Thâm hụt ngân sách Mỹ lại “phát phì”
Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 4 đã tăng vọt lên 82,7 tỷ USD, sau khi bất ngờ giảm xuống còn 65,4 tỷ trong tháng 3
Bộ Tài chính Mỹ hôm 12/5 công bố mức thâm hụt ngân sách của nước này trong tháng 4 đã tăng vọt lên 82,7 tỷ USD, mức cao nhất đối với tháng 4, thời điểm Mỹ thường đạt thặng dư ngân sách.
Đây là tháng thứ 19 liên tiếp ngân sách Mỹ bị thâm hụt. Trong đó, nguồn thu giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 245,3 tỷ USD, chủ yếu là do tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân giảm mạnh, thêm vào đó là tác động từ chính sách giảm thuế.
Trong khi đó, tháng 3/2010, thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã giảm mạnh xuống 65,4 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 191,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước, nhờ tác dụng từ gói cứu trợ kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD của chính phủ nước này.
Tính chung 7 tháng đầu năm tài khóa 2010 (từ ngày 1/10/2009), thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ đang đứng ở mức 799,7 tỷ USD, thấp hơn so với mức 802,3 tỷ USD cùng kỳ năm tài khóa trước.
Trong đó, tổng thu đạt 1.200 tỷ USD, giảm 4,5% và tổng chi là 2.000 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ của tài khóa trước.
Theo giới phân tích, gần 1/3 khoản thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 2 năm qua là xuất phát từ lý do số người làm việc để đóng thuế thu nhập cá nhân sụt giảm và lợi nhuận thu được của các công ty Mỹ cũng giảm mạnh;
1/3 khác là do Mỹ tăng chi vào các hoạt động như chương trình phúc lợi dành cho người thất nghiệp. Số còn lại là do chính phủ nước này đã chi vào gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD và chương trình trợ giúp ngành tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Chính phủ Mỹ dự báo, trong năm tài khóa 2010, tổng thâm hụt ngân sách liên bang sẽ lên tới 1.560 tỷ USD, vượt trội so với mức 1.420 tỷ USD trong năm tài khóa trước đó. Mức thâm hụt này sẽ vẫn duy trì ở trên ngưỡng 1.000 tỷ USD/năm trong 3 năm tới.
Đây là tháng thứ 19 liên tiếp ngân sách Mỹ bị thâm hụt. Trong đó, nguồn thu giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 245,3 tỷ USD, chủ yếu là do tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân giảm mạnh, thêm vào đó là tác động từ chính sách giảm thuế.
Trong khi đó, tháng 3/2010, thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã giảm mạnh xuống 65,4 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 191,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước, nhờ tác dụng từ gói cứu trợ kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD của chính phủ nước này.
Tính chung 7 tháng đầu năm tài khóa 2010 (từ ngày 1/10/2009), thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ đang đứng ở mức 799,7 tỷ USD, thấp hơn so với mức 802,3 tỷ USD cùng kỳ năm tài khóa trước.
Trong đó, tổng thu đạt 1.200 tỷ USD, giảm 4,5% và tổng chi là 2.000 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ của tài khóa trước.
Theo giới phân tích, gần 1/3 khoản thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 2 năm qua là xuất phát từ lý do số người làm việc để đóng thuế thu nhập cá nhân sụt giảm và lợi nhuận thu được của các công ty Mỹ cũng giảm mạnh;
1/3 khác là do Mỹ tăng chi vào các hoạt động như chương trình phúc lợi dành cho người thất nghiệp. Số còn lại là do chính phủ nước này đã chi vào gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD và chương trình trợ giúp ngành tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Chính phủ Mỹ dự báo, trong năm tài khóa 2010, tổng thâm hụt ngân sách liên bang sẽ lên tới 1.560 tỷ USD, vượt trội so với mức 1.420 tỷ USD trong năm tài khóa trước đó. Mức thâm hụt này sẽ vẫn duy trì ở trên ngưỡng 1.000 tỷ USD/năm trong 3 năm tới.