựng tuyến đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
Song song với việc xây dựng tuyến đường trục là phát triển chuỗi các Khu đô thị hai bên đường. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội được giao làm chủ đầu tư xây dựng hai dự án đối ứng dự án BT là Khu đô thị Quốc Oai và Khu đô thị Chương Mỹ. Ngoài ra, Công ty còn được giao làm chủ đầu tư hai Khu đô thị theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất là Khu đô thị Thạch Phúc và Khu đô thị Thạch Thất.
Đến khi địa giới Hà Nội đã được mở rộng, ngày 26/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Khu đô thị mới Thạch Thất tại huyện Thạch Thất không còn phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển hệ thống đô thị của Thủ đô. Tập đoàn Nam Cường đã chủ động đề nghị giao lại dự án Khu đô thị mới Thạch Thất cho UBND thành phố và chấp hành đúng theo các quy định của Nhà nước.
Dự án Khu đô thị mới Thạch Thất được quy hoạch là hành lang xanh không phát triển đô thị. Do đó, nếu việc xây dựng dự án này được triển khai từ năm 2008 đến nay sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước, chủ đầu tư và nhân dân trong vùng dự án.
Cụ thể, Nhà nước sẽ phải thanh toán cho chủ đầu tư các khoản chi phí đã đầu tư để thu lại dự án dang dở, người dân mất đất không thể trồng cấy được nữa, chủ đầu tư bị thiệt hại về kinh tế và uy tín...
Tuy nhiên hiện nay, các diện tích đất thuộc phạm vi dự án vẫn được người dân sử dụng phục vụ sản xuất bình thường, chính quyền vẫn quản lý theo quy định. Riêng Tập đoàn Nam Cường có thiệt hại nhất định bởi chi phí trong quá trình lập quy hoạch và chuẩn bị đầu tư dự án.
Trong quá trình chờ phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, ngày 16/4/2011, Tập đoàn Nam Cường đã có Công văn 76/CV-NCHN gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét cho phép tiếp tục được thực hiện Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc – Nam theo hình thức BT với quy mô hướng tuyến theo đúng các quyết định đã được phê duyệt và định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Đồng thời thực hiện chuỗi bốn Khu đô thị dọc tuyến (Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ) theo định hướng quy hoạch chung có vị trí trùng với các Khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2437/VPCP-KTN ngày 20/4/2011 gửi các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng và UBND Tp.Hà Nội. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng đã trả lời bằng văn bản nhưng đến nay Tập đoàn Nam Cường vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức để tiếp tục triển khai đồng bộ.
Tính đến nay, Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam theo hình thức BT đã được Tập đoàn Nam Cường xây dựng 6,3 km đầu tuyến đường trục Bắc- Nam từ Km0+00 : Km 6+200 (từ đê Vân Cốc đến quốc lộ 32) thuộc huyện Phúc Thọ. Đã hoàn thành công tác GPMB, san lấp mặt bằng 16ha Khu đô thị Thạch Phúc thuộc huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ phục vụ công tác sản xuất ống cống và đúc cấu kiện bê tông công suất lớn. Đã xây dựng xong cầu vượt Đại lộ Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tổng kinh phí Tập đoàn đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Để Dự án đường trục Bắc – Nam và các Khu đô thị hoàn vốn thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và giảm thiệt hại kinh tế cho nhà đầu tư, Tập đoàn Nam Cường đề nghị các bộ, ngành và Tp.Hà Nội cho phép Nam Cường được tiếp tục làm chủ đầu tư dự án hoàn vốn 02 Khu đô thị sinh thái Phúc Thọ, Chúc Sơn và một phần Khu đô thị Quốc Oai theo định hướng quy hoạch chung có vị trí quy hoạch chung trùng với các Khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện dự án BT.
* Tác giải bài viết là Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường