Trung Quốc lại “nổi đóa” vì bị Mỹ chỉ trích vấn đề biển Đông
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Trung Quốc đang hạn chế di chuyển của tàu bè và máy bay trong khu vực
Trung Quốc ngày 8/10 đã lên tiếng phản ứng sau khi bị Mỹ chỉ trích rằng nước này hạn chế tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền gây căng thẳng trên vùng biển này.
Trong một tuyên bố gửi hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tự do hàng hải và hàng không không đồng nghĩa với việc cho phép tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Trung Quốc đang hạn chế di chuyển của tàu bè và máy bay trong khu vực.
Tại hội nghị ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Kuala Lumpur, ông Kerry nói việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo nhân tạo mà nước này tạo ra trái phép trên biển Đông vì “mục đích quân sự” đang làm gia tăng căng thẳng và gây ra nguy cơ “quân sự hóa”.
Ông Kerry cũng chỉ trích những “hạn chế” mà Trung Quốc thiết lập trong những tháng gần đây, nói rằng Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ hạn chế nào đối với tự do hàng hải và hàng không.
Trước đó, giới chức quân sự Philippines nói Trung Quốc đã liên tục cảnh báo máy bay quân sự nước này tránh xa những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hải quân Trung Quốc cũng đưa ra 8 cảnh báo đối với một máy bay trinh sát P8-A Poseidon khi máy bay này bay tuần tra ở khu vực trên hồi tháng 5, theo hãng tin CNN.
Hồi tháng 6, Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm hoàn tất một giai đoạn các dự án khai hoang trên biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo nhân tạo. Hôm 5/8 tại Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh đã dừng hoạt động bồi đắp trên biển Đông.
Khi được một nhà báo hỏi liệu Trung Quốc chỉ tạm thời dừng hoạt động bồi đắp trên biển Đông, ông Vương Nghị trả lời: “Trung Quốc đã dừng rồi. Các bạn có thể đi máy bay tới đó để xem”.
Tuy vậy, trong tuyên bố vừa đưa ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên cho biết hoạt động bồi đắp trái phép mà nước này đang tiến hành ở quần đảo Trường Sa bao gồm xây dựng các cơ sở hạ tầng dân sự như bệnh viện, viện nghiên cứu hải dương học, đèn hải đăng và các cơ sở tìm kiếm và cứu hộ.
Trong một tuyên bố gửi hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tự do hàng hải và hàng không không đồng nghĩa với việc cho phép tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Trung Quốc đang hạn chế di chuyển của tàu bè và máy bay trong khu vực.
Tại hội nghị ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Kuala Lumpur, ông Kerry nói việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo nhân tạo mà nước này tạo ra trái phép trên biển Đông vì “mục đích quân sự” đang làm gia tăng căng thẳng và gây ra nguy cơ “quân sự hóa”.
Ông Kerry cũng chỉ trích những “hạn chế” mà Trung Quốc thiết lập trong những tháng gần đây, nói rằng Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ hạn chế nào đối với tự do hàng hải và hàng không.
Trước đó, giới chức quân sự Philippines nói Trung Quốc đã liên tục cảnh báo máy bay quân sự nước này tránh xa những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hải quân Trung Quốc cũng đưa ra 8 cảnh báo đối với một máy bay trinh sát P8-A Poseidon khi máy bay này bay tuần tra ở khu vực trên hồi tháng 5, theo hãng tin CNN.
Hồi tháng 6, Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm hoàn tất một giai đoạn các dự án khai hoang trên biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo nhân tạo. Hôm 5/8 tại Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh đã dừng hoạt động bồi đắp trên biển Đông.
Khi được một nhà báo hỏi liệu Trung Quốc chỉ tạm thời dừng hoạt động bồi đắp trên biển Đông, ông Vương Nghị trả lời: “Trung Quốc đã dừng rồi. Các bạn có thể đi máy bay tới đó để xem”.
Tuy vậy, trong tuyên bố vừa đưa ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên cho biết hoạt động bồi đắp trái phép mà nước này đang tiến hành ở quần đảo Trường Sa bao gồm xây dựng các cơ sở hạ tầng dân sự như bệnh viện, viện nghiên cứu hải dương học, đèn hải đăng và các cơ sở tìm kiếm và cứu hộ.