Tập đoàn tăng vốn đầu tư “tay trái” không báo cáo Thủ tướng
Chính phủ báo cáo Quốc hội thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Một số tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ…
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo về thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015, vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội.
Đang trong quá trình tái cơ cấu nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) không có trong báo cáo này, Chính phủ giải thích.
Nợ phải trả lớn hơn 10 lần vốn chủ sở hữu
Theo đánh giá của Chính phủ, những năm qua các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lãi (tuy không cao).
Các con số cụ thể đều được lấy tại thời điểm hết năm 2010 để so sánh với 2006. Theo đó vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty đã tăng từ 317.647 tỷ đồng lên 653.166 tỷ đồng, bằng 204%. Tổng tài sản là 1.799.317 tỷ đồng, bằng 238% so với 2006. Nợ phải trả là 1.088.290 tỷ đồng, bằng 1,6 lần vốn chủ sở hữu (năm 2006 là 419.991 tỷ đồng, bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu).
Đáng chú ý, có 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 7 tổng công ty hơn 10 lần, 9 tổng công ty trên 5-10 lần, có 14 tổng công ty từ 3-5 lần.
Tuy nhiên, báo cáo không nêu rõ tên của các tập đoàn, tổng công ty “đặc biệt” này.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, Chính phủ cho biết, năm 2010 doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.488.273 tỷ đồng, tăng 35% so với 2009. Tăng 66% với con số 162.910 tỷ đồng là lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
Cũng trong năm 2010, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 231.526 tỷ đồng, tăng 21% so với 2009.
Bên cạnh danh tính của hơn chục tập đoàn, tổng công ty có lãi, báo cáo cũng điểm tên một số đơn vị thua lỗ, như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam…
Một trong những lý do khiến doanh nghiệp này thua lỗ, theo giải thích của Chính phủ là khi tiếp nhận các doanh nghiệp, dự án từ Vinashin thì nợ phải trả của tổng công ty làm tăng chi phí lãi vay tăng thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với số lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 26.123 tỷ đồng, báo cáo cũng “điểm mặt” một số doanh nghiệp như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp…
Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của doanh nghiệp, Chính phủ nhìn nhận.
Thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 31/12/2015
Mặc dù nhận định là chứa đựng nhiều rủi ro, song phần vốn đầu tư ngoài ngành của tập đoàn, tổng công ty được Chính phủ báo cáo trong năm 2010 vẫn tăng so với năm trước.
Giá trị đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng năm 2006 là 6.114 tỷ đồng; 2007 là 14.441 tỷ đồng; 18.840 tỷ đồng là con số của 2008, đến 2009 là 14.991 tỷ đồng và 2010 đã lên tới 21.814 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết, nhiều tập đoàn đã báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận việc thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, như Viettel, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn hóa chất…
Các tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ cũng được nêu tên.
Đó là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam…
Vẫn ở trong các giới hạn quy định, song Chính phủ cũng đánh giá, tỷ lệ đầu tư vốn ngoài ngành kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty đã làm phân tán nguồn lực, phần nào làm méo mó nền kinh tế, phát sinh các tiêu cực, gian lận như Công ty Cho thuê tài chính 2.
Việc thoái vốn ở các lĩnh vực này chưa hoàn thành mục tiêu đề ra được Chính phủ giải thích là do kinh tế thế giới cũng như trong nước suy giảm.
Tại phần phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015, báo cáo cho biết dự kiến quý 4 năm nay Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu.
Trong đó quy định các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu không được đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán.
Các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này có trách nhiệm hoàn thành việc thoái vốn trước ngày 31/12/2015, báo cáo nêu rõ.
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo về thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015, vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội.
Đang trong quá trình tái cơ cấu nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) không có trong báo cáo này, Chính phủ giải thích.
Nợ phải trả lớn hơn 10 lần vốn chủ sở hữu
Theo đánh giá của Chính phủ, những năm qua các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lãi (tuy không cao).
Các con số cụ thể đều được lấy tại thời điểm hết năm 2010 để so sánh với 2006. Theo đó vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty đã tăng từ 317.647 tỷ đồng lên 653.166 tỷ đồng, bằng 204%. Tổng tài sản là 1.799.317 tỷ đồng, bằng 238% so với 2006. Nợ phải trả là 1.088.290 tỷ đồng, bằng 1,6 lần vốn chủ sở hữu (năm 2006 là 419.991 tỷ đồng, bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu).
Đáng chú ý, có 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 7 tổng công ty hơn 10 lần, 9 tổng công ty trên 5-10 lần, có 14 tổng công ty từ 3-5 lần.
Tuy nhiên, báo cáo không nêu rõ tên của các tập đoàn, tổng công ty “đặc biệt” này.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, Chính phủ cho biết, năm 2010 doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.488.273 tỷ đồng, tăng 35% so với 2009. Tăng 66% với con số 162.910 tỷ đồng là lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
Cũng trong năm 2010, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 231.526 tỷ đồng, tăng 21% so với 2009.
Bên cạnh danh tính của hơn chục tập đoàn, tổng công ty có lãi, báo cáo cũng điểm tên một số đơn vị thua lỗ, như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam…
Một trong những lý do khiến doanh nghiệp này thua lỗ, theo giải thích của Chính phủ là khi tiếp nhận các doanh nghiệp, dự án từ Vinashin thì nợ phải trả của tổng công ty làm tăng chi phí lãi vay tăng thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với số lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 26.123 tỷ đồng, báo cáo cũng “điểm mặt” một số doanh nghiệp như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp…
Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của doanh nghiệp, Chính phủ nhìn nhận.
Thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 31/12/2015
Mặc dù nhận định là chứa đựng nhiều rủi ro, song phần vốn đầu tư ngoài ngành của tập đoàn, tổng công ty được Chính phủ báo cáo trong năm 2010 vẫn tăng so với năm trước.
Giá trị đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng năm 2006 là 6.114 tỷ đồng; 2007 là 14.441 tỷ đồng; 18.840 tỷ đồng là con số của 2008, đến 2009 là 14.991 tỷ đồng và 2010 đã lên tới 21.814 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết, nhiều tập đoàn đã báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận việc thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, như Viettel, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn hóa chất…
Các tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ cũng được nêu tên.
Đó là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam…
Vẫn ở trong các giới hạn quy định, song Chính phủ cũng đánh giá, tỷ lệ đầu tư vốn ngoài ngành kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty đã làm phân tán nguồn lực, phần nào làm méo mó nền kinh tế, phát sinh các tiêu cực, gian lận như Công ty Cho thuê tài chính 2.
Việc thoái vốn ở các lĩnh vực này chưa hoàn thành mục tiêu đề ra được Chính phủ giải thích là do kinh tế thế giới cũng như trong nước suy giảm.
Tại phần phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015, báo cáo cho biết dự kiến quý 4 năm nay Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu.
Trong đó quy định các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu không được đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán.
Các doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này có trách nhiệm hoàn thành việc thoái vốn trước ngày 31/12/2015, báo cáo nêu rõ.