“Thanh tra Vinashin không phải vì tố cáo”
Trong tháng 6 này, Thanh tra Chính phủ sẽ bắt đầu tiến hành thanh tra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
Trong tháng 6 này, Thanh tra Chính phủ sẽ bắt đầu tiến hành thanh tra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Tuy nhiên, trong suốt hơn 2 năm qua, một số thông tin được công bố như việc Vinashin đã nợ các tổ chức tín dụng lên tới 19.885 tỷ đồng, tổng nợ quá hạn tính đến hết năm 2008 của Vinashin là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn... đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả đầu tư, kinh doanh của tập đoàn này.
Trước thời điểm tiến hành thanh tra Vinashin, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã trao đổi thẳng thắn với VnEconomy về những vấn đề liên quan đến các thông tin trên cũng như những nội dung cơ bản trong kế hoạch thanh tra Vinashin.
Ông Truyền nói:
- Việc thanh tra Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ xây dựng từ năm 2009. Tuy nhiên, sau đó do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên Chính phủ đã có chỉ đạo tạm dừng thanh tra tại một số đơn vị, trong đó có Vinashin. Hiện nay, nền kinh tế cơ bản đã phục hồi nên chúng tôi sẽ tiếp tục thanh tra theo kế hoạch.
Dự kiến trong tháng 6 này, chúng tôi sẽ bắt đầu tiến hành thanh tra tại Vinashin. Hiện kế hoạch chung cho thanh tra tập đoàn này trong năm nay cũng đã được Thủ tướng phê duyệt.
Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra cụ thể Vinashin vẫn đang được các đơn vị chức năng khẩn trưởng hoàn tất để trình Tổng thanh tra phê duyệt. Hiện chỉ mới có khung là thanh tra toàn diện về quản lý, sản xuất và kinh doanh của Vinashin, trong đó chủ yếu là phần đầu tư xây dựng vốn.
Trong khi phần lớn các tập đoàn, tổng công ty đều thuộc diện kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong năm nay, thì riêng Vinashin lại được chuyển cho Thanh tra Chính phủ. Vì sao, thưa ông?
Thực tế thì kế hoạch thanh tra Vinashin đã được chúng tôi xây dựng từ năm ngoái. Tuy nhiên, một phần do tập đoàn này đã được kiểm toán năm trước cùng với việc tập trung chống suy thoái kinh tế, nên Vinashin đã xin Thủ tướng lùi lại chưa thanh tra.
Hiện dư luận vẫn có hai luồng thông tin khác nhau về hiệu quả kinh doanh của Vinashin. Có ý kiến cho rằng, hiệu quả đầu tư của tập đoàn này là thấp, thậm chí có ý kiến cảnh báo việc kinh doanh của tập đoàn này có thể mất vốn...
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, trong thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Vinashin với vai trò là một tập đoàn đứng “đầu sóng ngọn gió” nhưng cũng đã mang lại nhiều thành quả cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, những ý kiến trên cũng chỉ là dư luận, còn hiện nay chưa có bất kỳ một đơn thư tố cáo nào liên quan đến tập đoàn này được gửi đến Thanh tra Chính phủ. Chúng tôi thanh tra Vinashin không phải là vì đơn thư tố cáo, mà là thanh tra để đánh giá hiệu quả hoạt động và năng lực của tập đoàn này.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc cho phép lùi thanh tra một năm đối với Vinashin liệu có tạo điều kiện cho tập đoàn này “làm sạch” sổ sách, giấy tờ?
Theo tôi thì việc này cũng không nhất thiết phải đặt ra, bởi việc họ làm thế nào là việc của họ. Còn khi chúng tôi thanh tra và tiến hành như thế nào thì chúng tôi đã có nghiệp vụ. Thực tế thì cũng chưa có vụ việc nào “làm sạch” sổ sách, giấy tờ mà qua mặt được cơ quan chức năng.
Với tư cách là Tổng thanh tra, ông nhìn nhận thế nào về các khoản nợ tính bằng nhiều nghìn tỷ đồng của Vinashin?
Trong kinh doanh thì việc vay mượn cũng là chuyện bình thường. Như tôi đã nói trên, những ý kiến khác nhau về tập đoàn này đến nay vẫn chỉ là dư luận. Còn kết quả cụ thể thế nào thì phải chờ đến khi kết thúc thanh tra.
Gần đây có một số ý kiến từ cán bộ thanh tra tỏ ra không hài lòng với những quy định của pháp luật thanh tra cũng như những ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong các cuộc thanh tra. Việc thanh tra Vinashin có nằm trong số đó không, thưa ông?
Hiện nay, cả Chính phủ và xã hội đều thừa nhận một số quy định trong Luật Thanh tra hiện hành còn nhiều bất cập, dẫn tới sự hạn chế vai trò và thẩm quyền của thanh tra.
Bên cạnh đó, theo luật hiện hành, chỉ có Tổng thanh tra mới có quyền quyết định một số vụ việc, còn lại thanh tra không có quyền tự mình ra quyết định thanh tra mà phải báo cáo cơ quan quản lý, nên có nhiều trường hợp tiến hành không kịp thời vì chúng tôi không có tính chủ động.
Trường hợp của Vinashin trong năm ngoái là do tập đoàn này đang gặp khó khăn nên cấp trên đã yêu cầu là phải hoãn lại, chứ không phải là không cho làm. Và một khi đã có “lệnh” thì chúng tôi cũng phải chấp hành.
Chúng tôi chỉ tiếc rằng, lẽ ra nếu quyết định tạm hoãn thanh tra Vinashin thì phải có chỉ đạo ngay từ đầu, thay vì khi chúng tôi tiến hành thanh tra được một tháng rồi thì mới có chỉ đạo tạm hoãn.
Đối với chúng tôi thì cũng không có gì là bất thường, nhưng với dư luận sẽ có nhiều người cho rằng có “bất thường” trong việc thanh tra Vinashin. Với quy định hiện nay, nếu cấp trên chỉ đạo dừng thì chúng tôi dừng, nếu tiến hành thì chúng tôi tiến hành thôi.
Nếu sau khi thanh tra Vinashin kết thúc mà các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ không được thực hiện thì các ông sẽ nghĩ sao?
Theo Luật Thanh tra thì thanh tra có quyền ra kết luận, nhưng khi kết luận rồi thì vẫn phải lệ thuộc vào chỉ đạo xử lý của cơ quan hành chính có thẩm quyền.
Và trên thực tế thì có nhiều trường hợp xử lý đúng như kết luận, nhưng cũng có không ít xử lý ít hơn hoặc xử lý khác với kiến nghị của thanh tra, thậm chí có trường hợp kiến nghị là mười nhưng chỉ xử lý một đã khiến cơ quan thanh tra bức xúc. Nhưng về nguyên tắc thì chúng tôi phải chấp hành vì mệnh lệnh hành chính là đơn phương.
Hơn nữa, hiện nay các chế tài để đảm bảo thực hiện các kết luận của thanh tra vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng. Thông thường, căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng thì các cấp, ngành phải chấp hành kết luận của thanh tra, song trên thực tế thì cách chấp hành cũng “muôn vàn”.
Có nhiều vụ việc, chúng tôi thanh tra rồi, vài ba năm sau thanh tra lại thấy tình hình vẫn y nguyên, không thay đổi. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và tác dụng của công tác thanh tra.
Tuy nhiên, trong suốt hơn 2 năm qua, một số thông tin được công bố như việc Vinashin đã nợ các tổ chức tín dụng lên tới 19.885 tỷ đồng, tổng nợ quá hạn tính đến hết năm 2008 của Vinashin là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn... đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả đầu tư, kinh doanh của tập đoàn này.
Trước thời điểm tiến hành thanh tra Vinashin, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã trao đổi thẳng thắn với VnEconomy về những vấn đề liên quan đến các thông tin trên cũng như những nội dung cơ bản trong kế hoạch thanh tra Vinashin.
Ông Truyền nói:
- Việc thanh tra Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ xây dựng từ năm 2009. Tuy nhiên, sau đó do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên Chính phủ đã có chỉ đạo tạm dừng thanh tra tại một số đơn vị, trong đó có Vinashin. Hiện nay, nền kinh tế cơ bản đã phục hồi nên chúng tôi sẽ tiếp tục thanh tra theo kế hoạch.
Dự kiến trong tháng 6 này, chúng tôi sẽ bắt đầu tiến hành thanh tra tại Vinashin. Hiện kế hoạch chung cho thanh tra tập đoàn này trong năm nay cũng đã được Thủ tướng phê duyệt.
Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra cụ thể Vinashin vẫn đang được các đơn vị chức năng khẩn trưởng hoàn tất để trình Tổng thanh tra phê duyệt. Hiện chỉ mới có khung là thanh tra toàn diện về quản lý, sản xuất và kinh doanh của Vinashin, trong đó chủ yếu là phần đầu tư xây dựng vốn.
Trong khi phần lớn các tập đoàn, tổng công ty đều thuộc diện kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong năm nay, thì riêng Vinashin lại được chuyển cho Thanh tra Chính phủ. Vì sao, thưa ông?
Thực tế thì kế hoạch thanh tra Vinashin đã được chúng tôi xây dựng từ năm ngoái. Tuy nhiên, một phần do tập đoàn này đã được kiểm toán năm trước cùng với việc tập trung chống suy thoái kinh tế, nên Vinashin đã xin Thủ tướng lùi lại chưa thanh tra.
Hiện dư luận vẫn có hai luồng thông tin khác nhau về hiệu quả kinh doanh của Vinashin. Có ý kiến cho rằng, hiệu quả đầu tư của tập đoàn này là thấp, thậm chí có ý kiến cảnh báo việc kinh doanh của tập đoàn này có thể mất vốn...
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, trong thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Vinashin với vai trò là một tập đoàn đứng “đầu sóng ngọn gió” nhưng cũng đã mang lại nhiều thành quả cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, những ý kiến trên cũng chỉ là dư luận, còn hiện nay chưa có bất kỳ một đơn thư tố cáo nào liên quan đến tập đoàn này được gửi đến Thanh tra Chính phủ. Chúng tôi thanh tra Vinashin không phải là vì đơn thư tố cáo, mà là thanh tra để đánh giá hiệu quả hoạt động và năng lực của tập đoàn này.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc cho phép lùi thanh tra một năm đối với Vinashin liệu có tạo điều kiện cho tập đoàn này “làm sạch” sổ sách, giấy tờ?
Theo tôi thì việc này cũng không nhất thiết phải đặt ra, bởi việc họ làm thế nào là việc của họ. Còn khi chúng tôi thanh tra và tiến hành như thế nào thì chúng tôi đã có nghiệp vụ. Thực tế thì cũng chưa có vụ việc nào “làm sạch” sổ sách, giấy tờ mà qua mặt được cơ quan chức năng.
Với tư cách là Tổng thanh tra, ông nhìn nhận thế nào về các khoản nợ tính bằng nhiều nghìn tỷ đồng của Vinashin?
Trong kinh doanh thì việc vay mượn cũng là chuyện bình thường. Như tôi đã nói trên, những ý kiến khác nhau về tập đoàn này đến nay vẫn chỉ là dư luận. Còn kết quả cụ thể thế nào thì phải chờ đến khi kết thúc thanh tra.
Gần đây có một số ý kiến từ cán bộ thanh tra tỏ ra không hài lòng với những quy định của pháp luật thanh tra cũng như những ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong các cuộc thanh tra. Việc thanh tra Vinashin có nằm trong số đó không, thưa ông?
Hiện nay, cả Chính phủ và xã hội đều thừa nhận một số quy định trong Luật Thanh tra hiện hành còn nhiều bất cập, dẫn tới sự hạn chế vai trò và thẩm quyền của thanh tra.
Bên cạnh đó, theo luật hiện hành, chỉ có Tổng thanh tra mới có quyền quyết định một số vụ việc, còn lại thanh tra không có quyền tự mình ra quyết định thanh tra mà phải báo cáo cơ quan quản lý, nên có nhiều trường hợp tiến hành không kịp thời vì chúng tôi không có tính chủ động.
Trường hợp của Vinashin trong năm ngoái là do tập đoàn này đang gặp khó khăn nên cấp trên đã yêu cầu là phải hoãn lại, chứ không phải là không cho làm. Và một khi đã có “lệnh” thì chúng tôi cũng phải chấp hành.
Chúng tôi chỉ tiếc rằng, lẽ ra nếu quyết định tạm hoãn thanh tra Vinashin thì phải có chỉ đạo ngay từ đầu, thay vì khi chúng tôi tiến hành thanh tra được một tháng rồi thì mới có chỉ đạo tạm hoãn.
Đối với chúng tôi thì cũng không có gì là bất thường, nhưng với dư luận sẽ có nhiều người cho rằng có “bất thường” trong việc thanh tra Vinashin. Với quy định hiện nay, nếu cấp trên chỉ đạo dừng thì chúng tôi dừng, nếu tiến hành thì chúng tôi tiến hành thôi.
Nếu sau khi thanh tra Vinashin kết thúc mà các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ không được thực hiện thì các ông sẽ nghĩ sao?
Theo Luật Thanh tra thì thanh tra có quyền ra kết luận, nhưng khi kết luận rồi thì vẫn phải lệ thuộc vào chỉ đạo xử lý của cơ quan hành chính có thẩm quyền.
Và trên thực tế thì có nhiều trường hợp xử lý đúng như kết luận, nhưng cũng có không ít xử lý ít hơn hoặc xử lý khác với kiến nghị của thanh tra, thậm chí có trường hợp kiến nghị là mười nhưng chỉ xử lý một đã khiến cơ quan thanh tra bức xúc. Nhưng về nguyên tắc thì chúng tôi phải chấp hành vì mệnh lệnh hành chính là đơn phương.
Hơn nữa, hiện nay các chế tài để đảm bảo thực hiện các kết luận của thanh tra vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng. Thông thường, căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng thì các cấp, ngành phải chấp hành kết luận của thanh tra, song trên thực tế thì cách chấp hành cũng “muôn vàn”.
Có nhiều vụ việc, chúng tôi thanh tra rồi, vài ba năm sau thanh tra lại thấy tình hình vẫn y nguyên, không thay đổi. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và tác dụng của công tác thanh tra.