Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp giảm mạnh
Hy Lạp, quốc gia đang vật lộn với khủng hoảng nợ công, tuyên bố, thâm hụt ngân sách của họ đã giảm 42% trong vòng 6 tháng
Hy Lạp, quốc gia đang vật lộn với khủng hoảng nợ công, tuyên bố, thâm hụt ngân sách của họ đã giảm 42% trong vòng 6 tháng qua.
Mức cắt giảm bội chi mà Hy Lạp đạt được tính tới thời điểm này đã vượt qua mục tiêu mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 110 tỷ USD.
Hãng tin BBC dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho biết, Athens hy vọng sẽ có thể vay vốn từ thị trường tài chính vào năm tới.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, 6 tháng đầu năm nay, chính phủ nước này bội chi 11,5 tỷ Euro, giảm 19 tỷ Euro so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP trong nửa đầu năm nay là 4,9%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu mà IMF đề ra cho Athens.
Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã cam kết sẽ đưa mức thâm hụt ngân sách cả năm 2010 về 8,1% GDP từ mức 13,6% GDP của năm ngoái.
Giới phân tích cho hay, họ không bất ngờ về thành tích cắt giảm bội chi này của Athens, mặc dù các con số đưa ra được xem là tin cậy vì do Ngân hàng Trung ương Hy Lạp - một cơ quan có độ độc lập cao về mặt chính trị - công bố.
Trước đây, Hy Lạp đã không ít lần công bố những con số “ma” để che đậy cho tình trạng nợ nần và chi tiêu quá tay của họ. Tất cả chỉ vỡ lở khi khủng hoảng nợ bùng nổ.
Trong 6 tháng vừa qua, Athens đã giảm chi tiêu công 15% còn 30,1 tỷ Euro, trong khi thu ngân sách tăng 7% lên 23,2 tỷ Euro. Nguồn thu từ thuế của Chính phủ Hy Lạp đang khá eo hẹp do tác động của suy thoái kinh tế.
Nhiều nguồn dự báo cho rằng, kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 4% trong năm nay, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Papaconstantinou cho rằng, mức suy giảm sẽ chỉ là 3%.
Các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của Athens tiếp tục vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hy Lạp. Một cuộc điều tra thực hiện cuối tuần qua cho thấy, 49% người dân chấp nhận các biện pháp giảm bội chi của Chính phủ, 48% phản đối. Từ đầu năm tới nay, người lao động ở Hy Lạp đã liên tục tổng đình công để phản đối việc Chính phủ giảm lương, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thuế…
Mấy tháng qua, Hy Lạp đã không thể vay vốn từ thị trường trái phiếu, do giới đầu tư lo sợ Athens vỡ nợ công. Chi phí bảo hiểm cho nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp hiện vẫn đang ở mức cao bất thường, lên tới 12%/năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Papaconstantinou cho biết, Chính phủ Hy Lạp hy vọng sẽ lại huy động được vốn từ thị trường trái phiếu sớm nhất là vào năm tới. Khoản vốn vay của EU và IMF đủ cho các nhu cầu trả nợ đáo hạn của Hy Lạp tới tận năm 2012.
Mức cắt giảm bội chi mà Hy Lạp đạt được tính tới thời điểm này đã vượt qua mục tiêu mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 110 tỷ USD.
Hãng tin BBC dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho biết, Athens hy vọng sẽ có thể vay vốn từ thị trường tài chính vào năm tới.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, 6 tháng đầu năm nay, chính phủ nước này bội chi 11,5 tỷ Euro, giảm 19 tỷ Euro so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP trong nửa đầu năm nay là 4,9%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu mà IMF đề ra cho Athens.
Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã cam kết sẽ đưa mức thâm hụt ngân sách cả năm 2010 về 8,1% GDP từ mức 13,6% GDP của năm ngoái.
Giới phân tích cho hay, họ không bất ngờ về thành tích cắt giảm bội chi này của Athens, mặc dù các con số đưa ra được xem là tin cậy vì do Ngân hàng Trung ương Hy Lạp - một cơ quan có độ độc lập cao về mặt chính trị - công bố.
Trước đây, Hy Lạp đã không ít lần công bố những con số “ma” để che đậy cho tình trạng nợ nần và chi tiêu quá tay của họ. Tất cả chỉ vỡ lở khi khủng hoảng nợ bùng nổ.
Trong 6 tháng vừa qua, Athens đã giảm chi tiêu công 15% còn 30,1 tỷ Euro, trong khi thu ngân sách tăng 7% lên 23,2 tỷ Euro. Nguồn thu từ thuế của Chính phủ Hy Lạp đang khá eo hẹp do tác động của suy thoái kinh tế.
Nhiều nguồn dự báo cho rằng, kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 4% trong năm nay, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Papaconstantinou cho rằng, mức suy giảm sẽ chỉ là 3%.
Các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của Athens tiếp tục vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hy Lạp. Một cuộc điều tra thực hiện cuối tuần qua cho thấy, 49% người dân chấp nhận các biện pháp giảm bội chi của Chính phủ, 48% phản đối. Từ đầu năm tới nay, người lao động ở Hy Lạp đã liên tục tổng đình công để phản đối việc Chính phủ giảm lương, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thuế…
Mấy tháng qua, Hy Lạp đã không thể vay vốn từ thị trường trái phiếu, do giới đầu tư lo sợ Athens vỡ nợ công. Chi phí bảo hiểm cho nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp hiện vẫn đang ở mức cao bất thường, lên tới 12%/năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Papaconstantinou cho biết, Chính phủ Hy Lạp hy vọng sẽ lại huy động được vốn từ thị trường trái phiếu sớm nhất là vào năm tới. Khoản vốn vay của EU và IMF đủ cho các nhu cầu trả nợ đáo hạn của Hy Lạp tới tận năm 2012.