Thái Lan xả kho dự trữ, gạo Việt Nam chịu áp lực giảm giá
Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại Thái Lan, Chính phủ nước này đã mở thầu bán 250.535 tấn gạo từ kho tạm trữ cho các nhà xuất khẩu
Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua nhìn chung ổn định do hoạt động mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung gia tăng.
Hãng tin Reuters cho biết, theo các thương gia ở Bangkok, giá gạo trắng loại 100% B của Thái Lan tuần qua không đổi ở mức 600 USD/tấn. Tuy nhiên, “đó chỉ là giá chào bán. Thực ra không ai giao dịch gạo ở mức giá đó vì có thể mua gạo với giá rẻ hơn từ các nguồn khác”, một thương gia người Thái nói.
Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ đạt sản lượng 3 triệu tấn lúa trái vụ, chủ yếu ở khu vực miền Trung của nước này. Giai đoạn cao điểm thu hoạch lúa trái vụ của Thái Lan sẽ là vào tháng 7 này.
Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại Thái Lan, Chính phủ nước này đã mở thầu bán 250.535 tấn gạo từ kho tạm trữ cho các nhà xuất khẩu. “Các nhà xuất khẩu có thể đưa ra mức giá và khối lượng gạo mà họ muốn mua trong tuần này. Bộ Thương mại sẽ xem xét và đàm bán mức giá tốt nhất trước khi quyết định vào tuần tới”, một quan chức giấu tên cho biết hôm thứ Năm vừa qua.
Số gạo bán ra này chỉ tương đương với 3% kho lúa gạo tạm trữ của Thái Lan. Loại gạo được chào bán là 229.803 tấn gạo thơm cao cấp và 20.732 tấn gạo trắng loại 5% tấm. “Gạo thơm sẽ được bán trong nước và xuất khẩu, còn gạo 5% tấm sẽ chỉ để xuất khẩu”, một quan chức khác cho biết.
Chính phủ Thái đang tiếp tục mua lúa tạm trữ từ nông dân với giá 15.000 Baht (480 USD)/tấn, cao hơn giá thị trường là 9.000 Baht/tấn. Hiện kho thóc tạm trữ của Chính phủ Thái Lan đã lên mức kỷ lục 15 triệu tấn, tương đương với 8 triệu tấn gạo.
Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới, giá gạo tuần qua chịu áp lực giảm do nguồn cung gia tăng. Khách mua gạo Việt Nam hiện vẫn đang đợi giá giảm thêm hoặc tìm mua gạo có giá rẻ hơn từ Ấn Độ. Dự kiến, vụ thu hoạch lúa hè thu ở khu vực ĐBSCL sẽ cao điểm vào tháng 7 này.
“Trong tháng qua, chúng tôi không có thêm hợp đồng mới nào. Giờ thì chúng tôi chỉ có thể tập trung vào việc giao hàng cho các hợp đồng từ trước”, một nhà xuất khẩu gạo ở Tp.HCM nói. Báo giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm là 405-415 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với mức 410-415 USD/tấn vào tuần trước đó. Tuy nhiên, giá gạo loại 25% tấm lại tăng lên mức 365-375 USD/tấn từ mức 360-370 USD/tấn.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1/6 đến ngày 20/6, Việt Nam xuất khẩu 413.542 tấn gạo, trị giá FOB 176,067 triệu USD; trị giá CIF là 178,120 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 20/6/2011 đạt 2,953 triệu tấn gạo, trị giá FOB 1,339 tỷ USD, trị giá CIF 1,366 tỷ USD.
Cũng theo Hiệp hội Lương thực, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua loại thường dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.050 - 5.100 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.650 - 6.750 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.500 - 6.600 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.550 - 7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.150 - 7.250 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Còn theo báo Philippines Star của Philippines, nước này có khả năng trở thành một nước xuất khẩu gạo vào năm 2013 - theo lời Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Procesco Alcala. Tuy nhiên, ông Alcala cho biết, Philippines sẽ không xuất khẩu gạo thường như Việt Nam, Cambodia hay Thái Lan mà sẽ xuất khẩu các loại gạo cao cấp. Cho đến nay, Philippines vẫn là một khách hàng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam.
Hãng tin Reuters cho biết, theo các thương gia ở Bangkok, giá gạo trắng loại 100% B của Thái Lan tuần qua không đổi ở mức 600 USD/tấn. Tuy nhiên, “đó chỉ là giá chào bán. Thực ra không ai giao dịch gạo ở mức giá đó vì có thể mua gạo với giá rẻ hơn từ các nguồn khác”, một thương gia người Thái nói.
Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ đạt sản lượng 3 triệu tấn lúa trái vụ, chủ yếu ở khu vực miền Trung của nước này. Giai đoạn cao điểm thu hoạch lúa trái vụ của Thái Lan sẽ là vào tháng 7 này.
Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại Thái Lan, Chính phủ nước này đã mở thầu bán 250.535 tấn gạo từ kho tạm trữ cho các nhà xuất khẩu. “Các nhà xuất khẩu có thể đưa ra mức giá và khối lượng gạo mà họ muốn mua trong tuần này. Bộ Thương mại sẽ xem xét và đàm bán mức giá tốt nhất trước khi quyết định vào tuần tới”, một quan chức giấu tên cho biết hôm thứ Năm vừa qua.
Số gạo bán ra này chỉ tương đương với 3% kho lúa gạo tạm trữ của Thái Lan. Loại gạo được chào bán là 229.803 tấn gạo thơm cao cấp và 20.732 tấn gạo trắng loại 5% tấm. “Gạo thơm sẽ được bán trong nước và xuất khẩu, còn gạo 5% tấm sẽ chỉ để xuất khẩu”, một quan chức khác cho biết.
Chính phủ Thái đang tiếp tục mua lúa tạm trữ từ nông dân với giá 15.000 Baht (480 USD)/tấn, cao hơn giá thị trường là 9.000 Baht/tấn. Hiện kho thóc tạm trữ của Chính phủ Thái Lan đã lên mức kỷ lục 15 triệu tấn, tương đương với 8 triệu tấn gạo.
Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới, giá gạo tuần qua chịu áp lực giảm do nguồn cung gia tăng. Khách mua gạo Việt Nam hiện vẫn đang đợi giá giảm thêm hoặc tìm mua gạo có giá rẻ hơn từ Ấn Độ. Dự kiến, vụ thu hoạch lúa hè thu ở khu vực ĐBSCL sẽ cao điểm vào tháng 7 này.
“Trong tháng qua, chúng tôi không có thêm hợp đồng mới nào. Giờ thì chúng tôi chỉ có thể tập trung vào việc giao hàng cho các hợp đồng từ trước”, một nhà xuất khẩu gạo ở Tp.HCM nói. Báo giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm là 405-415 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với mức 410-415 USD/tấn vào tuần trước đó. Tuy nhiên, giá gạo loại 25% tấm lại tăng lên mức 365-375 USD/tấn từ mức 360-370 USD/tấn.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1/6 đến ngày 20/6, Việt Nam xuất khẩu 413.542 tấn gạo, trị giá FOB 176,067 triệu USD; trị giá CIF là 178,120 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 20/6/2011 đạt 2,953 triệu tấn gạo, trị giá FOB 1,339 tỷ USD, trị giá CIF 1,366 tỷ USD.
Cũng theo Hiệp hội Lương thực, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua loại thường dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.050 - 5.100 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.650 - 6.750 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.500 - 6.600 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.550 - 7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.150 - 7.250 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Còn theo báo Philippines Star của Philippines, nước này có khả năng trở thành một nước xuất khẩu gạo vào năm 2013 - theo lời Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Procesco Alcala. Tuy nhiên, ông Alcala cho biết, Philippines sẽ không xuất khẩu gạo thường như Việt Nam, Cambodia hay Thái Lan mà sẽ xuất khẩu các loại gạo cao cấp. Cho đến nay, Philippines vẫn là một khách hàng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam.