17:29 10/09/2013

Thế "bất lợi" của người dùng truyền hình trả tiền

Thủy Diệu

Người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền đang rơi vào thế bất lợi, phải chịu những thiệt thòi và rủi ro “không đáng có”

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Giá bản quyền Ngoại hạng Anh giai đoạn 2013-2016 đã tăng 200% so với hai năm trước đó.&nbsp;</span><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Do chi phí mua bản quyền lớn nên giá dịch vụ cũng liên tục tăng.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Giá bản quyền Ngoại hạng Anh giai đoạn 2013-2016 đã tăng 200% so với hai năm trước đó.&nbsp;</span><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Do chi phí mua bản quyền lớn nên giá dịch vụ cũng liên tục tăng.</span>
Người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền đang rơi vào thế bất lợi, phải chịu những thiệt thòi và rủi ro “không đáng có” trong khi thị trường vẫn được đánh giá là phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt.

Giá dịch vụ tăng liên tục, quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xem nhẹ và bỏ ngỏ là những ý kiến được đưa ra tại buổi tọa đàm về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VN Pay TV) tổ chức sáng nay, 10/9, .

Tiềm ẩn hạn chế cạnh tranh

Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam được đánh giá đang ở giai đoạn đầu và đầy tiềm năng, được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, nhất là khi có sự gia nhập của các doanh nghiệp mới như Viettel, FPT. Vì thế mức độ cạnh tranh cũng sẽ khắc nghiệt hơn nhiều.

Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tốc độ phát triển thị trường trong hơn 10 năm qua rất cao, trung bình 7,3%/năm. Dự báo trong giai đoan 2011 – 2015, thị trường này sẽ có tốc độ phát triển lên tới 20-25%. Năm 2011, doanh thu thị trường truyền hình trả tiền đạt khoảng 2 tỷ USD trong khi con số này năm 2012 là 2,5 tỷ USD. 

Dẫn đầu thị trường truyền hình trả tiền là Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) với thị phần tăng từ 22% năm 2010 lên 32% năm 2011 và 40% năm 2012. Thị phần chủ yếu của doanh nghiệp này là khu phục miền Nam.

Kế tiếp là Trung tâm truyền hình cáp của Đài truyền hình Việt Nam (VCTV) với thị phần tăng mạnh từ 19% năm 2011 lên 30% năm 2012, thị phần chủ yếu tại khu vực miền Bắc. Doanh nghiệp chiếm thứ ba là Trung tâm truyền hình cáp của đài truyền hình Tp.HCM (HTVC) với thị phần là 15% năm 2012. 

Theo bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh, thực tế hiện nay, VTV là đơn vị có vốn góp vào nhiều doanh nghiệp truyền hình trả tiền nhất. Theo đó, tính tổng thể thị phần thị trường truyền hình trả tiền của VTV là 70% và đây và vấn đề mà các doanh nghiệp truyền hình khác lo ngại về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Theo bà Lan, đáng chú ý nhất là việc cạnh tranh trong việc kí kết các hợp đồng bản quyền truyền hình, nhất là bản quyền các giải bóng đá quốc tế. Do chi phí mua bản quyền lớn nên giá dịch vụ liên tục tăng. Giá bản quyền Ngoại hạng Anh giai đoạn 2013-2016 tăng 200% so với hai năm trước đó.

Thực tế, trên thị trường, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền có vị trí thống lĩnh thường ép các nhà cung cấp nội dung phải ký các hợp đồng độc quyền, vì thế các doanh nghiệp có số lượng thuê bao ít rất khó cạnh tranh. 

“Đây chính là hành vi tiềm ẩn hạn chế cạnh tranh trên thị trường truyền hình trả tiền”, bà Lan nói.

Thiệt thòi thuộc về người dùng

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) liệt kê hàng loạt các trường hợp mà người tiêu dùng đang chịu thiệt thòi và rủi ro từ các doanh nghiệp truyền hình mà lẽ ra không đáng có.

Trước đây, Công ty Q.Net đã quan hệ, thỏa thuận với Vinaconex để độc quyền cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tại tòa nhà N05 (phường Trung Hòa, Cầu Giấy) khiến các doanh nghiệp khác không “chen chân” vào được. Sau thời gian đầu giữ nguyên giá dịch vụ theo cam kết, công ty này sau đó tính chuyện tăng giá, tuy nhiên người tiêu dùng đã không chấp nhận.

“Hay khiếu nại của anh Thành (Tây Hồ, Hà Nội) với Đài truyền hình VTC khi công bố phát 10 kênh HD, nhưng lại chỉ phát có 3, 4 kênh HD mà vẫn thu đủ tiền thuê bao hàng tháng”, ông Tuấn “kể tội” nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Những dẫn chứng trên cho thấy, người tiêu dùng đã và đang chịu quá nhiều thiệt thòi và rủi ro từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Đáng ngạc nhiên là người tiêu dùng thường “chấp nhận” những thiệt thòi này và không có kiện cáo gì.

Trên thực tế, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, hiện cả nước có hơn 40 doanh nghiệp truyền hình trả tiền, tuy nhiên Cục mới chỉ có 8 doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hợp đồng mẫu và mới có 6 doanh nghiệp được Cục chấp thuận, nghĩa là còn hơn 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền chưa đăng ký hợp đồng mẫu.

“Hợp đồng theo mẫu chính là cam kết giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với người tiêu dùng. Người dùng sẽ chịu thiệt thòi và rủi ro khi chất lượng dịch vụ truyền hình không đúng như quảng bá của doanh nghiệp, và khi đó người dùng sẽ không có cơ sở pháp lý để kiện”, ông Nam cho biết.