“Thành phố iPhone” ở Trung Quốc
Các nhà máy lắp ráp iPhone mọc lên giúp biến Trịnh Châu từ làng quê nông thôn trở thành khu công nghiệp khổng lồ
Từng là vùng nông nghiệp nghèo, giờ đây, Trịnh Châu, Hà Nam,
Trung Quốc giờ đây trở thành khu công nghiệp khổng lồ với 250.000 người
làm việc cho các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn.
Chia sẻ với Wall Street Journal, ông Zhang Hailin còn nhớ thời điểm vào năm 2010 khi loạt máy bay trực thăng bay vòng vòng trên cánh đồng ngô và lúa mỳ, liên tiếp thả xuống những vật đánh dấu.
“Ba ngày sau đó, hàng trăm xe ủi đất xuất hiện”, ông Zhang nhớ lại.
Chỉ trong vài tháng, hàng loạt nhà máy mọc lên, hệ thống điện lưới được lắp đặt… Hệ thống xe bus tại đây bắt đầu đầy kín công nhân tới làm việc cho nhà máy của Foxconn, đơn vị sản xuất phần lớn điện thoại iPhone cho Apple.
Chỉ trong thời gian ngắn, khu công nghiệp mới hình thành tại Trịnh Châu - nay còn biết đến với cái tên “thành phố iPhone”.
Một năm sau đó, chủ tịch Foxconn Terry Gou cho biết khu tổ hợp nhà máy lắp ráp iPhone đã có hơn 100.000 công nhân. Giờ đây, con số này lên tới 250.000 người.
Ước tính, mỗi năm Foxconn xuất xưởng 150 triệu chiếc iPhone, 20 triệu iPad cùng các thiết bị điện tử khác. Foxconn cho biết hiện đang có 1 triệu nhân công trên khắp Trung Quốc làm việc cho Công ty.
Với hợp đồng làm công xưởng sản xuất cho Apple cùng sự thành công của iPhone trong suốt thập kỷ qua, những khu công nghiệp như thế này tại Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, là trung tâm của chuỗi cung ứng thiết bị điện tử toàn cầu.
Cũng giống như những “thành phố sản xuất” của các công ty Mỹ nhiều thập kỷ trước, “thành phố iPhone” xoay quanh một sản phẩm chính duy nhất và phụ thuộc vào nó để tăng trưởng.
Tại đây, nhiều trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán karaoke được mở ra bởi những công nhân từ làm cho Foxconn, để phục vụ nhu cầu cửa lực lượng lao động hùng hậu của các nhà máy sản xuất iPhone.
Số liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy xu hướng xuất khẩu hàng điện tử của tỉnh Hà Nam tăng vọt. Đây vốn là một tỉnh nghèo 94 triệu dân với tâm điểm là Trịnh Châu.
Năm ngoái, khi Apple ra mắt iPhone 7, nhu cầu lớn tới mức Foxconn phải thuê thêm công nhân từ các công ty than để kịp sản xuất cung ứng cho thị trường.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam phải thông báo lượng công nhân cần thiết để sản xuất cho nhà máy tại Foxconn cho cơ quan chức năng.
Để chuẩn bị cho phiên bản iPhone sắp ra mắt, Foxconn phải tới tận các làng quanh đó để đăng poster, tìm kiếm, tuyển thêm công nhân.
Công nhân nhà máy Foxconn được trả khoảng 1.900 Nhân dân tệ (278 USD) mỗi tháng bình thường, và khoảng hơn 4.000 Nhân dân tệ cho những tháng phải làm thêm giờ. Mức thu nhập này được cho là khá hơn so với việc làm nông.
Khi Foxconn xây dựng nhà máy tại Trịnh Châu, nhiều người được đền bù để giải tỏa đất làm nhà máy. Nhiều nông dân địa phương cho biết nhận được đền bù nhiều hơn cả số tiền cả đời họ có thể kiếm được.
Foxcoon cho biết sẽ mua lại 80% các cơ sở hạ tầng công ty này sử dụng tại Trịnh Châu, chỉ thuê 20% số còn lại, và sẽ tiếp tục đầu tư “thành phố iPhone” này.
Theo Shi Pu, một giáo sư kinh tế tại tỉnh Hà Nam, giới chức Trung Quốc nhìn nhận các nhà máy iPhone là đáng đầu tư.
“Foxconn giúp đào tạo hàng trăm nghìn người tại tỉnh Hồ Nam. Sau này họ có thể đi làm nhiều việc khác với những kỹ năng đã học được”, ông nhận định.
Sự bùng nổ của ngành sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc còn nhận được sự hậu thuẫn của chính quyền vốn đang muốn dịch chuyển, tăng chuỗi giá trị từ sản xuất đồ chơi nhựa và quần áo.
Việc Foxconn lựa chọn Trịnh Châu bởi nơi đây gần với quê nhà của đa số công nhân, đồng thời có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi.
“Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trịnh Châu, cùng với việc chính quyền liên tục đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chúng tôi lựa chọn nơi này để đặt nhà máy”, Foxconn cho biết trong một thông cáo.
Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo lắng không biết Foxconn hay Apple còn cần tới “thành phố iPhone” bao lâu nữa. Năm ngoái, lần đầu tiên doanh số bán iPhone giảm kể từ khi ra mắt năm 2007.
Chia sẻ với Wall Street Journal, ông Zhang Hailin còn nhớ thời điểm vào năm 2010 khi loạt máy bay trực thăng bay vòng vòng trên cánh đồng ngô và lúa mỳ, liên tiếp thả xuống những vật đánh dấu.
“Ba ngày sau đó, hàng trăm xe ủi đất xuất hiện”, ông Zhang nhớ lại.
Chỉ trong vài tháng, hàng loạt nhà máy mọc lên, hệ thống điện lưới được lắp đặt… Hệ thống xe bus tại đây bắt đầu đầy kín công nhân tới làm việc cho nhà máy của Foxconn, đơn vị sản xuất phần lớn điện thoại iPhone cho Apple.
Chỉ trong thời gian ngắn, khu công nghiệp mới hình thành tại Trịnh Châu - nay còn biết đến với cái tên “thành phố iPhone”.
Một năm sau đó, chủ tịch Foxconn Terry Gou cho biết khu tổ hợp nhà máy lắp ráp iPhone đã có hơn 100.000 công nhân. Giờ đây, con số này lên tới 250.000 người.
Ước tính, mỗi năm Foxconn xuất xưởng 150 triệu chiếc iPhone, 20 triệu iPad cùng các thiết bị điện tử khác. Foxconn cho biết hiện đang có 1 triệu nhân công trên khắp Trung Quốc làm việc cho Công ty.
Với hợp đồng làm công xưởng sản xuất cho Apple cùng sự thành công của iPhone trong suốt thập kỷ qua, những khu công nghiệp như thế này tại Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, là trung tâm của chuỗi cung ứng thiết bị điện tử toàn cầu.
Cũng giống như những “thành phố sản xuất” của các công ty Mỹ nhiều thập kỷ trước, “thành phố iPhone” xoay quanh một sản phẩm chính duy nhất và phụ thuộc vào nó để tăng trưởng.
Tại đây, nhiều trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán karaoke được mở ra bởi những công nhân từ làm cho Foxconn, để phục vụ nhu cầu cửa lực lượng lao động hùng hậu của các nhà máy sản xuất iPhone.
Số liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy xu hướng xuất khẩu hàng điện tử của tỉnh Hà Nam tăng vọt. Đây vốn là một tỉnh nghèo 94 triệu dân với tâm điểm là Trịnh Châu.
Sự
xuất hiện của các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn giúp thúc đẩy tăng
trưởng GDP, xuất khẩu và dân số của Trịnh Châu - Nguồn: Wind Info, Wall
Street Journal.
Năm ngoái, khi Apple ra mắt iPhone 7, nhu cầu lớn tới mức Foxconn phải thuê thêm công nhân từ các công ty than để kịp sản xuất cung ứng cho thị trường.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam phải thông báo lượng công nhân cần thiết để sản xuất cho nhà máy tại Foxconn cho cơ quan chức năng.
Để chuẩn bị cho phiên bản iPhone sắp ra mắt, Foxconn phải tới tận các làng quanh đó để đăng poster, tìm kiếm, tuyển thêm công nhân.
Công nhân nhà máy Foxconn được trả khoảng 1.900 Nhân dân tệ (278 USD) mỗi tháng bình thường, và khoảng hơn 4.000 Nhân dân tệ cho những tháng phải làm thêm giờ. Mức thu nhập này được cho là khá hơn so với việc làm nông.
Khi Foxconn xây dựng nhà máy tại Trịnh Châu, nhiều người được đền bù để giải tỏa đất làm nhà máy. Nhiều nông dân địa phương cho biết nhận được đền bù nhiều hơn cả số tiền cả đời họ có thể kiếm được.
Foxcoon cho biết sẽ mua lại 80% các cơ sở hạ tầng công ty này sử dụng tại Trịnh Châu, chỉ thuê 20% số còn lại, và sẽ tiếp tục đầu tư “thành phố iPhone” này.
Theo Shi Pu, một giáo sư kinh tế tại tỉnh Hà Nam, giới chức Trung Quốc nhìn nhận các nhà máy iPhone là đáng đầu tư.
“Foxconn giúp đào tạo hàng trăm nghìn người tại tỉnh Hồ Nam. Sau này họ có thể đi làm nhiều việc khác với những kỹ năng đã học được”, ông nhận định.
Sự bùng nổ của ngành sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc còn nhận được sự hậu thuẫn của chính quyền vốn đang muốn dịch chuyển, tăng chuỗi giá trị từ sản xuất đồ chơi nhựa và quần áo.
Việc Foxconn lựa chọn Trịnh Châu bởi nơi đây gần với quê nhà của đa số công nhân, đồng thời có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi.
“Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trịnh Châu, cùng với việc chính quyền liên tục đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chúng tôi lựa chọn nơi này để đặt nhà máy”, Foxconn cho biết trong một thông cáo.
Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo lắng không biết Foxconn hay Apple còn cần tới “thành phố iPhone” bao lâu nữa. Năm ngoái, lần đầu tiên doanh số bán iPhone giảm kể từ khi ra mắt năm 2007.