Thẻ căn cước công dân sẽ thay thế giấy tờ nào?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề khác nhau của Luật Căn cước công dân
Khi có Luật Căn cước công dân thì sẽ loại bỏ bao nhiêu giấy tờ, còn tồn tại bao nhiêu giấy tờ và lý do tại sao?
Đây là câu hỏi mà Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng chưa có câu trả lời thỏa đáng từ dự án Luật Căn cước công dân, được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 14/7.
Đánh giá dự án luật là cải cách lớn về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lo lắng khi chưa hình dung nổi khi luật ra đời thì sẽ tác động thế nào.
Chủ tịch cũng đồng ý với quan điểm của cơ quan thẩm tra và nhiều vị khác là cấp thẻ căn cước từ khi sinh ra và không cần cấp giấy khai sinh.
Thay giấy khai sinh bằng căn cước là đúng rồi, già rồi cũng hỏi giấy khai sinh, mua vé cũng hỏi, đó là lạm dụng, luật này phải cắt hết, Chủ tịch phát biểu.
Nhấn mạnh dữ liệu công dân phải được cập nhật trực tuyến, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng thẻ căn cước công dân hay giấy khai sinh chẳng qua là cách gọi, nhưng dù gọi thế nào thì chỉ cấp một cái thôi. Và thẻ căn cước cấp cho trẻ dưới 14 tuổi cần phải có tên bố mẹ.
Đồng ý cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi sinh ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh việc này có lãng phí hay không, có khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức thực hiện.
Liên quan đến số định danh cá nhân, Ủy ban Quốc phòng – An ninh đề nghị quy định số định danh cá nhân được ghi vào thẻ căn cước công dân.
Ủy ban này cho rằng, số định danh cá nhân gồm 12 chữ số là phù hợp quy mô dân số trước mắt và lâu dài, đã được xử lý theo nguyên tắc toán học.
Theo đó, số định danh cá nhân có chứa mã đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc mã quốc gia đối với người sinh ra ở nước ngoài, là nơi công dân đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân.
Việc cấp số định danh cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gắn với việc đối sánh qua ảnh chân dung và đặc điểm sinh trắc học từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân sẽ đảm bảo cho việc truy nguyên từng cá nhân, khẳng định tính duy nhất của số định danh cá nhân, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa giải thích.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng vì sao số định danh gồm 12 chữ số là câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng hơn.
Về câu hỏi sẽ loại bỏ được bao nhiêu giấy tờ khi có thẻ căn cước công dân của Chủ nhiệm Trương Thị Mai, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng thẻ căn cước sẽ thay thế một số loại giấy tờ nào đó thôi chứ không phải thay thế hết tất cả các loại giấy tờ của công dân.
Luật tạo điều kiện lợi cho dân song vẫn phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, Phó chủ tịch nhấn mạnh.
Đây là câu hỏi mà Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng chưa có câu trả lời thỏa đáng từ dự án Luật Căn cước công dân, được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 14/7.
Đánh giá dự án luật là cải cách lớn về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lo lắng khi chưa hình dung nổi khi luật ra đời thì sẽ tác động thế nào.
Chủ tịch cũng đồng ý với quan điểm của cơ quan thẩm tra và nhiều vị khác là cấp thẻ căn cước từ khi sinh ra và không cần cấp giấy khai sinh.
Thay giấy khai sinh bằng căn cước là đúng rồi, già rồi cũng hỏi giấy khai sinh, mua vé cũng hỏi, đó là lạm dụng, luật này phải cắt hết, Chủ tịch phát biểu.
Nhấn mạnh dữ liệu công dân phải được cập nhật trực tuyến, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng thẻ căn cước công dân hay giấy khai sinh chẳng qua là cách gọi, nhưng dù gọi thế nào thì chỉ cấp một cái thôi. Và thẻ căn cước cấp cho trẻ dưới 14 tuổi cần phải có tên bố mẹ.
Đồng ý cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi sinh ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh việc này có lãng phí hay không, có khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức thực hiện.
Liên quan đến số định danh cá nhân, Ủy ban Quốc phòng – An ninh đề nghị quy định số định danh cá nhân được ghi vào thẻ căn cước công dân.
Ủy ban này cho rằng, số định danh cá nhân gồm 12 chữ số là phù hợp quy mô dân số trước mắt và lâu dài, đã được xử lý theo nguyên tắc toán học.
Theo đó, số định danh cá nhân có chứa mã đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc mã quốc gia đối với người sinh ra ở nước ngoài, là nơi công dân đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân.
Việc cấp số định danh cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gắn với việc đối sánh qua ảnh chân dung và đặc điểm sinh trắc học từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân sẽ đảm bảo cho việc truy nguyên từng cá nhân, khẳng định tính duy nhất của số định danh cá nhân, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa giải thích.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng vì sao số định danh gồm 12 chữ số là câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng hơn.
Về câu hỏi sẽ loại bỏ được bao nhiêu giấy tờ khi có thẻ căn cước công dân của Chủ nhiệm Trương Thị Mai, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng thẻ căn cước sẽ thay thế một số loại giấy tờ nào đó thôi chứ không phải thay thế hết tất cả các loại giấy tờ của công dân.
Luật tạo điều kiện lợi cho dân song vẫn phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, Phó chủ tịch nhấn mạnh.