Tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện gần hải phận Mỹ
Một ví dụ cho thấy tầm với ngày càng được mở rộng của hải quân Trung Quốc
5 tàu hải quân Trung Quốc được phát hiện đang di chuyển trên vùng hải phận quốc tế thuộc biển Bering ngoài khơi bang Alaska của Mỹ, hãng tin Reuters dẫn lời Lầu Năm Góc cho biết hôm qua (2/9). Những con tàu này xuất hiện trong lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có chuyến thăm tới Alaska.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis nói đây là lần đầu tiên nước này quan sát thấy tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện trên biển Bering.
“Chúng tôi tôn trọng quyền tự do của tất cả các quốc gia về hoạt động tàu quân sự trên hải phận quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Davis nói.
Sự xuất hiện của những con tàu nói trên là một ví dụ cho thấy tầm với ngày càng được mở rộng của Hải quân Trung Quốc. Đồng thời, những con tàu này có mặt trên biển Bering trùng với thời điểm Tổng thống Obama có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới bang Alaska nhằm gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu.
Hai quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói, nước này đã nhận diện được một tàu đổ bộ, một tàu tiếp tế, và ba tàu chiến mặt nước của Trung Quốc ở biển Bering. Chưa tàu nào trong số 5 con tàu này được nhận thấy có hành vi không tuân thủ luật pháp, nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin, Mỹ phát hiện thấy sự có mặt của 5 con tàu này trong mấy ngày gần đây.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói chưa có hành động mang tính đe dọa nào của những con tàu này được phát hiện. Ông Earnest tuyên bố Lầu Năm Góc đang theo dõi chuyển động của những con tàu này “nhưng mục đích của sự xuất hiện này vẫn còn chưa rõ”.
Thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng để hiện đại hóa lực lượng và phát triển năng lực hải quân ở những vùng biển xa nhằm bảo vệ lợi ích ngày càng gia tăng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Trong khi đó, băng tan trên biển đã thúc đẩy hoạt động vận tải thương mại và Trung Quốc muốn có sự hiện diện tích cực hơn ở Bắc Băng Dương, khu vực mà Bắc Kinh từng tuyên bố có những lợi ích quan trọng. Những tuyến vận tải biển ngắn hơn đi qua Bắc Băng Dương có thể giúp các công ty Trung Quốc tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Hiện chưa rõ liệu sự xuất hiện của những con tàu hải quân Trung Quốc ở biển Bering được tính toán để trùng với chuyến thăm của ông Obama, hay chỉ là theo sau một hoạt động hải quân chung gần đây giữa Trung Quốc và Nga.
Dù Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - có nhiều lợi ích chung như cố gắng kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên, giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều bất đồng như vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho quốc phòng, bao gồm phát triển chiến đấu cơ tàng hình và tên lửa chống vệ tinh đã khiến khu vực châu Á - Thái Binh Dương và Washington quan ngại, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên cầm quyền và bắt đầu tỏ rõ lập trường cứng rắn hơn về các tranh chấp trên biển.
Theo dự kiến, trong nửa cuối của tháng 9 này, ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm khoảng một tuần tới Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis nói đây là lần đầu tiên nước này quan sát thấy tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện trên biển Bering.
“Chúng tôi tôn trọng quyền tự do của tất cả các quốc gia về hoạt động tàu quân sự trên hải phận quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Davis nói.
Sự xuất hiện của những con tàu nói trên là một ví dụ cho thấy tầm với ngày càng được mở rộng của Hải quân Trung Quốc. Đồng thời, những con tàu này có mặt trên biển Bering trùng với thời điểm Tổng thống Obama có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới bang Alaska nhằm gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu.
Hai quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói, nước này đã nhận diện được một tàu đổ bộ, một tàu tiếp tế, và ba tàu chiến mặt nước của Trung Quốc ở biển Bering. Chưa tàu nào trong số 5 con tàu này được nhận thấy có hành vi không tuân thủ luật pháp, nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin, Mỹ phát hiện thấy sự có mặt của 5 con tàu này trong mấy ngày gần đây.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói chưa có hành động mang tính đe dọa nào của những con tàu này được phát hiện. Ông Earnest tuyên bố Lầu Năm Góc đang theo dõi chuyển động của những con tàu này “nhưng mục đích của sự xuất hiện này vẫn còn chưa rõ”.
Thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng để hiện đại hóa lực lượng và phát triển năng lực hải quân ở những vùng biển xa nhằm bảo vệ lợi ích ngày càng gia tăng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Trong khi đó, băng tan trên biển đã thúc đẩy hoạt động vận tải thương mại và Trung Quốc muốn có sự hiện diện tích cực hơn ở Bắc Băng Dương, khu vực mà Bắc Kinh từng tuyên bố có những lợi ích quan trọng. Những tuyến vận tải biển ngắn hơn đi qua Bắc Băng Dương có thể giúp các công ty Trung Quốc tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Hiện chưa rõ liệu sự xuất hiện của những con tàu hải quân Trung Quốc ở biển Bering được tính toán để trùng với chuyến thăm của ông Obama, hay chỉ là theo sau một hoạt động hải quân chung gần đây giữa Trung Quốc và Nga.
Dù Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - có nhiều lợi ích chung như cố gắng kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên, giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều bất đồng như vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho quốc phòng, bao gồm phát triển chiến đấu cơ tàng hình và tên lửa chống vệ tinh đã khiến khu vực châu Á - Thái Binh Dương và Washington quan ngại, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên cầm quyền và bắt đầu tỏ rõ lập trường cứng rắn hơn về các tranh chấp trên biển.
Theo dự kiến, trong nửa cuối của tháng 9 này, ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm khoảng một tuần tới Mỹ.