Phú Quốc khởi động xây dựng nhiều công trình trọng điểm

Xuân Nghi
Chia sẻ

Cùng với việc trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang và được lựa chọn là địa điểm tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương 2027 (APEC 2027), Phú Quốc đã khởi động xây dựng nhiều công trình trọng điểm phục vụ APEC...

Công bố quyết định công nhận thành phố Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đình Nam
Công bố quyết định công nhận thành phố Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đình Nam

Ngày 21/01/2025, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 199/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Phú Quốc là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Phạm vi công nhận loại đô thị gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Phú Quốc hiện hữu, trong đó khu vực nội thành dự kiến gồm toàn bộ địa giới hành chính của hai phường An Thới và Dương Đông, và sáu xã gồm Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Cửa Cạn, Cửa Dương và Bãi Thơm, khu vực ngoại thành gồm toàn bộ địa giới hành chính của xã Thổ Chu (Thổ Châu).

Để được công nhận đô thị loại I, Phú Quốc đã đáp ứng các tiêu chí như quy mô dân số lớn, phát triển đồng bộ về kinh tế, hạ tầng, văn hóa xã hội địa phương. Năm 2023, Phú Quốc đạt tổng thu ngân sách hơn 7.812 tỷ đồng (so với năm 2004 đạt 38,59 tỷ đồng), thu hút 321 dự án đầu tư với diện tích sử dụng đất khoảng 10.652 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 412.000 tỷ đồng…

Hay như, vào thời điểm Phú Quốc được công nhận đô thị loại II (năm 2015), lúc bấy giờ chỉ là một hòn đảo còn hoang sơ, dân cư thưa thớt, ít khách du lịch quốc tế biết tới, du khách trong nước chưa nhiều. Sân bay Phú Quốc lúc đó là sân bay nội địa với vài lượt bay đến/đi mỗi ngày; hiện nay sân bay đã nâng cấp và mở rộng là sân bay quốc tế với khoảng 150 chuyến bay đến/đi mỗi ngày…

Về du lịch, Phú Quốc hiện đang thu hút các nhà đầu tư lớn như Vin Group, Sun Group… đầu tư và phát triển mạnh các điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, các dự án bất động sản cao cấp thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch, đầu tư. Số liệu thống kê của ngành du lịch thành phố biển đảo này cho biết, doanh thu du lịch năm 2024 ước đạt trên 21.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Phú Quốc đã được lựa chọn là địa điểm tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương 2027 (tức Hội nghị APEC 2027), với sự tham gia của các nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp hàng đầu. Cùng với sự kiện công bố chính thức lên đô thị loại I, lãnh đạo thành phố cũng đã khởi động xây dựng nhiều công trình trọng điểm phục vụ APEC 2027.

Đó là các công trình: (1) Nâng cấp sân bay quốc tế Phú Quốc lên cấp 4E, xây dựng đường băng thứ hai, mở rộng nhà ga quốc tế với công suất lên đến 20 triệu khách/năm; (2) cảng biển quốc tế An Thới sẽ được nâng cấp quy mô 100 ha, sẵn sàng đón tàu du lịch 10.000 khách; (3) đại lộ APEC, tuyến đường sắt đô thị và hệ thống giao thông hiện đại kết nối các khu vực trọng điểm; (4) khu tổ hợp đa chức năng APEC 57 ha do SunGroup đầu tư, bao gồm trung tâm hội nghị 10.000 m2, tòa nhà biểu tượng 69 tầng, khách sạn 5 sao, casino và bến du thuyền quốc tế; (5) khu tổ hợp cùng với các công trình nổi tiếng hiện có như Cầu Hôn, cáp treo Hòn Thơm là tuyến cáp treo trên biển dài nhất thế giới, show diễn đa phương tiện “Kiss of the Sea” với màn pháo hoa diễn hằng đêm trong chuỗi sự kiện APEC 2027…

Cáp treo Hòn Thơm, cáp treo trên biển dài nhất thế giới ở Phú Quốc. Ảnh tư liệu
Cáp treo Hòn Thơm, cáp treo trên biển dài nhất thế giới ở Phú Quốc. Ảnh tư liệu

Hiện Phú Quốc đang đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị xanh, thông minh, hiện đại, giao thông thông minh, cấp thoát nước thông minh, xử lý môi trường theo hệ thống tuần hoàn; đặc biệt, phấn đấu đến năm 2030 có trên 70% phương tiện giao thông thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo để phát triển đô thị biển đảo.

Định hướng phát triển sắp tới, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Phú Quốc cần chú trọng phát triển không gian ra biển, khai thác lợi thế biển đảo, bảo đảm tỷ lệ che phủ xanh rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con