Đường vào Nhà Trắng kỳ lạ của Donald Trump
Ban đầu, khi Trump tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, giới quan sát chỉ xem ông là một nhân vật giải trí
Giành chiến thắng đầy bất ngờ trước đối thủ đến từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ trở thành vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Đó là một kết quả được hãng tin Bloomberg đánh giá là “ngược dòng” với các quy luật chính trị, khiến thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn, có thể làm thay đổi các ưu tiên của nước Mỹ và thay đổi căn bản mối quan hệ của Washington với thế giới.
Người “ngoại đạo”
Vị tỷ phú bất động sản kiêm cựu ngôi sao truyền hình thực tế 70 tuổi là một người hoàn toàn “ngoại đạo” trong chính trị. Tuy nhiên, ông đã đánh bại bà Clinton, 69 tuổi, một người dày dạn kinh nghiệm từng có 8 năm là đệ nhất phu nhân Mỹ, một cựu Thượng nghị sỹ, và cũng từng giữ chức Ngoại trưởng của nước này.
Chiến dịch tranh cử Tổng thống của hai ứng cử viên này đã làm lộ ra những chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ. Nhiều người đã hy vọng nước Mỹ sẽ có vị nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử, nhưng điều đó đã không xảy ra. Theo dự kiến, Trump sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017.
Tuy dự báo kết quả của một số hãng thông tấn lớn, gồm hãng tin AP, cho rằng Trump đã vượt số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử, bà Clinton vẫn chưa thừa nhận thất bại. Đại diện của bà nói rằng việc kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành.
Trên thị trường tài chính, các nhà giao dịch hoảng loạn tháo chạy khỏi những cú đặt cược mà họ đưa ra mấy ngày trước, khi các cuộc thăm dò dư luận cho rằng bà Clinton sẽ thắng áp đảo. Các chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Phố Wall giảm 5%, đồng Peso Mexico lao xuống mức thấp chưa từng có, trong khi giá vàng và Yên Nhật tăng vọt.
Không chỉ giành được Nhà Trắng, Đảng Cộng hòa còn được dự báo sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện. Với chiến thắng vang dội này, Đảng Cộng hòa có thể dễ dàng thúc đẩy các chính sách của họ, như bãi bỏ đạo luật y tế Obamacare, siết kiểm soát nhập cư, và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại.
Không chỉ thắng ở các bang có truyền thống ủng hộ Đảng Cộng hòa, Trump còn thắng ở các bang “chiến trường” gồm Florida, North Carolina, Iowa và Ohio. Thậm chí, ông còn thắng cả ở Pennsylvania, bang vốn ủng hộ Đảng Dân chủ suốt từ năm 1992.
“Làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại"
Ban đầu, khi Trump tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, giới quan sát chỉ xem ông là một nhân vật giải trí đang muốn quảng bá thương hiệu bản thân. Để đắc cử, Trump đã vượt qua nhiều khó khăn lớn, gồm sự tụt hậu trong các cuộc thăm dò dư luận, mức độ ủng hộ thấp của dư luận, sự hoài nghi trong nội bộ Đảng Cộng hòa, và một chiến dịch tranh cử bị bủa vây bởi tranh cãi và bê bối.
Luôn biến mình thành trung tâm của cuộc tranh luận, cho dù theo chiều hướng tốt hay xấu, Trump đã thúc đẩy thông điệp của mình rằng ông có thể “make America great again” (“làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại”).
Thông điệp này đã được hưởng ứng khi một bộ phận cử tri Mỹ lo ngại và bất bình với những biến động về kinh tế, văn hóa và xã hội của nước này trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Dân chủ Barack Obama. Những tuyên bố “hùng hồn” của Trump về người nhập cư, Hồi giáo và các nhóm thiểu số cũng giúp ông thu hút được sự ủng hộ của một số bộ phận cử tri.
Việc Trump đưa ra những phát ngôn “tiền hậu bất nhất” hay thiếu cơ sở thực tế có vẻ không khiến những người ủng hộ vị ứng cử viên Cộng hòa quay lưng lại với ông. 8 năm sau ngày bầu ra vị Tổng thống da màu đầu tiên, cử tri Mỹ đã quyết định bỏ qua cơ hội chọn ra vị nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử.
Kinh nghiệm chính trường của bà Clinton dường như không đủ để nhiều cử tri bỏ qua mối lo rằng bà là một người thiếu trung thực. Nỗi lo này dấy cao khi chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố mở một cuộc điều tra e-mail mới nhằm vào bà Clinton.
Lần thứ hai, FBI nói không tìm thấy bằng chứng phạm tội trong việc bà sử dụng hộp thư cá nhân để trao đổi e-mail khi còn làm Ngoại trưởng, nhưng có vẻ những cuộc điều tra này đã ảnh hưởng không nhỏ đến ứng cử viên Dân chủ.
Chiến thắng của ông Trump cũng có thể được xem như một câu trả lời cứng rắn của cử tri đối với Tổng thống Obama, người đã vận động cử tri bỏ phiếu cho bà Clinton.
Cho dù, đối với Trump, việc điều hành nước Mỹ trong tương lai có thể sẽ là một công việc khó khăn, bởi một số thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa không đứng về phía ông.
Đi ngược truyền thống
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã có nhiều hành động đi ngược truyền thống. Ông không đi cùng máy bay với các nhà báo, từ chối cung cấp báo cáo thuế cá nhân - những việc mà các ứng cử viên Tổng thống Mỹ của cả hai đảng đã làm trong suốt nhiều thập kỷ.
Trump đã thắng dù ông bị cho là thể hiện kém hơn đối thủ trong ba cuộc tranh luận trực tiếp. Ông cũng thắng bất chấp những vụ bê bối trước ngày bầu cử: một đoạn băng video từ năm 2005 bị lộ cho thấy ông nói năng khiếm nhã về phụ nữ; tiếp đó một loạt phụ nữ tố ông sàm sỡ họ.
Cho tới tận cuối tháng 10, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy ông sẽ bị bà Clinton nhấn chìm trong cuộc bầu cử.
Sau khi đánh bại một loạt đối thủ cùng đảng trong cuộc bầu cử sơ bộ và nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa trong đại hội toàn quốc của đảng này ở Cleveland vào tháng 7, Trump hứa sẽ đưa luật pháp và trật tự trở lại với nước Mỹ bằng cách tấn công chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Trước đó, ông cũng đã hứa buộc các công ty Mỹ phải chuyển sản xuất về nước để tạo việc làm cho người Mỹ, đàm phán lại các thỏa thuận thương mại để có lợi hơn cho Mỹ, xây tường ngăn người nhập cư trái phép từ Mexico, giảm thuế, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng…
Lập luận chính trong chiến dịch của bà Clinton là ông Trump không phù hợp và không đủ năng lực để làm Tổng thống và tổng tư lệnh. Bà “dọa” rằng Trump có thể đem vũ khí hạt nhân ra để tấn công nếu có bất đồng với một quốc gia nào đó trên thế giới. Bà cũng chỉ trích tính cách bốc đồng của Trump và lên án chuyện Trump đối xử tệ với phụ nữ, người thiểu số, người tàn tật…
Tuy nhiên, Trump đều bác bỏ những cáo buộc này. Ông cho rằng giới truyền thông đã thiên vị Clinton.
Và cuối cùng Trump đã thắng, dù chiến dịch tranh cử của ông tiêu tốn ít tiền và sử dụng ít nhân viên hơn nhiều so với đối thủ.
Trước đây, Trump từng có ý định chạy đua Tổng thống vào các năm 1998 và 2012. Ông sinh ra và lớn lên tại New York, và được thừa hưởng gia sản địa ốc từ người cha vào thập niên 1970. Ông đã phát triển công ty thành Trump Organization với nhiều cao ốc, sân golf, và các tài sản khác. Ông còn sở hữu một thương hiệu cá nhân, được sử dụng cho nhiều tòa nhà, các cuộc thi sắc đẹp, món bít tết, và cả sản phẩm thời trang nam.
Đó là một kết quả được hãng tin Bloomberg đánh giá là “ngược dòng” với các quy luật chính trị, khiến thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn, có thể làm thay đổi các ưu tiên của nước Mỹ và thay đổi căn bản mối quan hệ của Washington với thế giới.
Người “ngoại đạo”
Vị tỷ phú bất động sản kiêm cựu ngôi sao truyền hình thực tế 70 tuổi là một người hoàn toàn “ngoại đạo” trong chính trị. Tuy nhiên, ông đã đánh bại bà Clinton, 69 tuổi, một người dày dạn kinh nghiệm từng có 8 năm là đệ nhất phu nhân Mỹ, một cựu Thượng nghị sỹ, và cũng từng giữ chức Ngoại trưởng của nước này.
Chiến dịch tranh cử Tổng thống của hai ứng cử viên này đã làm lộ ra những chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ. Nhiều người đã hy vọng nước Mỹ sẽ có vị nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử, nhưng điều đó đã không xảy ra. Theo dự kiến, Trump sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017.
Tuy dự báo kết quả của một số hãng thông tấn lớn, gồm hãng tin AP, cho rằng Trump đã vượt số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử, bà Clinton vẫn chưa thừa nhận thất bại. Đại diện của bà nói rằng việc kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành.
Trên thị trường tài chính, các nhà giao dịch hoảng loạn tháo chạy khỏi những cú đặt cược mà họ đưa ra mấy ngày trước, khi các cuộc thăm dò dư luận cho rằng bà Clinton sẽ thắng áp đảo. Các chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Phố Wall giảm 5%, đồng Peso Mexico lao xuống mức thấp chưa từng có, trong khi giá vàng và Yên Nhật tăng vọt.
Không chỉ giành được Nhà Trắng, Đảng Cộng hòa còn được dự báo sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện. Với chiến thắng vang dội này, Đảng Cộng hòa có thể dễ dàng thúc đẩy các chính sách của họ, như bãi bỏ đạo luật y tế Obamacare, siết kiểm soát nhập cư, và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại.
Không chỉ thắng ở các bang có truyền thống ủng hộ Đảng Cộng hòa, Trump còn thắng ở các bang “chiến trường” gồm Florida, North Carolina, Iowa và Ohio. Thậm chí, ông còn thắng cả ở Pennsylvania, bang vốn ủng hộ Đảng Dân chủ suốt từ năm 1992.
“Làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại"
Ban đầu, khi Trump tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, giới quan sát chỉ xem ông là một nhân vật giải trí đang muốn quảng bá thương hiệu bản thân. Để đắc cử, Trump đã vượt qua nhiều khó khăn lớn, gồm sự tụt hậu trong các cuộc thăm dò dư luận, mức độ ủng hộ thấp của dư luận, sự hoài nghi trong nội bộ Đảng Cộng hòa, và một chiến dịch tranh cử bị bủa vây bởi tranh cãi và bê bối.
Luôn biến mình thành trung tâm của cuộc tranh luận, cho dù theo chiều hướng tốt hay xấu, Trump đã thúc đẩy thông điệp của mình rằng ông có thể “make America great again” (“làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại”).
Thông điệp này đã được hưởng ứng khi một bộ phận cử tri Mỹ lo ngại và bất bình với những biến động về kinh tế, văn hóa và xã hội của nước này trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Dân chủ Barack Obama. Những tuyên bố “hùng hồn” của Trump về người nhập cư, Hồi giáo và các nhóm thiểu số cũng giúp ông thu hút được sự ủng hộ của một số bộ phận cử tri.
Việc Trump đưa ra những phát ngôn “tiền hậu bất nhất” hay thiếu cơ sở thực tế có vẻ không khiến những người ủng hộ vị ứng cử viên Cộng hòa quay lưng lại với ông. 8 năm sau ngày bầu ra vị Tổng thống da màu đầu tiên, cử tri Mỹ đã quyết định bỏ qua cơ hội chọn ra vị nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử.
Kinh nghiệm chính trường của bà Clinton dường như không đủ để nhiều cử tri bỏ qua mối lo rằng bà là một người thiếu trung thực. Nỗi lo này dấy cao khi chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố mở một cuộc điều tra e-mail mới nhằm vào bà Clinton.
Lần thứ hai, FBI nói không tìm thấy bằng chứng phạm tội trong việc bà sử dụng hộp thư cá nhân để trao đổi e-mail khi còn làm Ngoại trưởng, nhưng có vẻ những cuộc điều tra này đã ảnh hưởng không nhỏ đến ứng cử viên Dân chủ.
Chiến thắng của ông Trump cũng có thể được xem như một câu trả lời cứng rắn của cử tri đối với Tổng thống Obama, người đã vận động cử tri bỏ phiếu cho bà Clinton.
Cho dù, đối với Trump, việc điều hành nước Mỹ trong tương lai có thể sẽ là một công việc khó khăn, bởi một số thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa không đứng về phía ông.
Đi ngược truyền thống
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã có nhiều hành động đi ngược truyền thống. Ông không đi cùng máy bay với các nhà báo, từ chối cung cấp báo cáo thuế cá nhân - những việc mà các ứng cử viên Tổng thống Mỹ của cả hai đảng đã làm trong suốt nhiều thập kỷ.
Trump đã thắng dù ông bị cho là thể hiện kém hơn đối thủ trong ba cuộc tranh luận trực tiếp. Ông cũng thắng bất chấp những vụ bê bối trước ngày bầu cử: một đoạn băng video từ năm 2005 bị lộ cho thấy ông nói năng khiếm nhã về phụ nữ; tiếp đó một loạt phụ nữ tố ông sàm sỡ họ.
Cho tới tận cuối tháng 10, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy ông sẽ bị bà Clinton nhấn chìm trong cuộc bầu cử.
Sau khi đánh bại một loạt đối thủ cùng đảng trong cuộc bầu cử sơ bộ và nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa trong đại hội toàn quốc của đảng này ở Cleveland vào tháng 7, Trump hứa sẽ đưa luật pháp và trật tự trở lại với nước Mỹ bằng cách tấn công chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Trước đó, ông cũng đã hứa buộc các công ty Mỹ phải chuyển sản xuất về nước để tạo việc làm cho người Mỹ, đàm phán lại các thỏa thuận thương mại để có lợi hơn cho Mỹ, xây tường ngăn người nhập cư trái phép từ Mexico, giảm thuế, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng…
Lập luận chính trong chiến dịch của bà Clinton là ông Trump không phù hợp và không đủ năng lực để làm Tổng thống và tổng tư lệnh. Bà “dọa” rằng Trump có thể đem vũ khí hạt nhân ra để tấn công nếu có bất đồng với một quốc gia nào đó trên thế giới. Bà cũng chỉ trích tính cách bốc đồng của Trump và lên án chuyện Trump đối xử tệ với phụ nữ, người thiểu số, người tàn tật…
Tuy nhiên, Trump đều bác bỏ những cáo buộc này. Ông cho rằng giới truyền thông đã thiên vị Clinton.
Và cuối cùng Trump đã thắng, dù chiến dịch tranh cử của ông tiêu tốn ít tiền và sử dụng ít nhân viên hơn nhiều so với đối thủ.
Trước đây, Trump từng có ý định chạy đua Tổng thống vào các năm 1998 và 2012. Ông sinh ra và lớn lên tại New York, và được thừa hưởng gia sản địa ốc từ người cha vào thập niên 1970. Ông đã phát triển công ty thành Trump Organization với nhiều cao ốc, sân golf, và các tài sản khác. Ông còn sở hữu một thương hiệu cá nhân, được sử dụng cho nhiều tòa nhà, các cuộc thi sắc đẹp, món bít tết, và cả sản phẩm thời trang nam.