Thêm một dòng tiền cho các ngân hàng thương mại?
Bên cạnh nguồn VND bỏ ra mua ngoại tệ, một dòng vốn khác đã chảy về các ngân hàng - theo tính toán của một tổ chức đầu tư
Bên cạnh nguồn VND bỏ ra mua ngoại tệ, một dòng vốn khác đã chảy về các ngân hàng thương mại - theo tính toán của một tổ chức đầu tư.
Báo cáo tuần giao dịch từ 16/5 - 24/5/2011 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) vừa công bố lại đưa ra thông tin đáng chú ý về một dòng vốn mới hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.
“Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ đưa ra một bằng chứng về sự hiện diện của dòng tiền đổ vào các ngân hàng thương mại thời gian gần đây đến từ việc đáo hạn của trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh”, TLS đặt vấn đề.
Tính toán mà công ty này đưa ra là lượng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đáo hạn trừ đi lượng phát hành trong 4 tháng đầu năm 2011 được lần lượt là -12.000, -25.000, 11.000 và 2.000 tỷ đồng. Như vậy, hai tháng gần đây các ngân hàng thương mại đã thu về được khoảng 13.000 tỷ đồng từ nguồn này.
Lượng tiền trong hệ thống dồi dào hơn, trong khi các ngân hàng thương mại khó đẩy mạnh cho vay ra ngoài nên dùng tiền đó hoặc để mua trái phiếu Chính phủ hoặc để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Phương án mua trái phiếu Chính phủ trong điều kiện lạm phát cao và thắt chặt không khả thi do vậy cho vay liên ngân hàng sẽ có thể được ưu tiên hơn.
Cùng với nguồn vốn ước tính khoảng 20.600 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước đưa ra để mua ngoại tệ từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua, dòng chảy trên là một yếu tố góp phần hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Đây cũng là một cơ sở để nhiều tổ chức đầu tư những ngày gần đây cùng đưa ra nhận định: thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đang rất dồi dào. Thực tế, lãi suất trên thị trường này cũng liên tục giảm mạnh. Mức lãi suất qua đêm thấp nhất ghi nhận chỉ có 11%/năm.
Cũng ở bản tin trên, TLS cho rằng không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thanh khoản qua các kênh tái cấp vốn hoặc SWAP.
“Nếu thanh khoản đến chủ yếu do hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, rất có thế sắp tới sẽ có những chính sách thắt chặt mạnh mẽ hơn nữa. Thanh khoản ngân hàng tốt hơn nhưng lãi suất thị trường vẫn chưa thể giảm do các ngân hàng thương mại phải hạn chế cung tín dụng ra ngoài khi CPI tháng 5 mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là 2,21%”, TLS bình luận.
Báo cáo tuần giao dịch từ 16/5 - 24/5/2011 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) vừa công bố lại đưa ra thông tin đáng chú ý về một dòng vốn mới hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.
“Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ đưa ra một bằng chứng về sự hiện diện của dòng tiền đổ vào các ngân hàng thương mại thời gian gần đây đến từ việc đáo hạn của trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh”, TLS đặt vấn đề.
Tính toán mà công ty này đưa ra là lượng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đáo hạn trừ đi lượng phát hành trong 4 tháng đầu năm 2011 được lần lượt là -12.000, -25.000, 11.000 và 2.000 tỷ đồng. Như vậy, hai tháng gần đây các ngân hàng thương mại đã thu về được khoảng 13.000 tỷ đồng từ nguồn này.
Lượng tiền trong hệ thống dồi dào hơn, trong khi các ngân hàng thương mại khó đẩy mạnh cho vay ra ngoài nên dùng tiền đó hoặc để mua trái phiếu Chính phủ hoặc để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Phương án mua trái phiếu Chính phủ trong điều kiện lạm phát cao và thắt chặt không khả thi do vậy cho vay liên ngân hàng sẽ có thể được ưu tiên hơn.
Cùng với nguồn vốn ước tính khoảng 20.600 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước đưa ra để mua ngoại tệ từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua, dòng chảy trên là một yếu tố góp phần hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Đây cũng là một cơ sở để nhiều tổ chức đầu tư những ngày gần đây cùng đưa ra nhận định: thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đang rất dồi dào. Thực tế, lãi suất trên thị trường này cũng liên tục giảm mạnh. Mức lãi suất qua đêm thấp nhất ghi nhận chỉ có 11%/năm.
Cũng ở bản tin trên, TLS cho rằng không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thanh khoản qua các kênh tái cấp vốn hoặc SWAP.
“Nếu thanh khoản đến chủ yếu do hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, rất có thế sắp tới sẽ có những chính sách thắt chặt mạnh mẽ hơn nữa. Thanh khoản ngân hàng tốt hơn nhưng lãi suất thị trường vẫn chưa thể giảm do các ngân hàng thương mại phải hạn chế cung tín dụng ra ngoài khi CPI tháng 5 mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là 2,21%”, TLS bình luận.