Mỹ “không trung lập” trong giải quyết tranh chấp biển Đông
Mỹ sẽ có biện pháp mạnh để đảm bảo tất cả các bên phải tuân thủ quy tắc, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói
Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển Đông và sẽ có biện pháp mạnh để đảm bảo tất cả các bên phải tuân thủ quy tắc - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Daniel Russel phát biểu hôm 21/7.
Cho tới nay, Mỹ vẫn khẳng định dù không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nước này muốn các tranh chấp này được giải quyết theo luật pháp quốc tế, không có sự cưỡng ép hay vũ lực.
Quan điểm này của Mỹ dẫn tới một số ý kiến cho rằng Mỹ sẽ giữ lập trường “trung lập” trong vấn đề biển Đông, trong khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ có sự “thiên vị” trong vấn đề này.
Tuy vậy, khi trả lời câu hỏi của một đại diện Trung Quốc tham dự một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington hôm 21/7 về sự “trung lập” của Mỹ ở biển Đông, ông Russel làm rõ rằng: sự trung lập này chỉ áp dụng đối với các tuyên bố chủ quyền của các bên, thay vì đối với cách thức giải quyết tranh chấp.
“Chúng tôi không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh để đảm bảo các nguyên tắc được tuân thủ”, ông Russel nói.
Theo mạch này, bài phát biểu của ông Russel nói rằng Mỹ hiện đang khuyến khích các bên liên quan trong vấn đề biển Đông tạo ra một bầu không khí và điều kiện cần thiết để quản lý tranh chấp một cách hòa bình, ngoại giao và tuân thủ luật pháp, cho dù căng thẳng leo thang một phần đến từ những hành động hung hăng của Trung Quốc.
“Chúng tôi hối thúc các bên khôi phục tinh thần hợp tác”, ông Russel nói.
Theo nhà ngoại giao này, trọng tâm sẽ là làm giảm căng thẳng và tạo ra bầu không khí cần thiết để theo đuổi các hướng đi hòa bình tiến tới giải quyết tranh chấp, chẳng hạn thông quan đàm phán và sử dụng trọng tài.
Ông Russel nói Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thúc đẩy tiến trình này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN dự kiến tổ chức ở Malaysia vào tháng tới.
“Ông ấy [Kerry] sẽ thúc đẩy tiến trình này. Đây là một ưu tiên quan trọng”, ông Russel nói.
Cho tới nay, Mỹ vẫn khẳng định dù không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nước này muốn các tranh chấp này được giải quyết theo luật pháp quốc tế, không có sự cưỡng ép hay vũ lực.
Quan điểm này của Mỹ dẫn tới một số ý kiến cho rằng Mỹ sẽ giữ lập trường “trung lập” trong vấn đề biển Đông, trong khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ có sự “thiên vị” trong vấn đề này.
Tuy vậy, khi trả lời câu hỏi của một đại diện Trung Quốc tham dự một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington hôm 21/7 về sự “trung lập” của Mỹ ở biển Đông, ông Russel làm rõ rằng: sự trung lập này chỉ áp dụng đối với các tuyên bố chủ quyền của các bên, thay vì đối với cách thức giải quyết tranh chấp.
“Chúng tôi không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh để đảm bảo các nguyên tắc được tuân thủ”, ông Russel nói.
Theo mạch này, bài phát biểu của ông Russel nói rằng Mỹ hiện đang khuyến khích các bên liên quan trong vấn đề biển Đông tạo ra một bầu không khí và điều kiện cần thiết để quản lý tranh chấp một cách hòa bình, ngoại giao và tuân thủ luật pháp, cho dù căng thẳng leo thang một phần đến từ những hành động hung hăng của Trung Quốc.
“Chúng tôi hối thúc các bên khôi phục tinh thần hợp tác”, ông Russel nói.
Theo nhà ngoại giao này, trọng tâm sẽ là làm giảm căng thẳng và tạo ra bầu không khí cần thiết để theo đuổi các hướng đi hòa bình tiến tới giải quyết tranh chấp, chẳng hạn thông quan đàm phán và sử dụng trọng tài.
Ông Russel nói Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thúc đẩy tiến trình này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN dự kiến tổ chức ở Malaysia vào tháng tới.
“Ông ấy [Kerry] sẽ thúc đẩy tiến trình này. Đây là một ưu tiên quan trọng”, ông Russel nói.
Theo nhà ngoại giao này, việc theo đuổi đàm phán song phương để giải quyết trong bối cảnh hiện nay là khó. Không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng ông Russel nói tuyên bố của một số quốc gia rằng tuyên bố chủ quyền của họ là “không thể tranh cãi” khiến việc đàm phán trở nên khó khăn.
Tuy vậy, ông nhấn mạnh, trong một số trường hợp tranh chấp lãnh thổ khác trong khu vực, biện pháp đàm phán song phương đã phát huy tác dụng, chẳng hạn giữa Indonesia và Philippines, giữa Malaysia và Singapore, giữa Bangladesh và Myanmar.
Về con đường sử dụng trọng tài, ông Russel nhắc đến vụ kiện Trung Quốc của Philippines về vấn đề biển Đông lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan.
Ông nhấn mạnh rằng, cho dù kết quả vụ kiện có như thế nào, thì cả Bắc Kinh và Manila cũng phải tuân thủ phán quyết của tòa vì cả hai cùng là nước ký kết Công ước Quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
“Về tuân thủ luật pháp, cả Trung Quốc và Philippines đều có nghĩa vụ phải thực thi quyết định của tòa, cho dù họ có muốn hay không”, ông Russel nói.
Ông Russel cũng nói rằng Mỹ sẽ bảo về các lợi ích của riêng mình theo nhiều cách, bao gồm tôn trọng các liên minh và cam kết an ninh, cũng như phát triển có hiệu quả các tổ chức khu vực. “Nước Mỹ phải bảo vệ lợi ích Mỹ”, ông phát biểu.
Tóm lại bản chất lập trường của Mỹ trong tranh chấp biển Đông, ông Russel nhấn mạnh Mỹ không quan tâm nhiều tới lãnh thổ có tranh chấp, mà về các quy định luật pháp đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Đó không hẳn là chuyện về các vỉa đá hay bãi cạn. Đó là chuyện về nguyên tắc, là môi trường mà chúng tôi muốn tồn tại trong đó”, ông Russel nói.
Tuy vậy, ông nhấn mạnh, trong một số trường hợp tranh chấp lãnh thổ khác trong khu vực, biện pháp đàm phán song phương đã phát huy tác dụng, chẳng hạn giữa Indonesia và Philippines, giữa Malaysia và Singapore, giữa Bangladesh và Myanmar.
Về con đường sử dụng trọng tài, ông Russel nhắc đến vụ kiện Trung Quốc của Philippines về vấn đề biển Đông lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan.
Ông nhấn mạnh rằng, cho dù kết quả vụ kiện có như thế nào, thì cả Bắc Kinh và Manila cũng phải tuân thủ phán quyết của tòa vì cả hai cùng là nước ký kết Công ước Quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
“Về tuân thủ luật pháp, cả Trung Quốc và Philippines đều có nghĩa vụ phải thực thi quyết định của tòa, cho dù họ có muốn hay không”, ông Russel nói.
Ông Russel cũng nói rằng Mỹ sẽ bảo về các lợi ích của riêng mình theo nhiều cách, bao gồm tôn trọng các liên minh và cam kết an ninh, cũng như phát triển có hiệu quả các tổ chức khu vực. “Nước Mỹ phải bảo vệ lợi ích Mỹ”, ông phát biểu.
Tóm lại bản chất lập trường của Mỹ trong tranh chấp biển Đông, ông Russel nhấn mạnh Mỹ không quan tâm nhiều tới lãnh thổ có tranh chấp, mà về các quy định luật pháp đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Đó không hẳn là chuyện về các vỉa đá hay bãi cạn. Đó là chuyện về nguyên tắc, là môi trường mà chúng tôi muốn tồn tại trong đó”, ông Russel nói.