“Tàu cao tốc” BMC mất đà, thị trường giảm
Có phải việc thanh tra chứng khoán vào cuộc khiến giá cổ phiếu BMC khựng lại, dù đang được gọi là “tàu cao tốc” trên sàn?
Có phải việc thanh tra chứng khoán vào cuộc khiến giá cổ phiếu BMC khựng lại, dù đang được gọi là “tàu cao tốc” trên sàn?
Hôm 21/6, Uỷ ban Chứng khoán có thông báo chính thức về kế hoạch vào cuộc của Thanh tra Chứng khoán nhằm tìm hiểu những nghi vấn bất thường xoay quanh biến động giá cổ phiếu BMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định.
Phiên giao dịch ngày 22/6, giá BMC được đặt ở nhiều mức khác nhau ở các lệnh mua vào, bán ra nhưng có một điểm chung là không còn vượt trội phổ biến như những phiên lên giá kiểu “tàu cao tốc” vừa qua. Và kết thúc phiên, giá BMC đứng ở mức tham chiếu 569.000 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến trên khá đặc biệt khi giá BMC trong suốt gần 2 tháng qua chỉ biết đến tăng chóng mặt hoặc giảm. Mức giá qua phiên hôm nay như ở thế cầm chừng. Đáng chú ý khi đây là phiên cuối tuần, nhà đầu tư sẽ có hai ngày nghỉ để định hướng lại quyết định của mình với cổ phiếu này.
Cũng trong phiên giao dịch 22/6, đà sụt giảm tiếp tục thể hiện tại cả hai sàn, nhưng mức giá của chỉ số VN-Index và HASTC-Index đã chậm lại.
Cụ thể, VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,74 điểm, còn 1.033,69 điểm. Trong phiên, chỉ số này cũng đã tăng nhẹ trong đợt 2 với +3,02 điểm. Còn HASTC-Index, qua phiên hôm nay đã đánh dấu đáy 300 điểm bị phá, giảm 3,09 điểm, còn 299,77 điểm. Giá trị giao dịch khớp lệnh tại sàn Tp.HCM nhích lên 660 tỷ đồng, trong khi tại sàn Hà Nội chỉ còn gần 98 tỷ đồng.
Trên sàn Tp.HCM, FPC thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền để chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, ngoài ra nhà đầu tư mua FPC trước ngày 22/6 còn được quyền mua cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 với giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm giảm giá, SGH và HAX hôm nay giảm kịch sàn lần lượt -9.000 đồng và -4.500 đồng/cổ phiếu. FPT cũng tiếp tục giảm 5.000 đồng/cổ phiếu và chính thức lùi về dưới mức 300.000 đồng/cổ phiếu, còn 295.000 đồng/cổ phiếu. Và STB tiếp tục giảm thêm 1.500 đồng/cổ phiếu.
Thoát khỏi nhóm giảm giá hôm nay là DHG. Sau những phiên giảm mạnh, cổ phiếu này đã tăng trở lại, gần kịch trần với +17.000 đồng/cổ phiếu. Cùng có mức tăng về tỷ lệ với DHG, giá SJS có thêm +14.000 đồng/cổ phiếu. KDC cũng tăng mạnh 11.000 đồng/cổ phiếu và cả TCT cũng đã lên 430.000 đồng/cổ phiếu (tăng 7.000 đồng).
Trên sàn Hà Nội, xu hướng giảm giá của nhiều cổ phiếu tiếp tục thể hiện nhưng trong biên độ hẹp hơn, trong khi đó RCL của Địa ốc Chợ Lớn tiếp tục độc diễn với +16.500 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, S99 cũng đã trở lại với mức tăng khá mạnh, +11.800 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên sự điều chỉnh chung vẫn là xu hướng chính của cả thị trường. Và hôm nay, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gây thất vọng đối với nhiều nhà đầu tư. Cửa ngân hàng đang khép lại với những nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán, một lượng vốn từ thị trường này cũng sẽ bị các ngân hàng rút dần từ nay đến cuối năm.
Hiện đã có 12 ngân hàng (chủ yếu là khối cổ phần) cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán vượt quá hạn mức 3%, bình quân là 7%; một số ngân hàng có tỷ lệ này rất cao nhưng không được công bố cụ thể.
Như vậy, những ngân hàng trên đang từng bước chờ các hợp đồng vay vốn đáo hạn để thu hồi vốn về, trong khi lượng tín dụng đổ vào thị trường chứng khoán đã và sẽ tiếp tục khoá chặt từ nay đến cuối năm.
Hôm 21/6, Uỷ ban Chứng khoán có thông báo chính thức về kế hoạch vào cuộc của Thanh tra Chứng khoán nhằm tìm hiểu những nghi vấn bất thường xoay quanh biến động giá cổ phiếu BMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định.
Phiên giao dịch ngày 22/6, giá BMC được đặt ở nhiều mức khác nhau ở các lệnh mua vào, bán ra nhưng có một điểm chung là không còn vượt trội phổ biến như những phiên lên giá kiểu “tàu cao tốc” vừa qua. Và kết thúc phiên, giá BMC đứng ở mức tham chiếu 569.000 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến trên khá đặc biệt khi giá BMC trong suốt gần 2 tháng qua chỉ biết đến tăng chóng mặt hoặc giảm. Mức giá qua phiên hôm nay như ở thế cầm chừng. Đáng chú ý khi đây là phiên cuối tuần, nhà đầu tư sẽ có hai ngày nghỉ để định hướng lại quyết định của mình với cổ phiếu này.
Cũng trong phiên giao dịch 22/6, đà sụt giảm tiếp tục thể hiện tại cả hai sàn, nhưng mức giá của chỉ số VN-Index và HASTC-Index đã chậm lại.
Cụ thể, VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,74 điểm, còn 1.033,69 điểm. Trong phiên, chỉ số này cũng đã tăng nhẹ trong đợt 2 với +3,02 điểm. Còn HASTC-Index, qua phiên hôm nay đã đánh dấu đáy 300 điểm bị phá, giảm 3,09 điểm, còn 299,77 điểm. Giá trị giao dịch khớp lệnh tại sàn Tp.HCM nhích lên 660 tỷ đồng, trong khi tại sàn Hà Nội chỉ còn gần 98 tỷ đồng.
Trên sàn Tp.HCM, FPC thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền để chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, ngoài ra nhà đầu tư mua FPC trước ngày 22/6 còn được quyền mua cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 với giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm giảm giá, SGH và HAX hôm nay giảm kịch sàn lần lượt -9.000 đồng và -4.500 đồng/cổ phiếu. FPT cũng tiếp tục giảm 5.000 đồng/cổ phiếu và chính thức lùi về dưới mức 300.000 đồng/cổ phiếu, còn 295.000 đồng/cổ phiếu. Và STB tiếp tục giảm thêm 1.500 đồng/cổ phiếu.
Thoát khỏi nhóm giảm giá hôm nay là DHG. Sau những phiên giảm mạnh, cổ phiếu này đã tăng trở lại, gần kịch trần với +17.000 đồng/cổ phiếu. Cùng có mức tăng về tỷ lệ với DHG, giá SJS có thêm +14.000 đồng/cổ phiếu. KDC cũng tăng mạnh 11.000 đồng/cổ phiếu và cả TCT cũng đã lên 430.000 đồng/cổ phiếu (tăng 7.000 đồng).
Trên sàn Hà Nội, xu hướng giảm giá của nhiều cổ phiếu tiếp tục thể hiện nhưng trong biên độ hẹp hơn, trong khi đó RCL của Địa ốc Chợ Lớn tiếp tục độc diễn với +16.500 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, S99 cũng đã trở lại với mức tăng khá mạnh, +11.800 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên sự điều chỉnh chung vẫn là xu hướng chính của cả thị trường. Và hôm nay, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gây thất vọng đối với nhiều nhà đầu tư. Cửa ngân hàng đang khép lại với những nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán, một lượng vốn từ thị trường này cũng sẽ bị các ngân hàng rút dần từ nay đến cuối năm.
Hiện đã có 12 ngân hàng (chủ yếu là khối cổ phần) cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán vượt quá hạn mức 3%, bình quân là 7%; một số ngân hàng có tỷ lệ này rất cao nhưng không được công bố cụ thể.
Như vậy, những ngân hàng trên đang từng bước chờ các hợp đồng vay vốn đáo hạn để thu hồi vốn về, trong khi lượng tín dụng đổ vào thị trường chứng khoán đã và sẽ tiếp tục khoá chặt từ nay đến cuối năm.