“Thế hệ trẻ Việt Nam đang khao khát thần tượng”
Có vị đại biểu Quốc hội cho rằng thế hệ trẻ đang khủng hoảng niềm tin
Hãy nhìn lại mình để làm gương cho thế hệ sau, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền phát biểu tại phiên thảo luận chiều 7/11 của Quốc hội.
Đề nghị này được ông Quyền đưa ra sau khi kể lại câu chuyện ông đến nhà tù, “hỏi 3 cháu thì 2 cháu cho biết là phạm tội giết người”. Đồng ý với nhiều nguyên nhân phát sinh tội phạm, nhất là trong thế hệ trẻ đã được Chính phủ nêu tại báo cáo, song ông Quyền đặc biệt nhấn mạnh là còn một nguyên nhân nữa, đó là khủng hoảng niềm tin, ý thức hệ của thế hệ trẻ.
“Qua đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta thấy người dân Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam đang khao khát niềm tin, khao khát thần tượng như thế nào, và họ đã xếp hàng tôn thờ niềm tin đó. Rõ ràng ở đâu đó đã có sự khủng hoảng niềm tin trong thế hệ trẻ, các thế hệ cha anh hãy nhìn lại mình để làm gương cho thế hệ sau”, ông Quyền phát biểu .
Vị đại biểu này cũng nhận xét, những năm gần đây tình hình vi phạm pháp luật năm sau gia tăng hơn năm trước, nếu không tăng về số lượng thì tăng về mức độ nghiêm trọng.
Ông Quyền cũng không ngần ngại nói thẳng, là ông không đồng tình với một số ý kiến cứ nói đến nguyên nhân phạm tội là đổ cho mặt trái của kinh tế thị trường. Mà theo ông,thì cái đó có nhưng không phải nguyên nhân chủ yếu, mà yếu kém trong quản lý nhà nước làm phát sinh tội phạm mới là vấn đề mấu chốt cần phải quan tâm.
Phó chủ nhiệm Quyền cũng “phê” Chính phủ dù đã được nhắc nhiều lần song năm nào cũng “quên” báo cáo về tình trạng vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Không phải là tất cả, song trong hơn 40 ý kiến phát biểu cả ngày 7/11 cũng không ít vị đại biểu chỉ ra những nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng tội phạm từ việc buông lỏng quản lý.
Nhìn từ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, có sự thiếu trách nhiệm dung túng, bao che. Những vụ lớn bị phanh phui vừa qua không thể nói là không dính dáng đến các chức danh quản lý, kể cả Trung ương và địa phương.
Theo đại biểu Nga, không chỉ có cán bộ môi trường, cán bộ thanh tra, kiểm tra đã thiếu trách nhiệm buông lỏng quản lý mà thậm chí có cả dấu hiệu vì vụ lợi, bảo kê dưới các mức độ hoặc làm ngơ hoặc bao che tiếp tay cho vi phạm, không giải quyết thỏa đáng kiếu nại, tố cáo của người dân.
Trong đó, có vụ đã tố cáo hàng chục năm, ngay cả khi đã được công luận lên tiếng thì quá trình xử lý cũng đã làm cho người dân phản ứng, nghi ngờ về tính công minh, thậm chí nghi ngờ cả việc cơ quan chức năng bao che, biện minh cho vi phạm, cho tẩu tán tang vật.
Nicotex, Hào Dương là hai vụ gần đây nhất đang được đại biểu Quốc hội, công luận nghi vấn nhiều, Chính phủ cần sớm trả lời, bà Nga đề nghị.
Cũng liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nêu một vấn đề khá bức xúc mà các báo cáo liên quan chưa đi sâu làm rõ. Đó là hiện tượng người dân tập trung đông người, thể hiện sự bức xúc của mình với những việc làm không đúng, không minh bạch và hành xử tự phát trước các sai phạm, vi phạm pháp luật cụ thể diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
Những hình ảnh mà theo ông Sơn đã không còn xa lạ, là cả trăm người dân bao vây đập phá bệnh viện, đe dọa nhân viên y tế khi xảy ra việc sản phụ hoặc bệnh nhân tử vong do chưa rõ nguyên nhân. Cả ngàn người đưa quan tài nạn nhân diễu qua các dãy phố đến cơ quan công quyền đòi hỏi làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan. Cả trăm người vây bắt, đánh đập, thậm chí giết cả những người ăn trộm chó. Cả ngàn người dân kéo ra bao vây, phong tỏa hiện trường nơi xảy ra các sai phạm về môi trường, nơi các doanh nghiệp xả thải trái pháp luật, khai thác khoáng sản, chôn cất hóa chất độc hại, gây hủy hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và sức khỏe của người dân.
Nguyên nhân sâu xa của tình hình này, theo đại biểu Sơn, đó là thể hiện sự bất bình, thiếu niềm tin của người dân đối với chính quyền, đối với cơ quan, tổ chức và chính các cá nhân những người của các cơ quan chính quyền trong việc thực hiện công vụ trong việc lắng nghe, giải quyết nguyện vọng, chăm lo sức khỏe của nhân dân.
Có thể nói, hành động đôi khi hết sức bột phát của một bộ phận nhân dân, sau đó là của nhiều người dân chính là do sự dồn nén, tích tụ từ lâu ngày những sự khó chịu, thất vọng, bực bội, bất bình của người dân đối với thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm của những người, của các cơ quan có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, đòi hỏi chính đáng của nhân dân, ông Sơn phân tích.
Đại biểu Sơn cho rằng, để giải quyết tình trạng đông người và người dân tự xử hiện nay, quan trọng nhất là những người đang nhận lương của Nhà nước - như Bác Hồ nói đó là công bộc của dân - thì đặc biệt không được thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm những lo lắng bức xúc, với những quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Đề nghị này được ông Quyền đưa ra sau khi kể lại câu chuyện ông đến nhà tù, “hỏi 3 cháu thì 2 cháu cho biết là phạm tội giết người”. Đồng ý với nhiều nguyên nhân phát sinh tội phạm, nhất là trong thế hệ trẻ đã được Chính phủ nêu tại báo cáo, song ông Quyền đặc biệt nhấn mạnh là còn một nguyên nhân nữa, đó là khủng hoảng niềm tin, ý thức hệ của thế hệ trẻ.
“Qua đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta thấy người dân Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam đang khao khát niềm tin, khao khát thần tượng như thế nào, và họ đã xếp hàng tôn thờ niềm tin đó. Rõ ràng ở đâu đó đã có sự khủng hoảng niềm tin trong thế hệ trẻ, các thế hệ cha anh hãy nhìn lại mình để làm gương cho thế hệ sau”, ông Quyền phát biểu .
Vị đại biểu này cũng nhận xét, những năm gần đây tình hình vi phạm pháp luật năm sau gia tăng hơn năm trước, nếu không tăng về số lượng thì tăng về mức độ nghiêm trọng.
Ông Quyền cũng không ngần ngại nói thẳng, là ông không đồng tình với một số ý kiến cứ nói đến nguyên nhân phạm tội là đổ cho mặt trái của kinh tế thị trường. Mà theo ông,thì cái đó có nhưng không phải nguyên nhân chủ yếu, mà yếu kém trong quản lý nhà nước làm phát sinh tội phạm mới là vấn đề mấu chốt cần phải quan tâm.
Phó chủ nhiệm Quyền cũng “phê” Chính phủ dù đã được nhắc nhiều lần song năm nào cũng “quên” báo cáo về tình trạng vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Không phải là tất cả, song trong hơn 40 ý kiến phát biểu cả ngày 7/11 cũng không ít vị đại biểu chỉ ra những nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng tội phạm từ việc buông lỏng quản lý.
Nhìn từ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, có sự thiếu trách nhiệm dung túng, bao che. Những vụ lớn bị phanh phui vừa qua không thể nói là không dính dáng đến các chức danh quản lý, kể cả Trung ương và địa phương.
Theo đại biểu Nga, không chỉ có cán bộ môi trường, cán bộ thanh tra, kiểm tra đã thiếu trách nhiệm buông lỏng quản lý mà thậm chí có cả dấu hiệu vì vụ lợi, bảo kê dưới các mức độ hoặc làm ngơ hoặc bao che tiếp tay cho vi phạm, không giải quyết thỏa đáng kiếu nại, tố cáo của người dân.
Trong đó, có vụ đã tố cáo hàng chục năm, ngay cả khi đã được công luận lên tiếng thì quá trình xử lý cũng đã làm cho người dân phản ứng, nghi ngờ về tính công minh, thậm chí nghi ngờ cả việc cơ quan chức năng bao che, biện minh cho vi phạm, cho tẩu tán tang vật.
Nicotex, Hào Dương là hai vụ gần đây nhất đang được đại biểu Quốc hội, công luận nghi vấn nhiều, Chính phủ cần sớm trả lời, bà Nga đề nghị.
Cũng liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nêu một vấn đề khá bức xúc mà các báo cáo liên quan chưa đi sâu làm rõ. Đó là hiện tượng người dân tập trung đông người, thể hiện sự bức xúc của mình với những việc làm không đúng, không minh bạch và hành xử tự phát trước các sai phạm, vi phạm pháp luật cụ thể diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
Những hình ảnh mà theo ông Sơn đã không còn xa lạ, là cả trăm người dân bao vây đập phá bệnh viện, đe dọa nhân viên y tế khi xảy ra việc sản phụ hoặc bệnh nhân tử vong do chưa rõ nguyên nhân. Cả ngàn người đưa quan tài nạn nhân diễu qua các dãy phố đến cơ quan công quyền đòi hỏi làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan. Cả trăm người vây bắt, đánh đập, thậm chí giết cả những người ăn trộm chó. Cả ngàn người dân kéo ra bao vây, phong tỏa hiện trường nơi xảy ra các sai phạm về môi trường, nơi các doanh nghiệp xả thải trái pháp luật, khai thác khoáng sản, chôn cất hóa chất độc hại, gây hủy hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và sức khỏe của người dân.
Nguyên nhân sâu xa của tình hình này, theo đại biểu Sơn, đó là thể hiện sự bất bình, thiếu niềm tin của người dân đối với chính quyền, đối với cơ quan, tổ chức và chính các cá nhân những người của các cơ quan chính quyền trong việc thực hiện công vụ trong việc lắng nghe, giải quyết nguyện vọng, chăm lo sức khỏe của nhân dân.
Có thể nói, hành động đôi khi hết sức bột phát của một bộ phận nhân dân, sau đó là của nhiều người dân chính là do sự dồn nén, tích tụ từ lâu ngày những sự khó chịu, thất vọng, bực bội, bất bình của người dân đối với thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm của những người, của các cơ quan có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, đòi hỏi chính đáng của nhân dân, ông Sơn phân tích.
Đại biểu Sơn cho rằng, để giải quyết tình trạng đông người và người dân tự xử hiện nay, quan trọng nhất là những người đang nhận lương của Nhà nước - như Bác Hồ nói đó là công bộc của dân - thì đặc biệt không được thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm những lo lắng bức xúc, với những quyền lợi chính đáng của nhân dân.