Thảo luận nhiệm kỳ Chính phủ: Khen nhiều, phê không ít
Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Hướng về Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, đại biểu Nguyễn Phụ Đông phát biểu: “Xin lỗi anh Hùng, nhưng tôi phải nói là tôi chưa yên tâm về phần báo cáo của Chính phủ liên quan đến Vinashin”.
Ý kiến của đại biểu Đông cũng được nhiều vị đại biểu khác chia sẻ, khi thảo luận tại tổ về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ, chiều 23/3.
Rất cảm thông với áp lực của một nhiệm kỳ “đầy sóng gió” của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ, ghi nhận kết quả trên nhiều lĩnh vực, song các đại biểu cũng chân thành chỉ ra những hạn chế trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng nhiệm kỳ 4 năm qua.
Chưa cụ thể
Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 nêu rõ: Thủ tướng, phó thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị: các đồng chí nêu trên có thiếu sót, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa phát biểu, cử tri Đà Nẵng rất quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm của Vinashin, nhưng “báo cáo về Vinashin như thế, cử tri chưa hài lòng”.
Cùng chung nhận xét “nhân dân không bằng lòng nếu nói thiếu sót không đến mức kỷ luật”, đại biểu Ngô Minh Hồng cho rằng không thể nói đơn giản quá như vậy. Bởi việc tái cơ cấu Vinashin rất khó khăn tốn kém, trách nhiệm của Chính phủ đến đâu ít ra phải nói rõ, chứ không thể nói đơn giản là đã kiểm điểm.
Điều chưa thuyết phục, theo đại biểu Hồng, là tập đoàn mang tài sản của Nhà nước và của nhân dân đi kinh doanh, nhưng thua lỗ, nợ nần. Vậy quyết định đầu tư và sắp xếp con người thế nào, thanh tra, kiểm toán ra làm sao?
“Cần giải trình kỹ hơn. Nếu công ty cổ phần mà xảy ra vi phạm như vậy thì cổ đông sẽ tra vấn đến nơi đến chốn”, đại biểu Hồng phát biểu.
Nhiều vị đại biểu tại một số tổ thảo luận khác cũng tỏ ra không yên tâm, khi chưa biết sẽ phải báo cáo với cử tri như thế nào về “vấn đề Vinashin”.
Cũng liên quan đến chế độ trách nhiệm, đại biểu Trần Hoàng Thám nhận xét, báo cáo của Chính phủ khá đầy đủ về triển khai nhiệm vụ kinh tế, xã hội, còn lề lối làm việc với cả hai mặt ưu, khuyết điểm thì chưa cụ thể.
“Có cảm nhận quyết tâm của các thành viên Chính phủ không đồng đều. Chính phủ cần báo cáo thêm cho Quốc hội xem tổ chức bộ máy như vừa rồi “ngon lành” chưa để Quốc hội khóa sau xem xét”, ông Thám đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa cũng kiến nghị Chính phủ nên đánh giá toàn diện xem các thành viên Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhiệm kỳ qua như thế nào.
Điều này sẽ rất tốt cho việc bầu Chính phủ khóa sau, ông Hòa nhìn nhận.
Vẫn “chạy theo” tăng trưởng
Cho rằng không thể phủ nhận các thành tựu kinh tế, tăng trưởng cao, nhạy bén ứng phó nhiều tình huống cấp bách song nhiều đại biểu cho rằng điều hành của Chính phủ vẫn nặng về “chạy theo” tăng trưởng.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại vấn đề đặt nặng mục tiêu tăng trưởng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng.
“Chúng ta xây nhà cao tầng trên nền đất yếu nhưng chưa quan tâm gia cố móng. Trong khi đó, yêu cầu cao nhất phải là tăng trưởng bền vững chứ không phải chạy theo con số”, ông Lịch nhấn mạnh.
Chính phủ đã năng động, nhưng Chính phủ là dàn nhạc, Thủ tướng là nhạc trưởng, nhưng dàn nhạc phối hợp chưa tốt, công tác phối hợp chưa đồng bộ, thống nhất, đại biểu Lịch nhận xét.
Đại biểu Nguyễn Danh phát biểu, các biện pháp điều hành của Chính phủ còn mang nhiều tính chất tình thế, thiếu chiến lược. Vị đại biểu này phân tích, cán cân thương mại của Việt Nam luôn âm trong khi nhiều nước đều xuất siêu. Dự trữ ngoại tệ các nước xung quanh ngày càng tăng trong khi Việt Nam lại có xu hướng giảm. Đầu tư công rất cao mà lại không phát huy được nguồn vốn trong dân...
Cùng quan điểm với nhiều đại biểu khác, đại biểu Nguyễn Đăng Kính cho rằng việc chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ còn nhiều bất cập, chất lượng văn bản chưa cao. Chẳng hạn, dự án Luật Thủ đô có nhiều vấn đề, tính khả thi thấp. Nhiều luật sau khi ban hành thì chậm đưa vào cuộc sống khiến cho tính hiệu quả của luật không cao như kỳ vọng.
Theo ông Kính, tờ trình của một số dự án quốc gia chưa khách quan, chưa sát thực tế. Quy hoạch vùng Thủ đô, trình đi trình lại nhưng chất lượng yếu. “Khi chuẩn bị nhập Hà Tây vào Hà Nội, tờ trình có 4/6 căn cứ không đúng thực tế, chứng tỏ cơ quan tham mưu không nắm được”, ông Kính dẫn chứng.
Đại biểu Lê Văn Cuông cũng cho rằng một số chương trình, dự án quan trọng quốc gia, việc chuẩn bị của Chính phủ còn hời hợt, chưa sâu sắc nên khi trình Quốc hội không tạo được sự đồng thuận cao. Ví dụ việc sáp nhập Hà Nội - Hà Tây, quy hoạch Hà Nội, khai thác bauxite, đầu tư đường sắt cao tốc…
Nhận xét của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà là tính đồng bộ trong việc chuẩn bị và ban hành cơ chế chính sách là chưa cao. “Chính phủ trình một dự án luật liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ ngành nhưng nhiều khi những bộ ngành không chịu trách nhiệm chủ trì thì không quan tâm lắm. Nếu được bổ sung góp ý ngay từ đầu thì tốt hơn”, bà Hà nói.
Một số vấn đề cụ thể trong điều hành của lãnh đạo Chính phủ cũng được các đại biểu đưa ra mổ xẻ. Theo đại biểu Kính, khi Quốc hội đang bàn về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc, tức là việc đang bỏ ngỏ, thì Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố về việc phải làm đường sắt cao tốc là một việc không hợp lý.
Từ góc nhìn của một chuyên gia pháp lý, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói rằng đây là giai đoạn “tái cấu trúc” kiến trúc thượng tầng về quản lý nhà nước, do đó việc tổng kết hoạt động của Chính phủ, tòa án, Viện kiểm sát… là rất quan trọng vì đó là cơ sở để thực hiện những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế trong thời gian tới. Thế nhưng, khi đọc báo cáo của Chính phủ, các đại biểu thấy báo cáo của Chính phủ “mang nhiều dáng dấp của báo cáo kinh tế, xã hội” chứ không phải báo cáo đánh giá nhiệm kỳ.
“Lẽ ra báo cáo đánh giá phải được lập căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ theo hiến pháp và pháp luật. Chính phủ phải đánh giá lại việc mình làm, cái gì được, cái gì chưa được, nguyên nhân là gì, giải pháp là gì…”, ông Quyền nói.
Ý kiến của đại biểu Đông cũng được nhiều vị đại biểu khác chia sẻ, khi thảo luận tại tổ về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ, chiều 23/3.
Rất cảm thông với áp lực của một nhiệm kỳ “đầy sóng gió” của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ, ghi nhận kết quả trên nhiều lĩnh vực, song các đại biểu cũng chân thành chỉ ra những hạn chế trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng nhiệm kỳ 4 năm qua.
Chưa cụ thể
Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 nêu rõ: Thủ tướng, phó thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị: các đồng chí nêu trên có thiếu sót, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa phát biểu, cử tri Đà Nẵng rất quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm của Vinashin, nhưng “báo cáo về Vinashin như thế, cử tri chưa hài lòng”.
Cùng chung nhận xét “nhân dân không bằng lòng nếu nói thiếu sót không đến mức kỷ luật”, đại biểu Ngô Minh Hồng cho rằng không thể nói đơn giản quá như vậy. Bởi việc tái cơ cấu Vinashin rất khó khăn tốn kém, trách nhiệm của Chính phủ đến đâu ít ra phải nói rõ, chứ không thể nói đơn giản là đã kiểm điểm.
Điều chưa thuyết phục, theo đại biểu Hồng, là tập đoàn mang tài sản của Nhà nước và của nhân dân đi kinh doanh, nhưng thua lỗ, nợ nần. Vậy quyết định đầu tư và sắp xếp con người thế nào, thanh tra, kiểm toán ra làm sao?
“Cần giải trình kỹ hơn. Nếu công ty cổ phần mà xảy ra vi phạm như vậy thì cổ đông sẽ tra vấn đến nơi đến chốn”, đại biểu Hồng phát biểu.
Nhiều vị đại biểu tại một số tổ thảo luận khác cũng tỏ ra không yên tâm, khi chưa biết sẽ phải báo cáo với cử tri như thế nào về “vấn đề Vinashin”.
Cũng liên quan đến chế độ trách nhiệm, đại biểu Trần Hoàng Thám nhận xét, báo cáo của Chính phủ khá đầy đủ về triển khai nhiệm vụ kinh tế, xã hội, còn lề lối làm việc với cả hai mặt ưu, khuyết điểm thì chưa cụ thể.
“Có cảm nhận quyết tâm của các thành viên Chính phủ không đồng đều. Chính phủ cần báo cáo thêm cho Quốc hội xem tổ chức bộ máy như vừa rồi “ngon lành” chưa để Quốc hội khóa sau xem xét”, ông Thám đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa cũng kiến nghị Chính phủ nên đánh giá toàn diện xem các thành viên Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhiệm kỳ qua như thế nào.
Điều này sẽ rất tốt cho việc bầu Chính phủ khóa sau, ông Hòa nhìn nhận.
Vẫn “chạy theo” tăng trưởng
Cho rằng không thể phủ nhận các thành tựu kinh tế, tăng trưởng cao, nhạy bén ứng phó nhiều tình huống cấp bách song nhiều đại biểu cho rằng điều hành của Chính phủ vẫn nặng về “chạy theo” tăng trưởng.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại vấn đề đặt nặng mục tiêu tăng trưởng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng.
“Chúng ta xây nhà cao tầng trên nền đất yếu nhưng chưa quan tâm gia cố móng. Trong khi đó, yêu cầu cao nhất phải là tăng trưởng bền vững chứ không phải chạy theo con số”, ông Lịch nhấn mạnh.
Chính phủ đã năng động, nhưng Chính phủ là dàn nhạc, Thủ tướng là nhạc trưởng, nhưng dàn nhạc phối hợp chưa tốt, công tác phối hợp chưa đồng bộ, thống nhất, đại biểu Lịch nhận xét.
Đại biểu Nguyễn Danh phát biểu, các biện pháp điều hành của Chính phủ còn mang nhiều tính chất tình thế, thiếu chiến lược. Vị đại biểu này phân tích, cán cân thương mại của Việt Nam luôn âm trong khi nhiều nước đều xuất siêu. Dự trữ ngoại tệ các nước xung quanh ngày càng tăng trong khi Việt Nam lại có xu hướng giảm. Đầu tư công rất cao mà lại không phát huy được nguồn vốn trong dân...
Cùng quan điểm với nhiều đại biểu khác, đại biểu Nguyễn Đăng Kính cho rằng việc chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ còn nhiều bất cập, chất lượng văn bản chưa cao. Chẳng hạn, dự án Luật Thủ đô có nhiều vấn đề, tính khả thi thấp. Nhiều luật sau khi ban hành thì chậm đưa vào cuộc sống khiến cho tính hiệu quả của luật không cao như kỳ vọng.
Theo ông Kính, tờ trình của một số dự án quốc gia chưa khách quan, chưa sát thực tế. Quy hoạch vùng Thủ đô, trình đi trình lại nhưng chất lượng yếu. “Khi chuẩn bị nhập Hà Tây vào Hà Nội, tờ trình có 4/6 căn cứ không đúng thực tế, chứng tỏ cơ quan tham mưu không nắm được”, ông Kính dẫn chứng.
Đại biểu Lê Văn Cuông cũng cho rằng một số chương trình, dự án quan trọng quốc gia, việc chuẩn bị của Chính phủ còn hời hợt, chưa sâu sắc nên khi trình Quốc hội không tạo được sự đồng thuận cao. Ví dụ việc sáp nhập Hà Nội - Hà Tây, quy hoạch Hà Nội, khai thác bauxite, đầu tư đường sắt cao tốc…
Nhận xét của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà là tính đồng bộ trong việc chuẩn bị và ban hành cơ chế chính sách là chưa cao. “Chính phủ trình một dự án luật liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ ngành nhưng nhiều khi những bộ ngành không chịu trách nhiệm chủ trì thì không quan tâm lắm. Nếu được bổ sung góp ý ngay từ đầu thì tốt hơn”, bà Hà nói.
Một số vấn đề cụ thể trong điều hành của lãnh đạo Chính phủ cũng được các đại biểu đưa ra mổ xẻ. Theo đại biểu Kính, khi Quốc hội đang bàn về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc, tức là việc đang bỏ ngỏ, thì Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố về việc phải làm đường sắt cao tốc là một việc không hợp lý.
Từ góc nhìn của một chuyên gia pháp lý, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói rằng đây là giai đoạn “tái cấu trúc” kiến trúc thượng tầng về quản lý nhà nước, do đó việc tổng kết hoạt động của Chính phủ, tòa án, Viện kiểm sát… là rất quan trọng vì đó là cơ sở để thực hiện những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế trong thời gian tới. Thế nhưng, khi đọc báo cáo của Chính phủ, các đại biểu thấy báo cáo của Chính phủ “mang nhiều dáng dấp của báo cáo kinh tế, xã hội” chứ không phải báo cáo đánh giá nhiệm kỳ.
“Lẽ ra báo cáo đánh giá phải được lập căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ theo hiến pháp và pháp luật. Chính phủ phải đánh giá lại việc mình làm, cái gì được, cái gì chưa được, nguyên nhân là gì, giải pháp là gì…”, ông Quyền nói.