Thế giới “sốc nặng” vì Trump trúng Tổng thống
“Có vẻ năm nay sẽ là năm thảm họa kép đối với phương Tây. Hãy thắt chặt đai an toàn nào!”
Các chính phủ từ châu Á tới châu Âu ngày 9/11 thể hiện tâm trạng “sửng sốt và không thể tin được” trước chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, những người theo trường phái dân túy ca ngợi việc Trump đắc cử là một thắng lợi của người dân mất niềm tin vào chính trị truyền thống.
“Hãy thắt chặt đai an toàn nào!”
Theo tin từ Reuters, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen, một đồng minh của Thủ tướng nước này Angela Merkel, miêu tả kết quả cuộc bầu cử Mỹ như một “cú sốc lớn”. Bà der Leyen cũng đặt câu hỏi liệu điều này có đặt dấu chấm hết cho “Pax Americana” - tình trạng hòa bình tương đối do Mỹ lãnh đạo trong quan hệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault tuyên bố sẽ làm việc với Trump nhưng nói rằng tính cách của vị Tổng thống đắc cử của Mỹ “đặt ra những câu hỏi”. Ông Ayrault cũng thừa nhận không dám chắc nhiệm kỳ Tổng thống của Trump sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với các thách thức chính sách đối ngoại chủ chốt - từ chống biến đổi khí hậu, cho tới thỏa thuận hạt nhân của phương Tây với Iran, và cuộc nội chiến ở Syria.
“Có vẻ năm nay sẽ là năm thảm họa kép đối với phương Tây”, cựu Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt viết trên mạng xã hội Twitter, ý nói đến vụ Brexit trong đó cử tri Anh chọn rời bỏ Liên minh Châu Âu (EU) và cuộc bầu cử ở Mỹ. “Hãy thắt chặt đai an toàn nào!”.
Trong khi đó, các đảng cánh hữu dân túy từ Australia đến Pháp tỏ ra vui mừng trước lựa chọn của cử tri Mỹ, xem đây là một đòn giáng vào hệ thống chính trị truyền thống.
“Thế giới của họ đang sụp đổ. Thế giới của chúng ta đang được xây dựng”, Florian Philippot, một nhân vật cấp cao của đảng cánh hữu Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) viết trên Twitter. Ông Jean-Marie Le Pen, nhà sáng lập đảng này và là cha của bà Marine - Chủ tịch đảng, nói: “Hôm nay là nước Mỹ, ngày mai sẽ là nước Pháp!"
Bà Beatrix von Storch, Phó chủ tịch Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD), một đảng chống người nhập cư, nói: “Chiến thắng của Donald Trump là một tín hiệu cho thấy công dân của thế giới phương Tây muốn một sự thay đổi chính sách rõ ràng”.
“Tình huống rất bấp bênh”
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặt câu hỏi về liên minh quân sự NATO, và gợi ý rằng Nhật Bản và Hàn Quốc nên có vũ khí hạt nhân để tự đảm bảo an ninh.
Trump cũng thề sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu mà các cường quốc thế giới nhất trí ở Paris hồi năm ngoái và đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và phương Tây - thỏa thuận trong đó Iran để phương Tây tăng cường giám sát chương trình hạt nhân của nước này, đổi lại được nới trừng phạt.
Tuy nhiên, nhiều chính phủ phương Tây không chắc liệu Trump, một doanh nhân bất động sản kiêm cựu ngôi sao truyền hình thực tế không hề có kinh nghiệm điều hành chính phủ, có thực thi những lời hứa mà ông đưa ra khi tranh cử hay không. Nếu Trump giữ đúng lời hứa, thì trật tự thế giới đã duy trì kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ bị đảo lộn.
“Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không thể hiểu vị Tổng thống Mỹ này sẽ làm gì, khi mà một người có giọng nói đầy giận dữ như ông ấy trở thành người quyền lực nhất thế giới”, ông Norbert Roettgen, một đồng minh của bà Merkel và là người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đức, phát biểu trên đài phát thanh Đức. “Về mặt địa chính trị, chúng ta đang ở trong một tình huống rất bấp bênh”.
Nhà sử học nổi tiếng Simon Schama miêu tả chiến thắng của Trump và việc Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ là một “viễn cảnh thực sự đáng sợ”.
“NATO sẽ chịu sức ép giải tán, Nga sẽ gây chuyện, 20 triệu người sẽ mất bảo hiểm y tế, các chính sách chống biến đổi khí hậu sẽ bị đảo ngược, quy chế giám sát ngân hàng sẽ bị tháo tung. Các bạn có muốn tôi nói tiếp không?”, Schama nói với BBC.
Trong khi đó, những người theo trường phái dân túy ca ngợi việc Trump đắc cử là một thắng lợi của người dân mất niềm tin vào chính trị truyền thống.
“Hãy thắt chặt đai an toàn nào!”
Theo tin từ Reuters, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen, một đồng minh của Thủ tướng nước này Angela Merkel, miêu tả kết quả cuộc bầu cử Mỹ như một “cú sốc lớn”. Bà der Leyen cũng đặt câu hỏi liệu điều này có đặt dấu chấm hết cho “Pax Americana” - tình trạng hòa bình tương đối do Mỹ lãnh đạo trong quan hệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault tuyên bố sẽ làm việc với Trump nhưng nói rằng tính cách của vị Tổng thống đắc cử của Mỹ “đặt ra những câu hỏi”. Ông Ayrault cũng thừa nhận không dám chắc nhiệm kỳ Tổng thống của Trump sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với các thách thức chính sách đối ngoại chủ chốt - từ chống biến đổi khí hậu, cho tới thỏa thuận hạt nhân của phương Tây với Iran, và cuộc nội chiến ở Syria.
“Có vẻ năm nay sẽ là năm thảm họa kép đối với phương Tây”, cựu Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt viết trên mạng xã hội Twitter, ý nói đến vụ Brexit trong đó cử tri Anh chọn rời bỏ Liên minh Châu Âu (EU) và cuộc bầu cử ở Mỹ. “Hãy thắt chặt đai an toàn nào!”.
Trong khi đó, các đảng cánh hữu dân túy từ Australia đến Pháp tỏ ra vui mừng trước lựa chọn của cử tri Mỹ, xem đây là một đòn giáng vào hệ thống chính trị truyền thống.
“Thế giới của họ đang sụp đổ. Thế giới của chúng ta đang được xây dựng”, Florian Philippot, một nhân vật cấp cao của đảng cánh hữu Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) viết trên Twitter. Ông Jean-Marie Le Pen, nhà sáng lập đảng này và là cha của bà Marine - Chủ tịch đảng, nói: “Hôm nay là nước Mỹ, ngày mai sẽ là nước Pháp!"
Bà Beatrix von Storch, Phó chủ tịch Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD), một đảng chống người nhập cư, nói: “Chiến thắng của Donald Trump là một tín hiệu cho thấy công dân của thế giới phương Tây muốn một sự thay đổi chính sách rõ ràng”.
“Tình huống rất bấp bênh”
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặt câu hỏi về liên minh quân sự NATO, và gợi ý rằng Nhật Bản và Hàn Quốc nên có vũ khí hạt nhân để tự đảm bảo an ninh.
Trump cũng thề sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu mà các cường quốc thế giới nhất trí ở Paris hồi năm ngoái và đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và phương Tây - thỏa thuận trong đó Iran để phương Tây tăng cường giám sát chương trình hạt nhân của nước này, đổi lại được nới trừng phạt.
Tuy nhiên, nhiều chính phủ phương Tây không chắc liệu Trump, một doanh nhân bất động sản kiêm cựu ngôi sao truyền hình thực tế không hề có kinh nghiệm điều hành chính phủ, có thực thi những lời hứa mà ông đưa ra khi tranh cử hay không. Nếu Trump giữ đúng lời hứa, thì trật tự thế giới đã duy trì kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ bị đảo lộn.
“Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không thể hiểu vị Tổng thống Mỹ này sẽ làm gì, khi mà một người có giọng nói đầy giận dữ như ông ấy trở thành người quyền lực nhất thế giới”, ông Norbert Roettgen, một đồng minh của bà Merkel và là người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đức, phát biểu trên đài phát thanh Đức. “Về mặt địa chính trị, chúng ta đang ở trong một tình huống rất bấp bênh”.
Nhà sử học nổi tiếng Simon Schama miêu tả chiến thắng của Trump và việc Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ là một “viễn cảnh thực sự đáng sợ”.
“NATO sẽ chịu sức ép giải tán, Nga sẽ gây chuyện, 20 triệu người sẽ mất bảo hiểm y tế, các chính sách chống biến đổi khí hậu sẽ bị đảo ngược, quy chế giám sát ngân hàng sẽ bị tháo tung. Các bạn có muốn tôi nói tiếp không?”, Schama nói với BBC.