Thế “tam nan” của chính sách tài chính
Các nhà hoạch định chính sách tài chính thường nhắm tới ba mục tiêu chính, nhưng sẽ không thể nào đạt được cả ba mục tiêu đó
Giữa lúc kinh tế thế giới chật vật phục hồi khỏi khủng hoảng và suy thoái, trật tự tài chính quốc tế ngày càng được chú ý. Trong đó, các vấn đề về tiền tệ và tỷ giá giành được sự quan tâm lớn hơn cả.
Trong bài viết đăng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học N. Gregory Mankiw thuộc Đại học Havard, Mỹ, đã đưa ra ba mục tiêu liên quan tới nền tài chính quốc tế mà theo ông, không một quốc gia nào có thể đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu đó. Giáo sư Mankiw đã gọi tình thế này là “trilema”, tạm dịch là “tam nan”.
Nhiều học giả và các chính trị gia, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp hơn giá trị thực và cản trở sự phục hồi của kinh tế thế giới. Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu đồng Euro có phải là một thử nghiệm thất bại và liệu các nước châu Âu có khá hơn nếu họ vẫn sử dụng đồng tiền riêng như trước kia.
Giáo sư Mankiw cho rằng, khi đề cập tới những vấn đề này, điểm khởi phát là những gì mà giới chuyên gia kinh tế gọi là thế “tam nan” nền tảng của tài chính quốc tế. Theo từ điển tiếng Anh của Oxford, “tam nan” là từ miêu tả tình huống trong đó một người phải đối diện cùng lúc với 3 lựa chọn, nhưng lựa chọn nào cũng đi kèm với những vấn đề không thể tránh khỏi.
Vậy “tam nan” của tài chính quốc tế là gì? Theo giáo sư Mankiw, điều này xuất phát từ sự thật là, tại hầu hết các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách kinh tế đều muốn đạt được ba mục tiêu dưới đây:
Mục tiêu thứ nhất là mở cửa nền kinh tế trước những dòng vốn ngoại. Sự lưu động của các dòng vốn cho phép công dân của một nước đa dạng hóa tài sản của họ bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Điều đó cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đem nguồn lực và kinh nghiệm của họ tới một quốc gia khác.
Mục tiêu thứ hai là sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để ổn định nền kinh tế. Ngân hàng trung ương khi đó có thể tăng cung tiền và giảm lãi suất một khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, và ngược lại, giảm tăng trưởng cung tiền và tăng lãi suất khi kinh tế tăng trưởng nóng.
Và mục tiêu thứ ba là duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái biến động, nhất là khi do tác động của giới đầu cơ, có thể sẽ dẫn tới hàng loạt những bất ổn kinh tế trên diện rộng. Thêm vào đó, tỷ giá ổn định sẽ giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và lên kế hoạch cho tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các quốc gia không thể cùng lúc đạt được cả ba mục tiêu. Nếu các nhà hoạch định chính sách chọn hai mục tiêu đầu tiên, thì logic của kinh tế học buộc họ phải từ bỏ mục tiêu thứ ba.
Ở Mỹ, Chính phủ nước này đã lựa chọn hai mục tiêu đầu tiên. Bất kỳ người Mỹ nào cũng có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài, bằng cách đơn giản là góp vốn vào một quỹ tương hỗ quốc tế. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng tự do trong việc mua cổ phiếu và chứng khoán trên các sàn giao dịch của Mỹ. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ nhằm nỗ lực duy trì việc làm và ổn định giá cả. Tuy nhiên, kết quả của quyết định này là sự biến động của tỷ giá USD trên thị trường ngoại hối.
Trung Quốc có một cách lựa chọn khác. Ngân hàng Trung ương nước này thiết lập chính sách tiền tệ và duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Trung Quốc phải kiểm soát các dòng vốn quốc tế, bao gồm cả việc công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Nếu không có những quy định về kiểm soát dòng vốn, tiền có thể tự do chảy ra chảy vào Trung Quốc, buộc lãi suất ở nước này phải phù hợp với mức lãi suất do các ngân hàng trung ương khác thiết lập.
Phần lớn các nước châu Âu lại có cách lựa chọn khác cả Mỹ và Trung Quốc. Bằng cách sử dụng đồng Euro để thay thế các đồng tiền Franc Pháp, Mark Đức, Lira Italia, Drachma Hy Lạp…, những quốc gia này đã xóa bỏ được sự biến động tỷ giá giữa các đồng tiền nội khối. Ngoài ra, các dòng vốn cũng tự do di chuyển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cái giá của sự lựa chọn này là sự độc lập trong chính sách tiền tệ quốc gia đã không còn.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là cơ quan thiết lập lãi suất cho toàn bộ khối Eurozone. Tuy nhiên, nếu tình hình ở một quốc gia, chẳng hạn như Hy Lạp, không giống như ở các nước khác, thì quốc gia đó cũng không có cơ hội để thực thi một chính tiền tệ riêng nhằm giải quyết những vấn đề trong nước.
Vậy đâu là cách tốt nhất để giải quyết tình huống “tam nan” này? Nhiều nhà kinh tế học của Mỹ lập luận rằng, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi trong đó tỷ giá do các lực lượng thị trường quyết định như của Mỹ là giải pháp phù hợp nhất. Các lập luận này là cơ sở cho những chỉ trích nhằm vào chính sách tỷ giá của Trung Quốc, đồng thời cũng đã dẫn tới sự hồ nghi khi châu Âu bắt đầu xây dựng đồng tiền chung vào đầu thập niên 1990. Ngày nay, những người từng hoài nghi vào đồng Euro càng cảm thấy là họ đúng khi khủng hoảng nợ công nổ ra ở Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo giáo sư Mankiw, các chuyên gia kinh tế cần thận trọng khi đề cập tới chính sách tỷ giá, vì không dễ khẳng định như thế nào là tốt nhất đối với chính sách này. Trên thực tế, việc nước Mỹ theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi không phải đã có một lịch sử lâu dài. Từ Thế chiến thứ 2 tới đầu thập niên 1970, Mỹ đã tham gia vào hệ thống Bretton Woods trong đó tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chủ chốt là cố định.
Hơn nữa, vào năm 1998, khi châu Á lâm vào khủng hoảng tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khi đó là Robert E. Rubin đã ca ngợi chính sách tỷ giá của Trung Quốc là “ốc đảo bình yên” trong một thế giới biến động.
Thậm chí sự thử nghiệm đồng Euro cũng một phần dựa trên mô hình Mỹ. Việc tất cả 50 tiểu bang trong liên bang Mỹ đều sử dụng đồng USD là có lợi cho người dân nước này. Người châu Âu cũng đã hứng khởi khi được hưởng sự tiện lợi như vậy.
Nhưng châu Âu không giống như nước Mỹ - quốc gia có một chính phủ trung ương có khả năng tái phân bổ các nguồn lực giữa các vùng trong trường hợp cần thiết. Quan trọng hơn, ngôn ngữ và di sản văn hóa chung của nước Mỹ cho phép lao động có thể tự do di chuyển giữa các vùng miền, trong khi điều này khó thực hiện ở châu Âu.
Giáo sư Mankiw kết luận, rõ ràng hệ thống tài chính thế giới đang đem tới cho các nhà hoạch định chính sách những sự đánh đổi không dễ dàng. Ông cho rằng, nước Mỹ không nên có thái độ cứng nhắc khi các quốc gia khác phải đối mặt với thế “tam nan” có lựa chọn khác biệt với lựa chọn của nước Mỹ. Trong vấn đề chính sách kinh tế cũng như nhiều vấn đề khác, sự bất đồng ý kiến giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi.
Trong bài viết đăng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học N. Gregory Mankiw thuộc Đại học Havard, Mỹ, đã đưa ra ba mục tiêu liên quan tới nền tài chính quốc tế mà theo ông, không một quốc gia nào có thể đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu đó. Giáo sư Mankiw đã gọi tình thế này là “trilema”, tạm dịch là “tam nan”.
Nhiều học giả và các chính trị gia, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp hơn giá trị thực và cản trở sự phục hồi của kinh tế thế giới. Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu đồng Euro có phải là một thử nghiệm thất bại và liệu các nước châu Âu có khá hơn nếu họ vẫn sử dụng đồng tiền riêng như trước kia.
Giáo sư Mankiw cho rằng, khi đề cập tới những vấn đề này, điểm khởi phát là những gì mà giới chuyên gia kinh tế gọi là thế “tam nan” nền tảng của tài chính quốc tế. Theo từ điển tiếng Anh của Oxford, “tam nan” là từ miêu tả tình huống trong đó một người phải đối diện cùng lúc với 3 lựa chọn, nhưng lựa chọn nào cũng đi kèm với những vấn đề không thể tránh khỏi.
Vậy “tam nan” của tài chính quốc tế là gì? Theo giáo sư Mankiw, điều này xuất phát từ sự thật là, tại hầu hết các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách kinh tế đều muốn đạt được ba mục tiêu dưới đây:
Mục tiêu thứ nhất là mở cửa nền kinh tế trước những dòng vốn ngoại. Sự lưu động của các dòng vốn cho phép công dân của một nước đa dạng hóa tài sản của họ bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Điều đó cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đem nguồn lực và kinh nghiệm của họ tới một quốc gia khác.
Mục tiêu thứ hai là sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để ổn định nền kinh tế. Ngân hàng trung ương khi đó có thể tăng cung tiền và giảm lãi suất một khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, và ngược lại, giảm tăng trưởng cung tiền và tăng lãi suất khi kinh tế tăng trưởng nóng.
Và mục tiêu thứ ba là duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái biến động, nhất là khi do tác động của giới đầu cơ, có thể sẽ dẫn tới hàng loạt những bất ổn kinh tế trên diện rộng. Thêm vào đó, tỷ giá ổn định sẽ giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và lên kế hoạch cho tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các quốc gia không thể cùng lúc đạt được cả ba mục tiêu. Nếu các nhà hoạch định chính sách chọn hai mục tiêu đầu tiên, thì logic của kinh tế học buộc họ phải từ bỏ mục tiêu thứ ba.
Ở Mỹ, Chính phủ nước này đã lựa chọn hai mục tiêu đầu tiên. Bất kỳ người Mỹ nào cũng có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài, bằng cách đơn giản là góp vốn vào một quỹ tương hỗ quốc tế. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng tự do trong việc mua cổ phiếu và chứng khoán trên các sàn giao dịch của Mỹ. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ nhằm nỗ lực duy trì việc làm và ổn định giá cả. Tuy nhiên, kết quả của quyết định này là sự biến động của tỷ giá USD trên thị trường ngoại hối.
Trung Quốc có một cách lựa chọn khác. Ngân hàng Trung ương nước này thiết lập chính sách tiền tệ và duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Trung Quốc phải kiểm soát các dòng vốn quốc tế, bao gồm cả việc công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Nếu không có những quy định về kiểm soát dòng vốn, tiền có thể tự do chảy ra chảy vào Trung Quốc, buộc lãi suất ở nước này phải phù hợp với mức lãi suất do các ngân hàng trung ương khác thiết lập.
Phần lớn các nước châu Âu lại có cách lựa chọn khác cả Mỹ và Trung Quốc. Bằng cách sử dụng đồng Euro để thay thế các đồng tiền Franc Pháp, Mark Đức, Lira Italia, Drachma Hy Lạp…, những quốc gia này đã xóa bỏ được sự biến động tỷ giá giữa các đồng tiền nội khối. Ngoài ra, các dòng vốn cũng tự do di chuyển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cái giá của sự lựa chọn này là sự độc lập trong chính sách tiền tệ quốc gia đã không còn.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là cơ quan thiết lập lãi suất cho toàn bộ khối Eurozone. Tuy nhiên, nếu tình hình ở một quốc gia, chẳng hạn như Hy Lạp, không giống như ở các nước khác, thì quốc gia đó cũng không có cơ hội để thực thi một chính tiền tệ riêng nhằm giải quyết những vấn đề trong nước.
Vậy đâu là cách tốt nhất để giải quyết tình huống “tam nan” này? Nhiều nhà kinh tế học của Mỹ lập luận rằng, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi trong đó tỷ giá do các lực lượng thị trường quyết định như của Mỹ là giải pháp phù hợp nhất. Các lập luận này là cơ sở cho những chỉ trích nhằm vào chính sách tỷ giá của Trung Quốc, đồng thời cũng đã dẫn tới sự hồ nghi khi châu Âu bắt đầu xây dựng đồng tiền chung vào đầu thập niên 1990. Ngày nay, những người từng hoài nghi vào đồng Euro càng cảm thấy là họ đúng khi khủng hoảng nợ công nổ ra ở Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo giáo sư Mankiw, các chuyên gia kinh tế cần thận trọng khi đề cập tới chính sách tỷ giá, vì không dễ khẳng định như thế nào là tốt nhất đối với chính sách này. Trên thực tế, việc nước Mỹ theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi không phải đã có một lịch sử lâu dài. Từ Thế chiến thứ 2 tới đầu thập niên 1970, Mỹ đã tham gia vào hệ thống Bretton Woods trong đó tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chủ chốt là cố định.
Hơn nữa, vào năm 1998, khi châu Á lâm vào khủng hoảng tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khi đó là Robert E. Rubin đã ca ngợi chính sách tỷ giá của Trung Quốc là “ốc đảo bình yên” trong một thế giới biến động.
Thậm chí sự thử nghiệm đồng Euro cũng một phần dựa trên mô hình Mỹ. Việc tất cả 50 tiểu bang trong liên bang Mỹ đều sử dụng đồng USD là có lợi cho người dân nước này. Người châu Âu cũng đã hứng khởi khi được hưởng sự tiện lợi như vậy.
Nhưng châu Âu không giống như nước Mỹ - quốc gia có một chính phủ trung ương có khả năng tái phân bổ các nguồn lực giữa các vùng trong trường hợp cần thiết. Quan trọng hơn, ngôn ngữ và di sản văn hóa chung của nước Mỹ cho phép lao động có thể tự do di chuyển giữa các vùng miền, trong khi điều này khó thực hiện ở châu Âu.
Giáo sư Mankiw kết luận, rõ ràng hệ thống tài chính thế giới đang đem tới cho các nhà hoạch định chính sách những sự đánh đổi không dễ dàng. Ông cho rằng, nước Mỹ không nên có thái độ cứng nhắc khi các quốc gia khác phải đối mặt với thế “tam nan” có lựa chọn khác biệt với lựa chọn của nước Mỹ. Trong vấn đề chính sách kinh tế cũng như nhiều vấn đề khác, sự bất đồng ý kiến giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi.