Thâm hụt ngân sách Mỹ cao chưa từng có
Chính phủ Mỹ đã chi vượt thu một khoản lớn chưa từng có là 1.400 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9
Chính phủ Mỹ đã chi vượt thu một khoản lớn chưa từng có là 1.400 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua.
Đây là con số thống kê do Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố ngày 7/10, trước khi những con số chính thức được Bộ Tài chính nước này đưa ra.
Theo CBO, mức thâm hụt ngân sách kỷ lục này tương đương với 9,9% GDP của Mỹ trong năm tài khóa 2009. Các kế hoạch giải cứu ngân hàng và kích thích kinh tế khổng lồ, cùng với việc thu thuế sụt giảm mạnh vì suy thoái, là những lý do hàng đầu đẩy mức thâm thủng ngân quỹ của Chính phủ Mỹ lên tới con số này.
Trong năm tài khóa 2008, Chính phủ Mỹ bội chi một khoản khiêm tốn hơn nhiều là 459 tỷ USD.
Mức thâm hụt 1.400 tỷ USD do CBO công bố lần này thấp hơn so với con số ước tính 1.580 tỷ USD mà cơ quan này công bố hồi tháng 8. Tuy nhiên, theo CBO, sự chênh lệch này xuất phát từ những khác biệt trong cách tính toán các chi phí giải cứu hai tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà Fannie Mae và Freddie Mac, chứ không phải do điều kiện kinh tế thay đổi.
Mức thu của Chính phủ Mỹ trong năm tài khóa 2009 là 2.100 tỷ USD, giảm 16,6% so với năm trước do doanh thu thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh cùng giảm mạnh. Trong khi đó, mức chi tăng tới 17,8%, lên mức 3.500 tỷ USD.
Trong số những khoản chi lớn nhất mà Chính phủ Mỹ thực hiện trong năm qua phải kể tới khoản 154 tỷ USD dành cho chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP), 92 tỷ USD cứu Fannie và Freddie, cộng thêm 100 tỷ USD đã chi cho kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trừ gói kích thích kinh tế, chi trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong năm qua đã tăng gấp đôi, lên mức 120 tỷ USD.
Một điểm sáng hiếm hoi trong tình hình ngân sách Mỹ trong năm tài khóa vừa qua là tiền lãi mà Chính phủ nước này phải trả cho các khoản vay đã giảm 23% so với năm trước, xuống còn 199 tỷ USD, nhờ lãi suất hạ.
(Theo Reuters)
Đây là con số thống kê do Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố ngày 7/10, trước khi những con số chính thức được Bộ Tài chính nước này đưa ra.
Theo CBO, mức thâm hụt ngân sách kỷ lục này tương đương với 9,9% GDP của Mỹ trong năm tài khóa 2009. Các kế hoạch giải cứu ngân hàng và kích thích kinh tế khổng lồ, cùng với việc thu thuế sụt giảm mạnh vì suy thoái, là những lý do hàng đầu đẩy mức thâm thủng ngân quỹ của Chính phủ Mỹ lên tới con số này.
Trong năm tài khóa 2008, Chính phủ Mỹ bội chi một khoản khiêm tốn hơn nhiều là 459 tỷ USD.
Mức thâm hụt 1.400 tỷ USD do CBO công bố lần này thấp hơn so với con số ước tính 1.580 tỷ USD mà cơ quan này công bố hồi tháng 8. Tuy nhiên, theo CBO, sự chênh lệch này xuất phát từ những khác biệt trong cách tính toán các chi phí giải cứu hai tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà Fannie Mae và Freddie Mac, chứ không phải do điều kiện kinh tế thay đổi.
Mức thu của Chính phủ Mỹ trong năm tài khóa 2009 là 2.100 tỷ USD, giảm 16,6% so với năm trước do doanh thu thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh cùng giảm mạnh. Trong khi đó, mức chi tăng tới 17,8%, lên mức 3.500 tỷ USD.
Trong số những khoản chi lớn nhất mà Chính phủ Mỹ thực hiện trong năm qua phải kể tới khoản 154 tỷ USD dành cho chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP), 92 tỷ USD cứu Fannie và Freddie, cộng thêm 100 tỷ USD đã chi cho kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trừ gói kích thích kinh tế, chi trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong năm qua đã tăng gấp đôi, lên mức 120 tỷ USD.
Một điểm sáng hiếm hoi trong tình hình ngân sách Mỹ trong năm tài khóa vừa qua là tiền lãi mà Chính phủ nước này phải trả cho các khoản vay đã giảm 23% so với năm trước, xuống còn 199 tỷ USD, nhờ lãi suất hạ.
(Theo Reuters)